Home
Shop

Cách chọn mua màn hình cho PC hoặc Laptop đẹp và phù hợp nhu cầu

Việc chọn màn hình máy tính rất quan trọng bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và quá trình sử dụng máy tính của bạn. Cùng Itsystems tìm hiểu cách chọn mua màn hình máy tính tốt, bền đẹp và phù hợp nhu cầu nhé!

Nội dung chính

Chọn kích cỡ màn hình

Màn hình có kích cỡ phù hợp là khi chúng có thể đặt vừa vặn trên bàn làm việc của bạn mà vẫn có khả năng cung cấp góc nhìn rộng và lượng thông tin được hiển thị rõ ràng, chi tiết. Tùy vào từng đối tượng và nhu cầu làm việc khác nhau sẽ có các kích thước màn hình phù hợp, cụ thể như:

Nhu cầu đồ họa

Những nhà thiết kế đồ họa, 3D chuyên nghiệp thường ưa thích các loại màn hình tầm 30 – 50 inch để mang đến hiệu quả công việc cao nhất. Tuy nhiên mức giá của các sản phẩm này thường là rất đắt.

màn hình

Nhu cầu lập trình

Tương tự như các nhà thiết kế đồ họa, các lập trình viên thường lựa chọn máy tính có kích thước khoảng 20 – 30 inch trở lên. Trong quá trình sử dụng bạn có thể chia ra thành nhiều màn hình nhỏ để phục vụ công việc, tất nhiên các sản phẩm này thường “đắt” đỏ hơn.

m2

Nhu cầu chơi game

Nếu bạn sử dụng máy tính với nhu cầu giải trí cao như chơi game thì kích thước phù hợp cũng như bảo vệ cho mắt rơi vào khoảng 22 – 27 inch. Đây cũng là kích cỡ phổ biến mà những quán net hiện nay thường sử dụng

m3

Nhu cầu sử dụng thông thường

Đối với các đối tượng như dân văn phòng, sinh viên có nhu cầu làm việc hay hay mục đích giải trí, xem phim, nghe nhạc cơ bản thì màn hình có kích thước 14 – 21 inch sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất, vừa đem lại trải nghiệm tối ưu vừa tiết kiệm chi phí.

Độ phân giải và loại màn hình

Một khía cạnh khác của màn hình máy tính mà bạn cần phải chú ý tới đó là độ phân giải – số pixel trong mỗi chiều có thể được hiển thị. Độ phân giải màn hình là một thông số rất quan trọng đối với màn hình, độ phân giải cao và phù hợp sẽ đem lại hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn. Hiện nay, có các loại độ phân giải phổ biến sau đây:

  • 1080p: Đây là lựa chọn lý tưởng cho màn hình 21 – 24 inch, nếu to hơn thì có khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng rỗ ảnh. Những màn hình 1080p ở kích thước 21 – 24 inch cung cấp chất lượng hình ảnh tương đối tốt và quan trọng là giá bán đang rất hợp lý. 
  • 1440p: Là độ phân giải được đề xuất cho các game thủ, vì nó mang lại sự cải thiện rõ rệt về chất lượng hình ảnh so với 1080p nhất là trên những màn hình kích thước lớn, trong khi không quá kén card đồ họa. 
  • 4K: 4K cho độ chi tiết tốt hơn nhiều so với 1080p và được cải thiện, nâng cấp đáng kể trong những năm trở lại đây, với 3,840 x 2.160 pixel. Tuy nhiên, để sử dụng được những màn hình ở độ phân giải này một cách mượt mà, các game thủ cũng sẽ cần một card đồ họa mạnh mẽ cùng hệ thống phần cứng tương thích. 
  • 5K: Độ phân giải này đã trở thành tiêu điểm khi được Apple ra mắt trên iMac. Sau đó, Dell LIN UP2715K cũng áp dụng vào sản phẩm của họ.

Cách kiểm độ phân giải màn hình

Với Windows

Nhấp phải vào màn hình của bạn > Display Settings > Scale and layout trong mục Display. tại đây bạn sẽ thấy độ phân giải màn hình đang được hiển thị và có thể thay đổi nếu muốn.

Với MacOS

Nhấp vào trình đơn Apple > System Preferences > Displays > Scaled (Thu phóng) kiểm tra và thay đổi độ phân giải hiện tại nếu muốn.

Hình dạng màn hình

Màn hình cong

Màn hình cong này hiển thị bao quanh góc nhìn thực tế của bạn, từ đó sẽ cho phép nhiều nội dung được thấy hơn so với màn hình phẳng nhất là trong quá trình chơi game.

Thêm vào đó các màn hình cong này sẽ cho hình ảnh sắc nét và sáng đẹp hơn, tạo chiều sâu hình ảnh, tăng đáng kể độ tương phản và giảm đáng kể các ánh sáng chói lóa.

 Màn hình phẳng

Màn hình phẳng là loại màn hình truyền thống và sử dụng phổ biến trên hầu hết các loại thiết bị từ điện thoại, laptop, tivi và mang lại trải nghiệm không thua kém nhiều so với màn hình cong. 

Bên cạnh đó, màn hình phẳng còn ghi điểm bởi giá thành tương đối rẻ và dễ lắp đặt hơn.

 

Các thông số cần quan tâm khi mua màn hình

Tỉ lệ khung hình

Tỷ lệ khung hình tiêu chuẩn đối với màn hình máy tính ngày nay là 16: 9, 4:3. Đa số các ứng dụng hiện nay đều được thiết kế để hỗ trợ tỉ lệ này, và đặc biệt phù hợp với phim phim ảnh hoặc chơi trò chơi. 

Cũng có một vài biến thể với tỷ lệ khung hình là 21: 9 hay 16:10 cung cấp không gian mở rộng hơn theo chiều dọc, nhằm hỗ trợ cho việc xem nhiều tài liệu hoặc hình ảnh.

m4

Hỗ trợ HDR

Đây là một tính năng bổ sung mới được áp dụng lên màn hình PC và có thể có tác động mạnh mẽ đến chất lượng hiển thị hình ảnh. HDR có nhiệm vụ làm cho hình ảnh của bạn trông đẹp hơn, trông giống như những gì mắt bạn thấy.

Thời gian phản hồi

Thời gian phản hồi (Response time) cho biết màn hình hiển thị các chuyển đổi về hình ảnh nhanh như thế nào. Thời gian phản hồi được đo bằng mili giây (ms).

Độ tương phản

Tỷ lệ tương phản là tỉ số giữa độ sáng “trắng” và “đen” tối nhất có thể được tạo ra trên màn hình. Nếu một màn hình có độ tương phản cao, bạn sẽ hình ảnh sắc nét hơn.

Tốc độ làm mới

Trong khi hầu hết các màn hình thông thường đều hỗ trợ tốc độ làm mới lên đến 60Hz và góp phần hỗ trợ tốc độ khung hình trên giây cao hơn khi bạn chơi game, giúp tạo ra sự khác biệt lớn trong trải nghiệm các tựa game có nhịp độ cao, tiết tấu nhanh.

Độ sáng

Màn hình cao cấp ngày nay có độ sáng nằm trong khoảng từ 300 – 350 cd/m2. Độ sáng cao sẽ rất hữu ích nếu bạn phải làm việc trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc bên cạnh cửa sổ. 

Góc nhìn

Nếu bạn muốn xem các chương trình trên máy tính của mình với nhiều người ở nhiều góc độ khác nhau, hãy cân nhắc chọn sản phẩm cho góc nhìn lớn hơn để mọi người ngồi ở hai bên có thể nhìn thấy hình ảnh một cách dễ dàng và trung thực hơn.

Màu sắc

Màu sắc trên màn hình cũng là một yếu tố quan trọng với người dùng trong quá trình làm việc hoặc giải trí, đặc biệt với người làm công việc thiết kế đồ họa. Do đó, một chiếc màn hình máy tính với màu sắc chuẩn xác sẽ đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn.

Khả năng chống chói

Màn hình có 2 loại là màn hình gương và chống chói (hay gọi là anti glare). Để làm việc ở văn phòng, bạn nên lựa màn hình chống chói vì ánh sáng ở công sở thường rất mạnh, nếu bạn làm việc gần cửa sổ thì càng cần tính năng này hơn. 

Nếu dùng màn hình gương thì độ tương phản cao hơn, ảnh trong hơn một chút nhưng gặp đèn chiếu vào là bị phản chiếu rất khó thấy, gần như không làm việc được và dễ bị nhức đầu.

Tấm nền

Loại tấm nền được sử dụng cho một màn hình có thể có tác động rất lớn đến giao diện và cách thức hoạt động của màn hình đó. Cụ thể:

  • TN: Là loại tấm nền phổ biến nhất, cung cấp chất lượng hình ảnh khá tốt cùng với thời gian phản hồi ấn tượng khiến chúng trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho các game thủ. Tuy nhiên, màu sắc trên tấm nền này có vẻ trông hơi nhạt nhòa và góc nhìn không được ổn cho lắm.
  • VA: Các tấm nền VA (MVA hoặc PVA), cho chất lượng hiển thị màu sắc tốt hơn và góc nhìn tốt hơn một chút so với tấm nền TN, nhưng lại có thể gặp phải hiện tượng bóng mờ và thời gian phản hồi không được tốt.
  • IPS: IPS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh In-plane Switching, là một công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD. Chúng có khả năng hiển thị màu sắc phong phú hơn nhiều và góc nhìn rất tốt, có thể nói là từng mọi góc độ. Tuy nhiên, nhược điểm của tấm nền IPS là chúng không có thời gian phản hồi nhanh như TN.
m5

Cổng kết nối

VGA và DVI là hai cổng tín hiệu tiêu chuẩn đã được sử dụng trong nhiều năm qua, ngày nay màn hình mới thường được trang bị các kết nối HDMI, DisplayPort và USB-C ưu việt hơn và cũng cho khả năng đồng bộ giữa các thiết bị tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Tin tức IT nhé.

Bình chọn

Chuẩn BIOS UEFI, Legacy là gì? Sự khác nhau giữa UEFI, Legacy

Các bạn đã được biết đến UEFI, Legacy BIOS nhưng các khái niệm đó với bạn vẫn rất mơ hồ, bạn vẫn chưa hiểu chính xác thế nào là UEFI và thế nào là Legacy? Sự khác nhau giữa UEFI, Legacy BIOS là gì? Nên sử dụng UEFI hay Legacy BIOS? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về UEFI và Legacy BIOS.

BIOS

Bài viết dưới đây sẽ trình bày khái niệm chuẩn UEFI, Legacy, sự khác nhau giữa UEFI, Legacy BIOS và các cách để kiểm tra máy tính của bạn sử dụng UEFI hay Legacy BIOS.

Khái niệm chuẩn BIOS UEFI và Legacy

Legacy BIOS và UEFI đều là hai giao diện phần mềm kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính, giữ cho máy tính hoạt động bình thường, đóng vai trò như một thông dịch viên giữa hệ điều hành và phần mềm máy tính khi máy khởi động.Khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ khởi tạo các thành phần phần cứng và khởi tạo hệ điều được lưu trữ trên ổ cứng sau đó máy tính sẽ được khởi động.

Legacy BIOS thường được gọi là BIOS (Basic Input Output system) truyền thống, ra đời vào năm 1975 là một phần mềm được lưu trữ trên một chip trên bo mạch chủ của máy tính và về cơ bản nó là một tập hợp các hướng dẫn chạy các thiết bị để khởi động hệ điều hành máy tính.Khi bật máy tính, các hoạt động của Legacy được bắt đầu, nó giúp kiểm tra bộ nhớ RAM và bộ vi xử lý trên máy tính của bạn. Sau đó kiểm tra các thiết bị gắn trên máy tính như máy in, bàn phím, chuột… và sau đó kiểm tra các tùy chọn khởi động (lần lượt khởi động CD-ROM, đĩa cứng, LAN…)

UEFI (Unified Extensible Firmware Inter) là một phần mềm mở rộng dùng để kết nối phần mềm máy tính với hệ điều hành của nó, UEFIđược phát triển để giải quyết các yếu điểm của Legacy BIOS, hoạt động mạnh mẽ và dần thay thế chuẩn Legacy BIOS. Hỗ trợ cho các phiên bản Windows 64-bit và từ Windows 8 trở lên có được hỗ trợ UEFI với phiên bản 32-bit.Giống với Legacy BIOS, UEFI cũng được cài đặt và là chương trình đầu tiên chạy khi máy tính được bật, nó cũng kiểm tra những thành phần, thiết bị phần cứng, kích hoạt các thành phần và đưa chúng vào hoạt động cùng hệ điều hành.

So sánh sự khác nhau giữa UEFI và Legacy BIOS

Legacy BIOSUEFI
Ra đời từ 1975Mới ra đời từ 2005
Tốc độ khởi động chậmTốc độ khởi động nhanh
Không hỗ trợ ổ cứng chuẩn GPTHỗ trợ cả hai loại ổ cứng MBR và GPT
Chỉ hạn chế xử lí ở mức 16-bit và địa chỉ hóa bộ nhớ là 1MBCó chức năng xử lí 32-bit và 64-bit và cho phép người dùng sử dụng nhiều RAM hơn để địa chỉ hóa xử lí nhiều việc phức tạp hơn. Hơn nữa UEFI được thiết kết với cấu trúc riêng biệt và dùng cấp driver cho các bộ phận một cách độc lập .
MBR giới hạn 4 phân vùng chính cho mỗi ổ đĩa và kích thước đĩa có thể khởi động chỉ đạt ở mức 2.2TBUEFI dùng bảng phân vùng GUID và sử dụng Globally Unique ID để địa chỉ những phân vùng và cho phép khởi động ổ cứng lên tới 9.4 Zb.
Nhìn vào bảng so sánh các bạn sẽ thấy rõ được đặc điểm khác nhau của hai chuẩn Legacy BIOS và UEFI.

Cách kiểm tra máy tính bạn sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy

Cách 1: Sử dụng lệnh msinfo32 mở cửa sổ System Information.

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập msinfo32 và nhấn OK để mở cửa sổ System Information.

b2 1

Bước 2: Trong cửa sổ này các bạn tìm đến phần BIOS Mode, nếu là UEFI thì máy của bạn đang dùng chuẩn UEFI, nếu là Legacy thì máy của bạn sử dụng chuẩn Legacy.

b3

Cách 2: Sử dụng cửa sổ cmd của diskpart.exe

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập diskpart và nhấn OK để mở cửa sổ cmd.

b4

Bước 2: Nhập lệnh list disk và nhấn Enter, xuất hiện một bảng chứa danh sách các ổ cứng máy tính.

b5

Các bạn để ý cột “Gpt”, nếu như dòng tên ổ cứng nào ở cột Gpt có dấu * thì tức là ổ cứng đó đang chạy theo chuẩn GPT, nếu không có dấu * thì là chuẩn MBR. Nếu sử dụng chuẩn UEFI thì định dạng ổ cứng là GPT còn nếu sử dụng chuẩn Legacy thì định dạng ổ cứng là MBR.

Hi vọng với những gì mà bài viết đã trình bày sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về UEFI và Legacy BIOS để các bạn có lựa chọn phù hợp cho máy tính của bạn. Chúc các bạn thành công!

Bạn có thể tham khảo thêm tại Tin tức IT nhé.

Bình chọn

Danh sách mã lỗi (BSOD) màn hình xanh chết chóc

Blue Screen of Death (BSOD) hay lỗi màn hình xanh xảy ra khi Windows gặp sự cố nghiêm trọng và buộc phải “dừng” hoàn toàn.Lỗi BSOD xảy ra trong bất kỳ hệ điều hành Windows nào, bao gồm Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista, Windows XP và thậm chí cả Windows 98/95.

bsod
Lỗi BSOD xảy ra trong bất kỳ hệ điều hành Windows nào

Dưới đây là danh sách lỗi BSOD, bao gồm ý nghĩa của từng mã lỗi và bất kỳ thông tin khắc phục sự cố nào có thể tìm thấy về lỗi màn hình xanh đó.

STOP CodeNguyên nhân của lỗi màn hình xanh
0x00000001BSOD này còn có nghĩa là có sự không khớp trong chỉ số trạng thái APC. Mã lỗi BSOD 0x00000001 cũng cũng có thể có thể hiển thị “APC_INDEX_MISMATCH” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000002BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000002 cũng có thể hiển thị “DEVICE_QUEUE_NOT_BUSY” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x00000003BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000003 cũng cũng có thể hiển thị “INVALID_AFFINITY_SET” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x00000004BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000004 cũng cũng đều có thể hiển thị “INVALID_DATA_ACCESS_TRAP” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000005BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000005 cũng có thể hiển thị “INVALID_PROCESS_ATTACH_ATTEMPT” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000006BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000006 cũng cũng đều có thể hiển thị “INVALID_PROCESS_DETACH_ATTEMPT” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000007BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000007 cũng có thể có thể hiển thị “INVALID_SOFTWARE_INTERRUPT” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000008BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000008 cũng cũng đều có thể hiển thị “IRQL_NOT_DISPATCH_LEVEL” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x00000009BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000009 cũng đều có thể hiển thị “IRQL_NOT_GREATER_OR_EQUAL” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000000ABSOD này có nghĩa là Microsoft Windows hoặc driver chế độ kernel đã truy cập vào bộ nhớ được phân trang ở DISPATCH_LEVEL trở lên. Mã lỗi BSOD 0x0000000A cũng cũng có thể hiển thị “IRQL_NOT_LESS_OR_EQUAL” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000000BBSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000000B cũng có thể có thể hiển thị “NO_EXCEPTION_HANDLING_SUPPORT” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000000CBSOD này có nghĩa là luồng hiện tại đã vượt quá con số đối tượng chờ được phép. Mã lỗi BSOD 0x0000000C cũng có thể có thể hiển thị “MAXIMUM_WAIT_OBJECTS_EXCEEDED” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x0000000DBSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000000D cũng đều có thể hiển thị “MUTEX_LEVEL_NUMBER_VIOLATION” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000000EBSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000000E cũng cũng có thể có thể hiển thị “NO_USER_MODE_CONTEXT” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x0000000FBSOD này còn có nghĩa là yêu cầu spin lock được tạo khi spin lock đã được sở hữu. Mã lỗi BSOD 0x0000000F cũng đều có thể hiển thị “SPIN_LOCK_ALREADY_OWNED” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x00000010BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000010 cũng có thể có thể hiển thị “SPIN_LOCK_NOT_OWNED” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000011BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000011 cũng có thể hiển thị “THREAD_NOT_MUTEX_OWNER” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x00000012BSOD này có tức là một ngoại lệ không định vị đã xảy ra. Mã lỗi BSOD 0x00000012 cũng cũng có thể có thể hiển thị “TRAP_CAUSE_UNKNOWN” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x00000013BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000013 cũng đều có thể hiển thị “EMPTY_THREAD_REAPER_LIST” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000014BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000014 cũng cũng đều có thể hiển thị “CREATE_DELETE_LOCK_NOT_LOCKED” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000015BSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000015 cũng có thể có thể hiển thị “LAST_CHANCE_CALLED_FROM_KMODE” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000016BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000016 cũng có thể có thể hiển thị “CID_HANDLE_CREATION” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000017BSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x00000017 cũng cũng có thể có thể hiển thị “CID_HANDLE_DELETION” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000018BSOD này còn có nghĩa là số lượng tham chiếu của một đối tượng là không hợp thức đối với trạng thái hiện tại của đối tượng. Mã lỗi BSOD 0x00000018 cũng có thể có thể hiển thị “REFERENCE_BY_POINTER” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x00000019BSOD này còn có tức là pool header bị hỏng. Mã lỗi BSOD 0x00000019 cũng có thể có thể hiển thị “BAD_POOL_HEADER” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x0000001ABSOD này có nghĩa là đã diễn ra lỗi quản lý bộ nhớ nghiêm trọng. Mã lỗi BSOD 0x0000001A cũng cũng có thể hiển thị “MEMORY_MANAGEMENT” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000001BBSOD này không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000001B cũng cũng đều có thể hiển thị “PFN_SHARE_COUNT” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000001CBSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000001C cũng có thể có thể hiển thị “PFN_REFERENCE_COUNT” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x0000001DBSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000001D cũng cũng đều có thể hiển thị “NO_SPIN_LOCK_AVAILABLE” trên và một màn hình màu xanh lam.
0x0000001EBSOD này còn có nghĩa là một chương trình chế độ kernel đã tạo ra một ngoại lệ mà trình giải quyết lỗi không chớp lấy được. Mã lỗi BSOD 0x0000001E cũng có thể hiển thị “KMODE_EXCEPTION_NOT_HANDLED” trên cùng một màn hình màu xanh lam.
0x0000001FBSOD này sẽ không phổ biến. Mã lỗi BSOD 0x0000001F cũng cũng có thể hiển thị “SHARED_RESOURCE_CONV_ERROR” trên cùng một màn hình màu xanh lam.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Tin tức IT nhé.

Bình chọn

Cách sửa lỗi WiFi trên laptop không kết nối được (Phần 1)

Laptop không kết nối được WiFi có thể do rất nhiều nguyên nhân, và do đó cũng có nhiều cách để sửa lỗi. Nếu laptop không vào được WiFi bạn có thể thử những cách dưới đây để khắc phục tình trạng này. 

1. Khởi động lại laptop hoặc khởi động lại bộ phát WiFi

Nội dung chính

Giải pháp đầu tiên ITsystems đưa ra là bạn hãy khởi động lại laptop hoặc bộ phát WiFi (router) của mình. Bạn hãy luôn nghĩ tới cách này đầu tiên mỗi khi gặp phải lỗi trên máy tính, vì nó giải quyết được khá nhiều lỗi vặt. Lý do là vì đôi khi máy tính hoạt động lâu gây ra lỗi file, hoặc xung đột phần mềm trong khi sử dụng.Bộ phát WiFi cũng tương tự, có thể do bạn sử dụng lâu ngày dẫn đến các trục trặc nhỏ. Ngắt kết nối nguồn trong vài phút rồi cắm lại xem có khắc phục được không.Nếu không thấy có tác dụng thì theo dõi các giải pháp tiếp theo nhé.

2. Kiểm tra xem WiFi có bị tắt không, chế độ máy bay có bật không?

Trên laptop thường có nút bật tắt nhanh WiFi, thường nằm kèm với các phím Fn, bạn có thể vô tình ấn nhầm vào nút đó, khiến laptop không vào được WiFi. Hãy nhấn nút bật/tắt WiFi trên bàn phím và xem laptop đã bắt được WiFi chưa?

3. Kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel

Bạn vào Control Panel > Network and Sharing Center > Change adapter settings > tìm mạng WiFi.Nếu bạn thấy nó bị xám, chìm xuống, hãy nhấp chuột phải vào đó và chọn Enable để bật lại mạng WiFi.

Ngoài ra, nếu mạng WiFi bị x đỏ, bạn có thể thử chuột phải vào nó, chọn Disable, chờ một xíu, sau đó lại chuột phải và chọn Enable lại, đôi khi cách này có thể hữu ích.

4. Xóa mạng WiFi và kết nối lại

Cách này thường áp dụng khi kết nối WiFi của bạn bị chấm than vàng hoặc limited.

Bước 1: Click chuột vào biểu tượng WiFi ở góc dưới bên phải thanh Taskbar để mở danh sách các mạng WiFi.

Bước 2: Từ danh sách trên, hãy xác định WiFi bạn muốn xóa và nhấp chuột phải vào. Ở menu hiện ra, bạn click chọn Forget để quên/xóa mạng này.

Bước 3: WiFi đó sẽ ngay lập tức bị xóa khỏi máy tính của bạn. Bây giờ hãy click vào biểu tượng WiFi và kết nối lại.

Kiểm tra xem còn lỗi hay không nhé!

 

5. Cài đặt lại Wireless Network Adapter Driver

Cài đặt lại driver mạng sẽ xóa registry và reset lại tất cả các cấu hình không dây hiện có, điều này có thể giúp laptop truy cập Internet qua WiFi một lần nữa. Đây là cách cài đặt lại Wireless Network Adapter Driver của bạn.Để thực hiện việc này, bạn sẽ cần sử dụng Windows Device Manager để gỡ cài đặt wireless adapter trước khi cài đặt driver.

1. Nhấp vào Start, sau đó nhập Device Manager vào hộp tìm kiếm.

2. Nhấp đúp vào Device Manager để chọn nó.

3. Nhấp đúp vào Network Adapters

4. Nếu bạn có nhiều adapter, một menu drop-down sẽ xuất hiện liệt kê tất cả chúng. Nhấp chuột phải vào WiFi Adapter của bạn và chọn Uninstall.

5. Màn hình Confirm Device Uninstall sẽ xuất hiện. Bấm OK. Chờ quá trình gỡ cài đặt hoàn tất. Đảm bảo rằng tên của wireless adapter không còn hiển thị trong danh sách Network Adapters nữa.

6. Trên cửa sổ Device Manager, nhấp vào Action. Bạn có thể tìm thấy tab Action ở trên cùng giữa các tab FileView. Chọn Scan For Hardware Changes từ menu drop-down.

7. Máy tính sẽ cài đặt lại WiFi adapter và bạn sẽ có thể nhìn thấy tên của nó một lần nữa.

8. Đóng tất cả các cửa sổ và khởi động lại máy tính.

9. Thử kết nối lại với WiFi.

Phần 1 tới đây là kết thúc. Các bạn hãy đón đọc phần 2 tại ITsystems nhé.

Bình chọn

Sự khác biệt giữa Access Point và Router (Phần 1)

Access Point và Router

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe nhiều người nói về các thiết bị access point và router. Vậy 2 khái niệm này có đang đề cập đến cùng một thứ không? Câu trả lời tất nhiên là không!Hãy cùng Itsystems tìm hiểu đâu là sự khác biệt giữa Access point (hay điểm truy cập không dây) và router qua bài viết sau đây nhé!

Router là gì ???

Nội dung chính

Router là một thiết bị mạng có thể truyền dữ liệu có dây hoặc không dây. Là một thiết bị thông minh, router được kích hoạt để định hướng lưu lượng đến và đi trên mạng một cách hiệu quả. Theo truyền thống, một router được kết nối với các thiết bị LAN (mạng cục bộ) khác thông qua cáp Ethernet để kết nối mạng có dây. Theo thời gian, các router không dây, cung cấp khả năng cài đặt thân thiện với người dùng mà không cần đi dây cáp, ngày càng trở thành “con cưng” của nhiều gia đình và văn phòng nhỏ. Router không dây đề cập đến một thiết bị mạng thực hiện những chức năng của router, bằng cách kết nối không dây các thiết bị hỗ trợ WiFi, như laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v… Đối với các router doanh nghiệp, chúng hỗ trợ các dịch vụ IPTV/TV kỹ thuật số và có thể được sử dụng cho các cuộc gọi Voice over IP (VoIP). Bên cạnh đó, chúng cũng có tường lửa và chức năng bảo vệ bằng mật khẩu để bảo vệ chống lại những mối đe dọa tiềm ẩn bên ngoài mạng LAN.

access point va router 1 1

Access Point là gì ???

Access point (điểm truy cập không dây) còn được gọi là AP không dây hoặc WAP, là viết tắt của một thiết bị phần cứng mạng bổ sung khả năng WiFi cho mạng có dây hiện có, bằng cách bắc cầu lưu lượng từ các trạm không dây vào mạng LAN có dây. AP không dây có thể hoạt động như một thiết bị độc lập hoặc có thể là một thành phần của router.

Nói chung, một AP không dây cho phép các thiết bị không có sẵn kết nối WiFi truy cập vào mạng không dây với sự hỗ trợ của cáp Ethernet. Có nghĩa là, các tín hiệu chạy từ router đến access point được chuyển đổi từ có dây sang không dây. Ngoài ra, WAP cũng có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi phủ sóng không dây của mạng hiện có trong trường hợp các yêu cầu truy cập ngày càng tăng trong tương lai.

 

access point va router 2 1

Sự khác biệt giữa Access Point và Router

Cả access point và router đều hỗ trợ kết nối mạng WiFi và thực hiện những vai trò tương tự. Chính vì thế mà nhiều người sinh ra nhầm lẫn giữa 2 thiết bị này. Thực ra hai thiết bị mạng này giống anh em họ hơn là anh em sinh đôi. Cụ thể như sau:

 

access point va router 3 1

Về chức năng

Nói chung, hầu hết các wireless router đều kết hợp luôn chức năng của một AP không dây, router Ethernet, tường lửa cơ bản và Ethernet switch nhỏ. Trong khi điểm truy cập không dây thường là một thành phần có sẵn của các thiết bị như router hoặc WiFi extender. Nói một cách dễ hiểu, router không dây có thể hoạt động như access point, nhưng không phải tất cả các AP đều có thể hoạt động như router.Nói một cách rõ ràng, router không dây, đóng vai trò là “Ethernet hub”, giúp thiết lập mạng cục bộ bằng cách liên kết và quản lý tất cả các thiết bị được kết nối với nó. Tuy nhiên, access point là một thiết bị phụ trong mạng cục bộ chỉ cung cấp quyền truy cập vào mạng đã thiết lập của router. Do đó, nếu là quản trị viên mạng, bạn có thể sử dụng router không dây để thay đổi cài đặt của mạng, nhưng AP không dây không được trang bị chức năng này

Về kết nối

Chế độ router và chế độ AP có sự khác biệt. Không thể kết nối AP không dây với modem. Thông thường, một switch hoặc router sẽ được sử dụng làm trung gian. Trong khi router không dây có chức năng Broadband Dial-up, có thể được kết nối trực tiếp với modem để Internet dial-up.

Về độ phủ sóng

Router không dây là thiết bị mạng phổ biến nhất hiện nay. Nhưng đôi khi, tín hiệu WiFi sẽ yếu và một số điểm chết sẽ xuất hiện nếu có vùng phủ sóng mà router không thể tiếp cận. Thay vào đó, một điểm truy cập không dây có thể được thêm vào những vị trí có điều kiện mạng xấu, loại bỏ các điểm chết và mở rộng mạng không dây.

Về ứng dụng của access point và router

Thông thường, các router không dây phục vụ cho nhu cầu của hộ gia đình và văn phòng hoặc tổ chức nhỏ, có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu truy cập cố định và vừa phải. Rõ ràng, loại router này không thể mở rộng quy mô để phản ánh sự gia tăng nhu cầu mạng trong tương lai.Đối với AP không dây, chúng chủ yếu được sử dụng trong các doanh nghiệp và tổ chức với quy mô từ vừa đến lớn, nhiều AP không dây được sử dụng để hỗ trợ lượng lớn người dùng. Không giống như trường hợp router, các nhà quản lý mạng có thể thêm những AP bổ sung khi nhu cầu tăng lên, để bao phủ một khu vực vật lý rộng lớn hơn.Theo quy luật chung, loại có hiệu suất cao hơn có thể đáp ứng nhiều nhu cầu hơn. Nói một cách dễ hiểu, cần phải xem xét nhu cầu sử dụng. Nếu bạn chỉ muốn có một mạng không dây tại nhà để đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì một router không dây là đủ. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng một mạng không dây đáng tin cậy hơn, mang lại lợi ích cho một số lượng lớn người dùng, thì một AP không dây sẽ thích hợp hơn.

Nên sử dụng Access Point hay Router?

Thông thường, các router không dây phục vụ những hộ gia đình và các tổ chức nhỏ, nơi một thiết bị kết hợp AP và chức năng định tuyến có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu tương đối khiêm tốn của người dùng. Tuy nhiên, router không thể mở rộng quy mô một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu mạng ngày càng tăng, khiến nó không phù hợp với các mạng LAN không dây (WLAN).Thay vào đó, các AP không dây được sử dụng trong các doanh nghiệp và địa điểm lớn hơn, những nơi đòi hỏi nhiều AP để cung cấp dịch vụ – ví dụ như bao phủ một khu vực vật lý rộng lớn hoặc hỗ trợ hàng nghìn người dùng. Khi nhu cầu tăng lên, những nhà quản lý mạng có thể thêm các AP bổ sung, dẫn đến thiết kế có thể mở rộng hơn so với những gì các router không dây cho phép.Trong các mạng WLAN lớn hơn, thông thường sẽ hợp lý khi có một số AP cùng cắm vào một router riêng biệt. Các trạm không dây sau đó có thể được coi như một mạng con lớn, điều này rất hữu ích khi người dùng chuyển vùng từ AP này sang AP khác. Một lợi ích khác của mô hình này là các kiểm soát truy cập không dây có thể được tập trung tại một router thay vì dàn trải trên nhiều router độc lập, cho phép quản lý mạng ngày càng hiệu quả hơn.

Các bạn có thể xem các bài viết khác tại Itsystems

Bình chọn

Cách gửi mail Outlook cho nhiều người

Có lẽ việc gửi mail Outlook không còn xa lạ với mọi người nữa. Nhưng Outlook có những tính năng hiện đại và nhiều tiện ích giúp người dùng mà có thể bạn chưa biết. Vậy làm thế nào để gửi nhiều người cùng lúc. Cách làm này có khó hay không? Gửi như vậy thì mọi người có nhận được hết mail bạn cần gửi hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách gửi mail hàng loạt trong outlook ngay sau đây.

Giờ đây, bạn sẽ biết quá trình gửi cho một nhóm người trở nên nhanh chóng và dễ dàng như thế nào. Có thể có nhiều cách để gửi cùng một email đến nhiều người nhận, nhưng bạn có thể tham khảo mẹo nhanh và hiệu quả sau đây.

mail outlook

Các bước để gửi mail Outlook nhiều người

Bước 1: Chuyển đến Contacts rồi chọn người nhận mà bạn muốn gửi email đến, rồi bấm Home > Mail Merge

mail outlook

Bước 2:

–  Trong hộp thoại Mail Merge Contacts 

–  Chọn  Only selected contacts trong Contacts

–  Trong phần Merge options chọn Form Letters từ Document type, E-mail từ Merge to, rồi nhập chủ đề vào hộp Message subject line

Bước 3 :

–  Sau đó nhấp vào nút OK và Microsoft Word sẽ mở bằng một tài liệu mới. Cửa sổ sẽ tự động ở dưới Mailings ribbon. Sau đó, bạn nên nhấp vào Greeting Line dưới tab Mailings

mail outlook

Bước 4:

–  Trong hộp thoại Insert Greeting Line xuất hiện, hãy xác định định dạng dòng lời chào khi bạn cần. Bạn có thể xem trước kết quả lời chào đã gửi trong phần Preview cùng một lúc.

Bước 5:

–  Sau đó nhấn OK , và bạn có thể thấy (GreetingLine) đã được chèn vào tài liệu, sau đó nhấn phím Enter để chuyển tới dòng tiếp theo để soạn nội dung thư bạn muốn gửi.

Bước 6:

Sau khi chỉnh sửa nội dung thư, vui lòng nhấp vào Mailings > Finish & Merge > Send Email Messages

mail outlook

 

Bước 7:

–  Trong hộp thoại Merge to E-mail , bạn có thể bấm trực tiếp nút OK và email sẽ được gửi đến tất cả các liên hệ đã chọn cùng một lúc

Bước 8:

–  Sau khi hoàn thành việc gửi email, bạn có thể vào thư mục Sent Items để xem kết quả và email đã được gửi đến từng người nhận riêng lẻ với lời chào của riêng họ

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến gửi mail Outlook:

>>>>Cách gửi mail Outlook

>>>>Một số lỗi gặp phải khi gửi mail Outlook

 

 

 

 

Bình chọn

File server là gì ? Cách xây dựng hệ thống file server

File server là một phiên bản server trung tâm trong mạng máy tính, cho phép các client được kết nối truy cập dung lượng lưu trữ của server. Vậy file server là gì? Và cách xây dựng hệ thống file server như thế nào ? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

file server

File server là gì ?

File server ( máy chủ tập tin) là server trung tâm trong mạng máy tính cung cấp hệ thống file hoặc ít nhất là các phần của hệ thống file cho những client được kết nối. Do đó, file server cung cấp cho người dùng một nơi lưu trữ trung tâm cho các file trên phương tiện dữ liệu nội bộ, mà tất cả mọi client được ủy quyền đều có thể truy cập được. 

Một file server cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua mạng mà không cần phải chuyển tập tin vật lý bằng đĩa mềm hoặc một số thiết bị lưu trữ ngoài khác. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể được cấu hình để trở thành một máy chủ và hoạt động như một file server.

Cách thức hoạt động File server

FTP : File Transfer Protocol

HTTP : Hypertext Transfer Protocol

SMB : Server Message Block / CIFC – Common nội File System – mà thường là cho UNIX mà còn được hỗ trợ bởi Windows)

NFS : Network File System – chủ yếu là UNIX. Đây có thể là một chút khó hiểu như là các máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc lưu trữ chia sẻ có thể được coi là một máy chủ tập tin tốt nhưng sự khác biệt là về an ninh và kết nối.

  • Các máy chủ cơ sở dữ liệu sẽ yêu cầu hồ sơ khóa tính năng bảo mật và sẽ mạnh hơn rất nhiều vì nó sẽ chứa một cơ sở dữ liệu khổng lồ liên tục vì nó đẩy các truy vấn từ và cho người sử dụng kết nối với nó.
  • Thông thường các lưu trữ chia sẻ sử dụng kết nối khác nhau. Trong khi các máy chủ tập tin có thể sẽ không yêu cầu bất cứ điều gì nhanh hơn so với thông thường.
  • Máy chủ tập tin lưu trữ và chia sẻ tài nguyên
  • Như đã đề cập ở trên, các máy chủ tập tin được sử dụng để lưu trữ tài liệu và tập tin được chia sẻ giữa tất cả các thiết bị kết nối với cùng một mạng, về an ninh không phải là mấu chốt và kết nối với tôc độ nhanh nhất là không cần thiết.

Cách xây dựng hệ thống file server

Mục đích: xây dựng 1 server để làm nơi lưu trử các dữ liệu cho công ty , phòng ban , chia quyền sử dụng trên từng folder

Note: máy server của bạn nên có 2 HDD (1 ổ chứa hệ điều hành riêng và 1 ổ chứa data ) và dung lượng đĩa cứng chứa data tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của công ty .

Chuẩn bị: tạo 4 thư mục là publish, ketoan, nhansu, IT

Thực hiện: lấy ví dụ 4 thư mục căn bản:

– Publish: đây là thư mục để mọi người toàn quyền thoải mái đưa dữ liệu lên server, chia sẻ với người khác….

– Ketoan: thư mục dành riêng cho bộ phần kế toán chứa dữ liệu và chỉ có bộ phận kết toán được phép truy xuất

– Nhansu: thư mục dành riêng cho bộ phần nhân sự chứa dữ liệu và chỉ có bộ phận nhân sự được phép truy xuất

– IT: thư mục này sẽ chứa các software dành riêng cho IT. Kinh nghiệm cho thấy thư mục này rất lợi hại khi bạn đi xuống các máy con làm việc, sửa chữa ….. Dĩ nhiên chỉ dành riêng cho IT truy xuất mà thôi

• Share các thư mục

–  Bước 1: Trên server tạo 3 Group với các user tương ứng bên trong mỗi Group: IT, KT, NS

–  Bước 2: Share thư mục: tiến hành share 4 thư mục trên ra với các share permission:

  • Publish: Everyone – Full Control
  • Ketoan: KT – Full Control
  •  Nhansu: NS – Full Control

– IT: IT – Full Control

 Thư mục Publish: Chúng ta để mọi người full control nhưng sẽ giới hạn lại: tài liệu của user nào thì chỉ user đó được xóa

Bước 1: Chuột phải lên thư mục Publish > chọn properties > qua tab security > remove hết các group trong đây > add Group every one > cho quyền Full Control

Bước 2: Chọn Advanced > Chọn edit

Bước 3: Bỏ chọn trước 2 dòng delete và delete subfolders and file

  • Làm xong bươc này thì khi client truy cập lên thư mục publish trên server thỉ chỉ những file nào do chính mình tạo ra mới có thể delete , không thể delete file của người khác.
  • Thư mục Ketoan – NhanSu : Trong các thư mục này chúng ta có thể chia quyền như sau : các trưởng phòng có quyền full control trên thư mục phòng ban của họ , và chia quyền tương thích ( read , change ) cho các nhân viên trong phòng.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại của IT System tại đây >>>>>

 

 

 

Bình chọn

Các sự cố mạng và giải pháp khắc phục

sự cố mạng

Chúng ta hiện đang sống trong thời kì công nghệ 4.0 và càng ngày càng phát triển vượt trội hơn. Và hơn hết, mọi thứ vạn vật được kết nối và vận hành nhờ có Internet. Hằng ngày chúng ta đều sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với mạng Internet để phục vụ trong công việc, việc học, vui chơi giải trí,…

Nhưng có lẽ trong quá trình sử dụng mạng thì chúng ta cũng không thể nào né tránh được các sự cố mạng xảy ra. Khi gặp sự cố về mạng bạn sẽ rất bối rối thậm chí đối với một số người coi sự cố mạng đó là thảm họa, bạn không biết rõ được nguyên nhân nào gây ra sự cố này và từ đó không thể nào biết được cách khắc phục sự cố mạng.

Ở bài viết này mình sẽ tổng hợp các sự cố mạng xảy ra phổ biến và cũng như là giải pháp khắc phục cơ bản cho từng sự cố.

Lỗi Do Cáp Mạng chưa được cắm (A Network Cable Is Unplugged)

Nội dung chính

sự cố mạng

Đây là lỗi khi trên màn hình nền Windows của bạn xuất hiện thông báo: “A Network Cable Is Unplugged”.

Lỗi này do một vài trường hợp gây ra và mỗi trường hợp sẽ cần giải pháp riêng, bao gồm cả việc cáp hỏng hoặc các vấn đề với trình điều khiển thiết bị.

Giải pháp khắc phục:

Nếu bạn kết nối mạng có dây thì sẽ mất quyền truy cập vào mạng. Nếu kết nối mạng không dây, mạng của bạn vẫn hoạt động bình thường nhưng thông báo lỗi này sẽ trở thành một phiền toái vì nó sẽ xuất hiện nhiều lần cho đến khi vấn đề được giải quyết.

 

Lỗi không thể kết nối đến máy chủ

sự cố mạng

Lỗi này thường chúng ta sẽ hay gặp nhất, khi trên thiết bị điện tử của bạn hiện thông báo “Không thể kết nối đến máy chủ”. Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ ngay nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này là do mất mạng, rớt mạng. Tuy nhiên thì đó không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra vấn đề này.

Lỗi không thể kết nối đến máy chủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu lỗi xảy ra thường xuyên mặc dù máy tính đã được cấp địa chỉ IP phù hợp, nguyên nhân có thể do các vấn đề về định tuyến trên hệ thống mạng giữa máy trạm và máy chủ, bạn có thể kiểm tra dễ dàng với một vài thao tác “ping”. Nếu lỗi xảy ra không thường xuyên, có thể do máy chủ bị quá tải và không thể phản hồi các yêu cầu từ máy trạm.

Giải pháp khắc phục:

Nếu trong trường hợp không phải do định tuyến, bạn hãy kiểm tra lại mức độ sử dụng và tài nguyên của máy chủ. Xem thử máy chủ có đang bị quá tải do chạy song song các tác vụ như là backup dữ liệu hay không. Nếu không, thử kiểm tra lưu lượng mạng giữa máy trạm và máy chủ xem có quá tải không? Phương thức tốt nhất là sử dụng công cụ SNMP nhằm giám sát hiệu năng các kết nối.

Ngoài ra, các lỗi Ethernet (FCS Error, Alignment Error, hay Late Collision) trên switch và router cũng có thể là nguyên nhân gây mất gói tin giữa máy trạm và máy chủ.

 

Sự cố mạng do lỗi DNS

Đây là lỗi khi bạn mắc phải sẽ không thể kết nối được đến Internet hoặc các ứng dụng cần mạng mới sử dụng được. Và hệ thống sẽ hiển thị Không có kết nối.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là máy trạm không thể phân giải tên của máy chủ nên không thể gửi các yêu cầu kết nối đến mạng, do cấu hình DNS trên máy trạm không phù hợp nên máy chủ không thể nào phân giải được các yêu cầu DNS gửi từ máy trạm, hoặc do mất gói tin trên đường truyền. Và bởi DNS là một loại giao thức UDP cho nên các gói tin khi truyền đi bị mất thì chúng sẽ không được truyền trở lại.

Giải pháp khắc phục

Bạn cần phải kiểm tra lại cấu hình DNS máy trạm. Nếu cấu hình không chính xác, bạn nên cấu hình lại cho máy trạm hoặc cấu hình lại máy chủ DHCP nhằm cung cấp thông tin chính xác cho máy trạm.

Nếu xảy ra tình trạng mất gói tin khi truyền đi, bạn hãy xem xét các lỗi Ethernet giữa máy trạm và máy chủ. 

Và cách tốt nhất, nên thiết lập một công cụ liên tục kiểm tra máy chủ DNS và cảnh báo khi có sự cố xảy ra.

 

Trình duyệt Internet bị gán proxy

sự cố mạng

Khi bạn sử dụng các trình duyệt Internet như Chrome, IE, Firefox, Microsoft Edge,… và trên màn hình sẽ xuất hiện cảnh báo với nội dung là: “Đã xảy ra sự cố với máy chủ hoặc địa chỉ không chính xác.” Và chúng ta sẽ không thể nào sử dụng được Internet được mặc dù thiết bị đã kết nối mạng.

Giải pháp khắc phục

Đối với trình duyệt Chrome bạn chọn vào Menu của trình duyệt và chọn Setting / view Advanced Setting/ Open Proxy setting/chọn thẻ Conections/Lan Settings.

Nếu trong mục Proxy server có dấu tích chọn vào dòng chữ “Use a proxy server for your Lan” thì ta bỏ chọn đi và bấm OK. 

Đối với IE (Internet Explorer): Bạn cũng chọn vào Menu sau đó vào Tools/Internet Options/chọn thẻ Conections/Lan Settings: Nếu trong mục Proxy server có dấu tích chọn vào dòng chữ “Use a proxy server for your Lan” thì bỏ chọn đi và bấm OK.

Đối với trình duyệt Firefox: Bạn chọn Menu rồi chọn Options, chuyển sang Tab Advanced bạn chọn Network chọn Settings/ Tại đây và chọn No Proxy.

 

Lỗi liên quan đến địa chỉ IP

Thường thì sự cố mạng này nguyên nhân là sẽ do gán IP tĩnh, điều này khiến cho bạn không thể kết nối đến Internet.

Giải pháp khắc phục

Bấm vào Control Panel/ Network and Sharing Center/ Change adapter Settings/ click chuột vào wifi và chọn properties / chọn mục Internet protocol version 4 hoặc 6 tuỳ máy và đặt IP chế độ “Obtain an ip address automatically” và DNS chế độ “Obtain dns server address automatically”. Sau đó chọn OK để xác nhận thay đổi.

Kết luận

Trên đây là danh sách các sự cố mạng cũng như cách giải quyết khi gặp tình trạng đó. Hy vọng đây sẽ là những điều bổ ích có thể giúp đỡ các bạn khi gặp sự cố trục trặc về mạng.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại Itsystems

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ