Home
Shop
Image 780050339 ExtractWord 0 5762 8374 1678847477

Xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp IT

Hầu hết công ty IT Việt Nam có kế hoạch tăng số lượng nhân viên, đi kèm mức tăng lương trung bình 11,3%, theo báo cáo của ITviec.

Báo cáo “Xu hướng tuyển dụng IT 2023” do ITviec khảo sát tại 200 công ty IT trên toàn quốc, thời gian thực hiện vào ngày 9-31/1. Trong đó, đơn vị thống kê nhiều kế hoạch liên quan đến tuyển dụng nhân sự, chính sách lương và các chế độ làm việc sẽ được áp dụng trong năm.

Theo đó, có 81,5% các công ty trong khảo sát đặt kế hoạch tăng số lượng nhân viên IT, mức tăng trưởng phổ biến 11-30% (chiếm 31,7% phản hồi). Mức tăng lương trung bình cho các nhân viên IT rơi vào khoảng 11,3%, được lên kế hoạch bởi 55,4% đơn vị tham gia khảo sát.

Đại diện đơn vị phân tích, tình hình nền kinh tế, chính trị toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn và làn sóng sa thải (layoffs) lan rộng. 18,5% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát của ITviec dự định giảm hoặc không thay đổi số lượng nhân viên IT trong năm nay. Đây là tỷ lệ cao nhất cho kế hoạch này được ITviec ghi nhận kể từ năm 2020, dựa trên phản hồi của nhà tuyển dụng đối với câu hỏi “kế hoạch tăng trưởng đội ngũ IT trong 12 tháng tới”.

Phần lớn các nhà tuyển dụng thay đổi kế hoạch để chờ đợi sự phục hồi của nền kinh tế, bên cạnh các nguyên nhân khác như: số lượng dự án giảm sút, tình hình đầu tư thay đổi…

Kế hoạch về nguồn nhân sự của các doanh nghiệp trong năm nay. Ảnh: ITviec

Kế hoạch về nguồn nhân sự của các doanh nghiệp trong năm nay. Ảnh: ITviec

Về ứng viên, JavaScript, Java và NodeJS tiếp tục là những kỹ năng được nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong năm nay (tương đồng với kết quả năm 2022).

“Báo cáo lương IT 2022-2023” do ITviec công bố tháng 11/2022, top 3 ngôn ngữ lập trình, kỹ năng IT được các chuyên gia sử dụng phổ biến nhất bao gồm: JavaScript, C#, Java. Về top libraries/frameworks phổ biến thì NodeJS xếp thứ ba với 20% các chuyên gia IT sử dụng hiện nay.

Dữ liệu từ hai khảo sát nói trên được thực hiện ở cả nhà tuyển dụng và chuyên gia IT. Điều này cho thấy có sự tương quan giữa nhu cầu tuyển dụng thực tế với nguồn lực có chuyên môn.

Ngoài kỹ năng kỹ thuật nói trên, các nhà tuyển dụng còn kỳ vọng nhân viên IT mới sở hữu các kỹ năng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề, Agile/Scrum, tiếng Anh lưu loát, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hợp tác…

Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong năm. Ảnh: ITviec

Các ngôn ngữ lập trình, kỹ năng IT có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm. Ảnh: ITviec

Về các vị trí muốn tuyển trong năm, top 5 được lên kế hoạch tuyển dụng nhiều nhất gồm Back-end Developer, Front-end Developer, Full-stack Developer, Mobile Developer và QA-QC.

Các ứng viên IT cấp Senior với trung bình 3-4 năm kinh nghiệm làm việc được nhà tuyển dụng săn đón nhiều nhất, theo 61,6% phản hồi. Khi các công nghệ triển khai vào hệ thống liên tục thay đổi và dự án có độ phức tạp cao hơn thì nhà tuyển dụng cũng cần tăng cường tuyển dụng các chuyên gia năng lực cấp cao, kinh nghiệm xử lý cũng như khả năng cập nhật công nghệ thường xuyên hơn. So với đội ngũ mới ra trường hoặc ít năm kinh nghiệm, các chuyên gia IT cấp Senior được ưu tiên nhờ kiến thức nền tảng từ thiết kế, lập trình, kiểm thử đến cập nhật hệ thống, có khả năng đa nhiệm và tư duy bao quát hơn.

Danh sách các vị trí có nhu cầu tuyển dụng trong năm nay. Ảnh: ITviec

Danh sách các vị trí có nhu cầu tuyển dụng trong năm nay. Ảnh: ITviec

Bên cạnh các kế hoạch nói trên, 46,2% công ty vẫn tiếp tục giữ mô hình “làm việc linh động – kết hợp làm việc tại công ty và làm việc tại nhà (hybrid)” trong năm 2023, trung bình 2-3 ngày làm việc tại nhà mỗi tuần.

Theo VNExpress

332415473 920240775780060 6294 5526 6004 1678179483

Kinh nghiệm trúng tuyển thực tập sinh giữa bão sa thải công nghệ

Có sự chuẩn bị từ sớm và chủ động gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, Phương Thuý được nhận thực tập ở 6 công ty lớn giữa bão sa thải trong ngành công nghệ ở Mỹ.

Thúy sinh năm 2003, là cựu học sinh lớp chuyên Tin, trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM. Nữ sinh giành học bổng 6,8 tỷ đồng đến Đại học Cornell, Mỹ, theo học ngành Khoa học máy tính hồi tháng 5/2021.

Đầu năm nay, Thuý trúng tuyển thực tập Kỹ sư phần mềm từ 6 công ty Mỹ, gồm: Amazon, Doordash, Salesforce, Paypal, Morgan Stanley, Bank of America. Nữ sinh cho biết, em sẽ chọn thực tập ở Amazon với mức lương khoảng 13.000 USD (307 triệu đồng) một tháng, trong ba tháng.

Dưới đây là chia sẻ của Phương Thúy kinh nghiệm ứng tuyển vị trí thực tập sinh công nghệ ở Mỹ.

1. Tích luỹ nền tảng về lập trình từ sớm

Một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng để ứng tuyển vào ngành công nghệ ở Mỹ là lập trình thuật toán, theo Thúy. Nữ sinh cho biết mình đã học lập trình và tham khảo kiến thức thuật toán chuyên sâu từ ngày học cấp 3. Với các chủ đề, thuật toán mới, Thúy thường dành một, hai ngày để nghiền ngẫm cho đến khi hiểu vấn đề, sau đó mới bắt đầu giải các bài tập liên quan.

Thuý đã tham gia nhiều cuộc thi lập trình cấp thành phố và quốc gia. Năm 2019, khi học lớp 11, em giành huy chương vàng thi học sinh giỏi Olympic truyền thống 30/4; giải nhất bảng THPT kỳ thi lập trình ICPC toàn quốc; giải nhì Tin học quốc gia. Năm sau đó, Thuý giành giải nhì ở kỳ thi Tin học trẻ toàn quốc.

Xác định theo đuổi ngành Khoa học máy tính, khi vào đại học, nữ sinh tiếp tục tích lũy kiến thức về lập trình. Trong hai năm đầu, Thúy đã đạt điểm A+ ở tất cả môn học liên quan như: Lập trình hướng đối tượng, Thuật toán ứng dụng, Toán tích phân và Toán rời rạc.

2. Thử nhiều công việc

Theo Thuý, công nghệ thông tin bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Để tìm ra hướng đi của bản thân, Thuý luôn mạnh dạn thử và trải nghiệm các mảng việc khác nhau như Software Engineer (Kỹ sư phần mềm), AI Application Engineer (Kỹ sư ứng dụng trí tuệ nhân tạo). Ngoài ra, việc này còn giúp cô có thêm kinh nghiệm và học hỏi được các kỹ năng mềm trong công việc.

Hồi tháng 8/2021, Phương Thuý nộp hồ sơ và được nhận vào nhóm làm website tìm kiếm nhà ở, ký túc xá cho bạn sinh viên trường Cornell. Các nhóm dự án này được vận hành như một công ty khởi nghiệp nhỏ, giúp em học thêm nhiều kiến thực thực tiễn về mảng công nghệ lập trình web.

Cuối năm thứ nhất, Thúy xin thực tập vị trí Kỹ sư ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại công ty Vin AI. Tại đây, nữ sinh tập trung học hỏi cách giao tiếp với đồng nghiệp cũng như cách mà họ học một kỹ năng mới. Thuý cho rằng kỹ năng mềm sẽ giúp kỹ sư thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của ngành nghề.

“Những kinh nghiệm thực tiễn đó đã khiến các nhà tuyển dụng chú ý tới ứng viên mới chỉ học năm thứ hai như em”, Thuý nhìn nhận.

3. Chủ động tiếp cận nhà tuyển dụng

Điều này được Thúy rút ra sau khi nhận được thư mời thực tập của Morgan Stanley – công ty dịch vụ tài chính và quản lý đầu tư đa quốc gia hàng đầu thế giới.

Thúy kể, hồi tháng 9/2022, em tham dự triển lãm nghề nghiệp “Grace Hopper” dành cho ứng viên nữ trong ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). Khi dừng ở gian hàng tư vấn của Morgan Stanley, Thuý đã mạnh dạn giới thiệu bản thân và các dự án cá nhân em đã làm với người quản lý.

Thuý nói, vì ấn tượng nên người quản lý đã sắp cho em một cuộc phỏng vấn sau 30 phút và em đã thành công.

“Dù Morgan Stanley không phải là một công ty thuần công nghệ, nhưng lời mời này là sự động viên lớn với em”, Thúy nói, cho biết sau đó, em luôn chủ động tìm kiếm, tham dự các triển lãm liên quan đến nghề nghiệp để mở rộng mạng lưới.

Mỗi lần nộp hồ sơ ứng tuyển, Thuý đều nhắn tin cảm ơn nhà tuyển dụng hoặc hỏi thêm về nhu cầu của họ, chẳng hạn có cần cô bổ sung thêm thông tin gì cho hồ sơ hay không. Theo Thúy, điều này sẽ gây thiện cảm với doanh nghiệp vì cho thấy ứng viên có thành ý và quan tâm đến họ.

Ngoài ra, Thuý xây dựng hồ sơ trên mạng xã hội tuyển dụng LinkedIn, HandShake và RippleMatch để các nhà tuyển dụng thấy em khi tìm kiếm.

4. Nộp hồ sơ ứng tuyển sớm

Thuý cho biết, mùa tuyển thực tập sinh của các công ty công nghệ thường bắt đầu từ tháng 6 cho các vị trí vào mùa hè của năm kế tiếp. Thuý bắt đầu nộp hồ sơ vào đầu tháng 7 và rải hồ sơ vào gần 100 công ty. Nữ sinh cho rằng khi không biết về thị trường tuyển dụng một cách chính xác, em cần rải hồ sơ càng nhiều càng tốt.

Trong hồ sơ, Thuý tập trung giới thiệu các kỹ năng cứng mà tích lũy được từ các đợt thực tập và dự án cá nhân như ngôn ngữ lập trình C++, Python, Java, JavaScript Framework & Technologies. Để làm nổi bật hồ sơ, nữ sinh tích hợp nhiều từ khóa về kỹ năng chuyên môn, đưa ra các dữ liệu một cách rõ ràng.

Theo nhận định của Thúy, nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 30 giây để đọc hồ sơ của một ứng viên. Do đó, Thuý luôn dành một phần tách biệt để liệt kê hết các kỹ năng của mình theo từ khóa.

Việc đưa ra dữ liệu chi tiết, theo Thúy sẽ giúp nhà nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung về khả năng của ứng viên. Chẳng hạn, thay vì viết “tôi đã tối ưu được thanh tìm kiếm”, Thuý sẽ viết “tôi đã tối ưu thời gian thanh tìm kiếm được 80%, từ 5 giây xuống còn 0,5 giây mỗi lần nhập liệu”.

Phương Thuý (áo đỏ) cùng các bạn tham dự tiệc Grace Hopper Party tại Universal Orlando, Florida, hồi tháng 9/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phương Thuý (áo đỏ) cùng các bạn tham dự tiệc Grace Hopper Party tại Universal Orlando, Florida, hồi tháng 9/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

5. Diễn đạt dễ hiểu và luôn lạc quan

Ứng viên cho vị trí thực tập sinh công nghệ ở Mỹ thường trải qua ba vòng phỏng vấn. Ở vòng 1 là phỏng vấn hành vi, nhà tuyển dụng thường đặt các câu hỏi về kỹ năng phần mềm và mối quan tâm của ứng viên với công ty.

Ở hai vòng sau, ứng viên gặp giám đốc hoặc trưởng phòng kỹ thuật sản phẩm. Hai vòng này, những câu hỏi chủ yếu tập trung vào kỹ năng lập trình thuật toán.

Thuý chuẩn bị sớm cho các cuộc phỏng vấn bằng cách tham khảo trang tổng hợp câu hỏi tuyển dụng lập trình LeetCode. Em đã luyện tập qua 100 câu hỏi thông dụng ở trang này và đọc cuốn sách “Cracking The Coding Interview (Bẻ khóa cuộc phỏng vấn mã hóa) để rèn khả năng tư duy.

Tuy nhiên, theo Thúy, nắm vững các nội dung phỏng vấn chuyên môn là chưa đủ mà phải truyền tải những suy nghĩ của mình một cách dễ hiểu, trôi chảy.

Thuý kể, nhà tuyển dụng của Paypal đã hỏi em: “Làm sao bạn giải thích phép toán XOR cho một học sinh tiểu học?”. “Đứng hình” vài giây, Thuý xin nhà tuyển dụng cho em vài phút để suy nghĩ. Cuối cùng, em dùng bảng, vẽ một vài hình ảnh minh họa sau đó giải thích. Thúy cho rằng mình được đánh giá cao với cách làm này.

Ngoài ra, Thuý luôn mỉm cười, giữ tinh thần lạc quan trong hầu hết buổi phỏng vấn, kể cả khi gặp câu hỏi rất khó. Thuý tin, người phỏng vấn có thể cảm nhận được năng lượng ấy và cũng chính tâm lý tốt giúp em tư duy tốt hơn.

“Sự chuẩn bị từ sớm một cách chiến lược, chủ động và nắm bắt cơ hội trong mọi hoàn cảnh là yếu tố quyết định, giúp em nhận 6 lời mời thực tập giữa bão sa thải ngành công nghệ ở Mỹ”, Thuý nói.

Theo VNExpress

TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH CNTT TRONG TƯƠNG LAI NHƯ THẾ NÀO?

Ở thời điểm hiện tại, ngành công nghệ thông tin vẫn đang trên đà biến đổi và phát triển từng ngày một, vậy ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có thực sự triển vọng như đánh giá của nhiều người. Nội dung chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này.

vO3ooo6ILSDEkwMI4rWYKL2KxZgT3QMZisIItOfE

Công nghệ thông tin là gì?

Hiểu một cách đơn giản, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).  Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Ngành công nghệ thông tin vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao.

Hiện Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với gần 160 trường đại học và hơn 200 trường cao đẳng và dạy nghề, mỗi năm tuyển sinh khoảng 70.000 sinh viên công nghệ thông tin. Tuy nhiên, chất lượng mới là điều đáng bàn bởi nhân lực công nghệ thông tin hiện tại, dường như chưa bắt kịp với “dòng chảy 4.0”.

Báo cáo của TopDev chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 30% sinh viên công nghệ thông tin (chuyên ngành phần mềm) đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã không ngồi yên. Họ thực hiện liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng sinh viên.

Theo dự báo, đến năm sau, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực công nghệ thông tin. Cơ hội lớn đã thấy rõ nhưng cơ hội này chỉ dành cho những sinh viên công nghệ thông tin chịu khó học hỏi và chuyển động cùng dòng chảy của công nghệ số.

Xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong tương lai.

Ngành CNTT trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia dựa trên thực trạng phát triển của ngành nghề này trong những năm gần đây.

Sự phát triển của ngành CNTT được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở phương diện sản xuất, CNTT khẳng định vai trò quan trọng của mình khi phối hợp với các ngành kỹ thuật vận hành các hệ thống máy móc, tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ở phương diện quản lý, CNTT giúp con người thu thập, phân tích, xử lý, sao lưu các dữ liệu công việc hiệu quả.

Trong tương lai CNTT sẽ phát triển các mảng nổi bật như: Big data, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thương mại điện tử,… Các xu hướng này bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống xã hội và nó phù hợp với thực tế hiện nay. Chẳng hạn xu hướng mua hàng online được ưa chuộng nhiều, đặc biệt là ở thời điểm dịch Covid-19 vừa qua. Các doanh nghiệp chỉ cần nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Đó là lý do công nghệ Big data ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn.

Những công việc phổ biến và có tiềm năng trong ngành Công nghệ thông tin:

Phát triển web (Web Developer)

Công việc chủ yếu là tạo các ứng dụng chạy trên trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Firefox… Có 2 loại website là web động và web tĩnh nhưng lập trình viên chỉ tạo web động. Web động còn bao gồm cả các web ứng dụng.

Mức lương nhân viên lập trình web khoảng 10.000.000 – 17.000.000 đồng/tháng tùy vào cấp bậc, kinh nghiệm và môi trường làm việc. Cơ hội phát triển ở mức trung bình.

Phát triển ứng dụng di động (Mobile Developer)

Nhân viên IT thuộc lĩnh vực này có thể tạo ra các ứng dụng di động, các app trên điện thoại tương tự như Zalo, Facebook, MOMO,…

Hiện nay, phát triển ứng dụng di động được thực hiện trên những nền tảng phổ biến như IOS, Android, Windows Phone. Mức lương trung bình là 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.

Phát triển game (Game Developer)

Lập trình viên game là một vai trò lập trình viên thu hút rất nhiều người vì tính hấp dẫn, thường được đánh giá là “làm mà như chơi” vì tính sáng tạo và những trải nghiệm khi thiết kế game.

Lương trung bình của lập trình viên game là trên 20.000.000 đồng/tháng, cao nhất cũng có thể lên đến 40.000.000 – 45.000.000 đồng/tháng cho những vị trí cấp cao.

Trí tuệ nhân tạo

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì đây là công việc hấp dẫn với nhu cầu nhân lực lớn. AI và Học máy là những yếu tố đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0, nhiều lập trình viên đã và đang chuyển sang chuyên về các lĩnh vực này.

Các lập trình viên AI và Học máy có mức lương vào loại cao nhất khi so với vị trí lập trình viên khác, khởi điểm có thể trên 10.000.000 đồng và trung bình từ 30.000.000/ tháng trở lên, cao hơn là khoảng 50.000.000 – 60.000.000 đồng/tháng cho những vị trí cấp cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Lập trình viên Big data

Cùng với AI và Học máy, lập trình viên Big data cũng sẽ là một vai trò có nhu cầu tuyển dụng cao trong tương lai.

Lương của lập trình viên Big data cũng sẽ ở mức cao, trung bình khoảng 20.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng và cao nhất cũng khoảng 50.000.000 đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm, cấp bậc.

Bảo mật

Vấn đề bảo mật, an ninh mạng đang là mối lo chung trên toàn thế giới. Một kỹ sư IT trong lĩnh vực bảo mật, đặc biệt là điện toán đám mây sẽ là nghề hot, cơ hội việc làm cao.

Ngoài ra còn có các công việc khác như phát triển phần mềm, kỹ sư mạng, thiết kế mạng lưới Internet, phát triển trí tuệ doanh nghiệp, lập trình nhúng, tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT,… Đây đều là những công việc siêu hot và sở hữu mức lương cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

FH2JTZi3BzkDp8mOYkD9w5OLZ1efQdc3JZhXvO20

Sự phát triển của các công ty doanh nghiệp phần mềm được phát triển dựa trên mã nguồn mở.

Hiện tại có rất nhiều đơn vị, công ty doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh phần mềm. Việc phát triển các mã nguồn mở mang lại nhiều lợi ích nên chắc chắn các công ty sẽ không ngần ngại đầu tư để nâng cấp và phát triển thành phần mềm của riêng mình. Với những tính năng và tiện ích tốt hơn phần mềm gốc, tung ra thị trường và kiếm được những khoản lợi nhuận lớn.

Những thông tin trên đây chỉ là dự đoán ngành CNTT trong tương lai. Tuy nó chưa xảy ra và cũng có thể không xảy ra đúng như dự đoán nhưng chắc chắn đó là những nhận định sát với thực tiễn phát triển của ngành công nghệ thông tin thế giới.

Ngành công nghệ thông tin sẽ còn khởi sắc và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Từ những dự đoán trên chúng ta dễ dàng nhìn thấy được triển vọng ngành công nghệ thông tin trong tương lai không xa. Chính vì vậy, nhiều bạn đã lựa chọn hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin hiện nay. Đây thực sự là một lựa chọn và định hướng đúng đắn hợp thời.

Với nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin trong nước và các nước trên thế giới đang thiếu hụt trầm trọng. Việc lựa chọn theo đuổi ngành học này sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Đặc biệt nếu bạn đang phân vân lựa chọn một môi trường làm việc phù hợp, thỏa sức sáng tạo, thì tại đây, Devwork.vn – một nền tảng tuyển dụng lập trình viên trên toàn quốc, với đa dạng vị trí, level, hình thức làm việc. Và cũng là mạng lưới kết nối giữa nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng qua các bạn Hr freelancer chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, có thể sẽ giúp bạn sớm tìm được môi trường làm việc phù hợp nhất.

chuyen nganh cong nghe thong tin 2

Top 4 chuyên ngành công nghệ thông tin “cực hot” trong tương lai

Có thể hiểu đơn giản Công nghệ thông tin là ngành học nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến máy tính, công nghệ cao và phần mềm. Theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị nhiều kiến thức về cấu tạo, quá trình nghiên cứu, cách thức hình thành và vận hành các phần trong Công nghệ thông tin từ cơ bản đến nâng cao….

top-4-chuyen-nganh-cong-nghe-thong-tin-1

Ngành Công nghệ thông tin chia ra rất nhiều chuyên ngành nhỏ phổ biến như: Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, truyền thông; Trí tuệ nhân tạo, Mạng máy tính, An toàn thông tin… Khi đã quyết định được ngành học, bước tiếp theo là bạn cần lựa chọn đúng chuyên ngành mà mình yêu thích, khi đó các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn để có thể trở thành một chuyên gia về lĩnh vực đã học.

Công nghệ phần mềm (SE)

Bên cạnh trí tuệ nhân tạo, Công nghệ phần mềm cũng là một trong những chuyên ngành quen thuộc và được nhiều sinh viên lựa chọn. Chuyên ngành này sẽ đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển các phần mềm, nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao có thể đáp ứng các nhu cầu của xã hội, đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp hiện thời.

top-4-chuyen-nganh-cong-nghe-thong-tin-2

Theo các số liệu thống kê thời gian gần đây, các công ty về phần mềm cả trong và ngoài nước không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng. Đây là một điều kiện cho thấy các kỹ sư phần mềm đang có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai với nhiều ngành nghề như lập trình viên (Coder), kỹ sư cầu nối (BrSE), kiểm thử phần mềm (Tester), giám đốc kỹ thuật… Nhìn chung Công nghệ phần mềm hiện đang là một ngành nghề rất hot và đầy hứa hẹn.

Khoa học máy tính

Thời đại ngày nay, máy tính dần được sử dụng vào những việc làm nặng nhọc, tính toán. Và ngành Khoa học máy tính là nơi cung cấp cho bạn một con đường rõ ràng và những nền tảng quan trọng nhất để làm việc với công nghệ của tương lai.

Khoa học Máy tính (Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp các bạn  có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…

top-4-chuyen-nganh-cong-nghe-thong-tin-3

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm 2 chuyên ngành cực “hot” trong thế kỉ XXI:

IoT – Internet of things

Internet vạn vật (IoT) là ngành nghề tạo ra sự giao tiếp, kết nối,giữa thiết bị công nghệ, máy tính, hệ thống thông tin, các hệ thống AI, các dịch vụ… Sinh viên tốt nghiệp ngành học này sẽ có khả năng vận hành các ứng dụng, thiết kế và phát triển các hệ thống từ dịch vụ phần mềm, hạ tầng, giao thức, các nền tảng phần mềm, mạng trong lĩnh vực IoT của các công ty công nghệ và các doanh nghiệp.

top-4-chuyen-nganh-cong-nghe-thong-tin-4

Đối với những bạn vừa yêu thích ngành công nghệ thông tin vừa có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh – kinh tế thì đây là chuyên ngành được đánh giá là thích hợp với các bạn nhất và khá thú vị. Đồng thời đây cũng một trong những chuyên ngành mới nhưng lại có  khả năng bứt phá mạnh mẽ cùng tiềm năng rất cao trong lĩnh vực phát triển nhân lực trong nhóm ngành công nghệ thông tin.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Với sự giúp đỡ của máy móc, robot và trí tuệ nhân tạo, công nghệ hiện đại đang dần phát triển theo hướng tự động hóa  để hướng đến một cuộc sống nhẹ nhàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho con người trong nhiều lĩnh vực. Từ nền tảng của công nghệ thông tin, chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giới thiệu cũng như đi sâu hơn để xử lý hình ảnh, âm thanh, phân tích dữ liệu lớn; nghiên cứu các hệ chuyên gia, tương tác giữa người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện;

top-4-chuyen-nganh-cong-nghe-thong-tin-5

Hiện nay trí tuệ nhân tạo vẫn còn đang là một ngành mới mẻ, các sinh viên chọn học ngành chính là đang đi trước – đón đầu xu hướng phát triển của thời đại công nghệ. Có thể thấy được rằng, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các công việc từ đơn giản đến phức tạp đều được hầu hết các công ty bất kể lĩnh vực hướng tới. Từ đó, những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành AI sẽ  được nhiều công ty trên mọi lĩnh vực săn đón với mức lương hứa hẹn đầy triển vọng và có cơ hội việc làm vô cùng rộng lớn.

10 SỰ THẬT VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin để chuẩn bị thi thố và tham gia ngành này?

Nếu vậy thì đây là bài viết thực tế nhất bạn nên đọc để có cái nhìn ĐÚNG ĐẮN NHẤT về ngành công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay, những điều lẽ ra bạn nên biết sớm hơn.

10 Sự thật sĩ tử nên biết sớm hơn về ngành công nghệ thông tin

10 Sự thật sĩ tử nên biết sớm hơn về ngành công nghệ thông tin

* NOTE: Đây là bài viết dựa theo báo cáo số liệu thực tế, dựa trên khảo sát năm 2020 của Vietnamworks (trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam). Tải bản báo cáo đầy đủ tại đây.

1. NGƯỜI TRONG “NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”

 

1.1. Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin

Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin

Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin

Như bạn thấy, tỷ lệ Nam – Nữ trong ngành công nghệ thông tin rất chênh lệch. Điều này cũng một phần là do công nghệ thông tin là ngành kỹ thuật cao.

Nhưng điều đó không có nghĩa là nữ học công nghệ thông tin kém.

Thực tế, những bạn nữ có thể tham gia đều là những “Cực phẩm” vì thế đừng coi thường con số 11% này. Họ đều là những người xuất chúng nhất đó.

Note: Bạn có muốn câu dẫn "Cực phẩm" như thế này không? Người ta nói nhất cự ly, nhì tốc độ đó. Vào cùng ngành thì cơ hội cao hơn rất nhiều. :v

1.2. Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin

Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin

Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin

Tại Việt Nam, 75% người làm trong ngành công nghệ thông tin là có bằng đại học.

Nhưng, hãy chú ý vào con số 3% chỉ tốt nghiệp THPT, điều này có nghĩa là cho dù bạn không có bằng đại học nào cả, bạn vẫn có thể làm công nghệ thông tin, làm lập trình bình thường.

Dĩ nhiên là bạn vẫn phải học, tự học hoặc học chương trình đào tạo phi chính quy nào đó.

Còn ở trên thế giới, theo Báo cáo khảo sát của Stack Overflow 2020 (diễn đàn lập trình viên lớn nhất thế giới): Có khoảng 25% lập trình viên không có bằng cấp.

Screenshot 2023 03 02 151215

Tình trạng bằng cấp của các lập trình viên trên thế giới

Trên thế giới thì hệ thống giáo dục của họ cởi mở hơn, họ quan tâm đến việc bạn có thể làm được gì hơn là bằng cấp bạn sở hữu.

Bằng cấp cũng ít có tính quyết định ở các công ty công nghệ trẻ. Vì rất nhiều người trẻ hiện nay cũng bị ảnh hưởng (được giáo dục) bởi nền giáo dục quốc tế.

Do đó, cho dù không có bằng cấp, vẫn có rất nhiều cơ hội mở cho bạn nếu bạn có thể làm được việc.
 

Bật mí: Ngành công nghệ thông tin là một ngành khởi nghiệp (Start up) dễ dàng nhất. Nếu bạn không thích đi xin việc, hãy KHỞI NGHIỆP.

 

1.3. Người làm công nghệ thông tin có thi chứng chỉ quốc tế gì không?

 

Số lượng chứng chỉ quốc tế của người trong ngành công nghệ thông tin

Số lượng chứng chỉ quốc tế

Đặc điểm ngành công nghệ thông tin là làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài.

Và công nghệ thực tế là mình học là của nước ngoài nên nếu bạn có chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ từ nhà phát hành công nghệ thì nó còn có giá trị cao hơn cả bằng cấp bạn lấy được ở Việt Nam.

Thấp nhất cũng phải sở hữu cho mình 1 – 2 chứng chỉ quốc tế, hoặc là nhiều hơn nếu bạn muốn có nhiều cơ hội rộng mở hơn trong ngành công nghệ thông tin.

1.4. Việc làm công nghệ thông tin ở đâu nhiều nhất?

 

Địa điểm làm việc công nghệ thông tin phổ biến nhất

Địa điểm làm việc công nghệ thông tin phổ biến nhất

Tại TP Hồ Chí Minh vẫn là nơi tụ tập nhiều công ty công nghệ nhất với 55% việc làm được tuyển dụng tại đây.

Hà Nội có 29%, tuy nhiên, tại Hà Nội lại là nơi tụ tập trụ sở của các công ty công nghệ hàng đầu như FPT, CMC, VNG, VCCORP, VNPT, Viettel…

1.5. Người trong “ngành” có khả năng ngoại ngữ như thế nào?

Trình độ ngoại ngữ của người trong ngành công nghệ thông tin

Trình độ ngoại ngữ của người trong ngành công nghệ thông tin

Như bạn thấy, có một lượng nhỏ người làm việc trong ngành công nghệ thông tin là không biết tiếng Anh là gì.

Có 23% chỉ biết tiếng Anh căn bản.

Ở đây, căn bản là như thế nào?

Tiếng Anh căn bản trong ngành công nghệ thông tin là có thể đọc, hiểu (và biết sử dụng Google Dịch) tài liệu tiếng Anh.

Điều này hoàn toàn có thể đạt được khi bạn học lập trình khoảng 1 – 2 năm.

Bởi vì học lập trình là sử dụng tiếng Anh, dùng nhiều bạn sẽ quen.

Thêm một chút nỗ lực nữa là đạt yêu cầu.

Nhưng dĩ nhiên, người có tiếng Anh tốt thì cơ hội cao hơn. Làm việc với đối tác nước ngoài (kiếm tiền $$$) dễ hơn.

Ngoài ra, Việt Nam gia công phần mềm cho đối tác Nhật Bản rất nhiều, vậy có một lượng lạp trình viên học thêm tiếng Nhật (Tối thiểu N3) để có thêm cơ hội việc làm lớn hơn.

1.6. Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin?

Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin

Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin

Đây là các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, bất kỳ ai tham gia ngành này cũng sẽ đi từ thấp đến cao để phát triển sự nghiệp của mình.

  • Under-graduate (Chưa tốt nghiệp): Có tỷ lệ 1% người chưa tốt nghiệp đã làm việc và có lương như bình thường. Số lượng này khá thấp vì hầu như đều là những bạn xuất sắc nhất.
  • Intern (Thực tập sinh): Hầu hết các bạn đều sẽ bắt đầu từ vị trí thực tập sinh. (Nhiều công ty cũng trả lương cho thực tập sinh rất cao)
  • Junior (Mới vô nghề): Số lượng này thường là mới đi làm chính thức 1 đến 2 năm.
  • Senior (Lão làng): Đây là các bạn đã làm nghề thành thạo và có nhiều kinh nghiệm thực tế.
  • Leader (Trưởng nhóm, trưởng …): Đây là những bạn có khả năng kỹ thuật cao (thường là Senior / Lập trình viên Fullstack) và có khả năng quản lý, dẫn dắt đội nhóm tốt.
  • Manager (Quản lý): Những người này thường là có khả năng quản lý thực sự nổi trội, khả năng kỹ thuật cũng khá cao (nhưng khả năng kỹ thuật không quyết định bạn sẽ làm quản lý)
  • Director (hay còn gọi là BOSS): Sếp

Còn một số chức danh tương đương khác nhưng không có ở đây:

  • Technical Leader: Người chịu trách nhiệm về công nghệ (thường là cho cả công ty)
  • Software Architect: Kiến trúc sư phần mềm. Đây là một trong những chức danh người thuộc hàng cao nhất trong sự nghiệp của một lập trình viên / kỹ sư phần mềm.

Ok, ở trên đây bạn đã biết đến chân dung tương lai của bạn như thế nào? Bạn sẽ làm việc với những ai rồi.

Vậy thì phần tiếp theo mình nghĩ sẽ rất thú vị và có ích cho bạn trong quá trình chọn học chuyên sâu về nhánh ngành gì trong ngành công nghệ thông tin nói chung.

2. NHU CẦU TUYỂN DỤNG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt cho việc học ngành gì? Bạn nên tìm hiểu kỹ về việc các nhà tuyển dụng họ cần gì?

Từ đó, học để đáp ứng nhu cầu của họ thì cơ hội việc làm của bạn cao hơn rất nhiều.

2.1. Nhu cầu tuyển dụng công nghệ thông tin

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông tin theo vai trò phổ biến

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông tin theo vai trò phổ biến

Như bạn thấy trong biểu đồ kết quả khảo sát ở trên, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên phát triển phần mềm (hay còn gọi là Lập trình viên) là cao nhất.

Tiếp đó đến nhóm hỗ trợ CNTT. Nhóm này thường là các nhóm hậu cần như Kế toán, Nhân viên hành chính, Nhân viên tuyển dụng, IT support, Mạng …

Nhóm quản lý dự án / sản phẩm cũng có nhu cầu khá cao. Nhưng vị trí này thường là tuyển những người đã có kinh nghiệm rất cao trong nghề.

Các bạn nữ có thể sẽ quan tâm đến nhóm QA / QC hay còn gọi là nhóm Quản lý chất lượng sản phẩm.

Nhóm này sẽ thực hiện một khâu và hoặc tham gia vào toàn bộ quy trình phát triển phần mềm để nhằm đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng là sản phẩm tốt nhất.

Thực tế:

Công việc chủ yếu của QA / QC là tìm lỗi để lập trình viên sửa chữa. Có một số QA / QC cao cấp thì chịu trách nhiệm luôn về chất lượng sản phẩm đầu ra (Vị trí cực kỳ quan trọng).

Công việc này phổ biến là phù hợp với các bạn nữ bởi cần sự tỉ mỉ, chỉn chu và chăm chỉ.

2.2. Mức lương tuyển dụng trung bình trong ngành công nghệ thông tin.

Mức lương luôn là niềm tự hào của những người làm trong ngành công nghệ thông tin, như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây.

Mức lương trung bình nhân lực ngành công nghệ thông tin theo vai trò phổ biến

Mức lương trung bình nhân lực ngành công nghệ thông tin theo vai trò phổ biến

Hầu hết các vị trí đều được trả hơn $1000 mỗi tháng, trong đó:

  • Quản lý dự án / sản phẩm là cao nhất. Vì thường vị trí này là sếp rồi :D.
  • Tiếp theo đó, Nhân viên phát triển phần mềm (lập trình viên) là được trả lương cao thứ hai.
  • Các vị trí khác như làm về Khoa học dữ liệu, Thiết kế UI / UX, Phần cứng / Mạng hay như QA / QC cũng đều có mức lương rất cao so với các ngành khác.

Vị trí nhân viên phát triển phần mềm được trả lương rất cao. Nhưng để cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi vào phần tiếp theo.

2.3. Nhu cầu tuyển dụng theo chuyên môn.

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên phát triển phần mềm chung là cao nhất, tiếp đó là tới mảng ứng dụng di động, ERP (Mảng phần mềm toàn diện cho doanh nghiệp)…

Mảng Lập trình viên Back end, Lập trình viên Full stack và AI (Trí tuệ nhân tạo) chỉ có khoảng 2 – 4%.

Nhưng đợi một chút, hãy xem tiếp sang biểu đồ tiếp theo để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn

Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn

Như bạn thấy ở trên, nhóm Back End, Full stack và AI là nhóm được trả lương cao nhất.

Điều này có nghĩa là gì?

Đó chính là 3 nhóm này cần người có trình độ kỹ thuật cao nên đồng nghĩa với việc là khó tuyển và tuyển ít (Vì tuyển 1 người họ làm việc bằng 10 người), ví dụ:

Trong một nhóm phát triển website nhỏ, số lượng nhân sự tham gia có thể có:
  • 2 – 3 lập trình viên Back end
  • 1 – 2 lập trình viên Front end
  • 1 Tester
  • 1 Designer
Nhưng kiểu gì cũng cần có (PHẢI CÓ) 1 Lập trình viên Full stack.

Tiếp đến, đây mới là phần quan trọng nhất này.

Các bạn học ngành công nghệ thông tin có thể sẽ được học rất nhiều công nghệ.

Nhưng thực tế khi đi làm, bạn sẽ chỉ làm với một nhóm công nghệ xoay quanh một vài ngôn ngữ chính mà thôi.

Chính vì thế, ai mà chẳng muốn chọn ngôn ngữ nào có số lượng tuyển nhiều nhất với lại lương cao nhỉ? 😀

2.4. Nhu cầu tuyển dụng công nghệ thông tin theo kỹ năng chuyên môn

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin theo Kỹ năng, ngôn ngữ

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin theo Kỹ năng, ngôn ngữ

Đối với nhu cầu tuyển dụng theo kỹ năng chuyên môn, hay nói đơn giản là ngôn ngữ lập trình chính thì:

  • JAVA – Là ngôn ngữ được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất. Bởi đây là ngôn ngữ lập trình được coi là tiêu chuẩn của lập trình viên hiện đại.
  • .NET và PHP là có nhu cầu cao thứ 2 và thứ 3.
  • JavaScript – là ngôn ngữ được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm vì hầu như là mặc định phải có trong lập trình web và có thể lập trình cả ứng dụng di động
Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin theo Kỹ năng, ngôn ngữ

Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin theo Kỹ năng, ngôn ngữ

Cũng theo đó, lương theo ngôn ngữ, công nghệ của Java, .NET, PHP cũng rất cao, lần lượt là $1.535, $1.470 và $1.421.

Cao nhất trong nhóm công nghệ được khảo sát là Ruby với $1.705

Nhưng nhu cầu tuyển dụng Ruby khá ít vì chỉ có các công ty Nhật Bản mới thích dùng Ruby (Người nhật tại ra Ruby mà).

Thêm nữa vị trí này thường cần có ngoại ngữ tiếng Nhật nên lương cao là đương nhiên.

Android / iOS cũng là công nghệ được trả lương cao bởi vì xu thế phát triển ứng dụng di động đang rất mạnh mẽ.

Đó là mức lương trung bình, nhưng để biết được cụ thể theo từng cấp độ kinh nghiệm, vai trò, kỹ năng được trả mức lương bao nhiêu thì mời bạn đọc thêm: Lương lập trình viên Việt Nam

3. CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÓ THỂ THEO HỌC?

Các ngành công nghệ thông tin có thể theo học

Các ngành công nghệ thông tin có thể theo học

Như các bạn đã được thấy thực tế qua khảo sát các lập trình viên ở trên, có rất nhiều con đường để có thể tham gia ngành công nghệ thông tin này.

Một lựa chọn phổ biến đó là học các ngành công nghệ thông tin tại các trường cao đẳng, đại học như:

  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ phần mềm
  • Kỹ thuật máy tính
  • Hệ thống thông tin
  • Mạng máy tính truyền thông
  • An ninh mạng..

Các ngành công nghệ thông tin nhìn chung được phân chia như vậy, mỗi nhánh ngành nhỏ sẽ có những đặc thù riêng để phục vụ cho công việc riêng, ví dụ:

  • Khoa học máy tính: Làm về Trí tuệ nhân tạo, Học máy, …
  • Công nghệ phần mềm: Làm phần mềm PC, Mobile, Website…
  • Kỹ thuật máy tính: Làm về thiết kế chip, hệ thống điều kiển tự động, Robotic…
  • Hệ thống thông tin: Làm quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích, đánh giá, …
  • Mạng máy tính và truyền thông: Vận hành Data center, Thiết kế hệ thống mạng…
  • An Ninh mạng: Làm về An toàn và Bảo mật thông tin, …

Các bạn muốn sau này mình làm chính về mảng nào thì có thể tùy theo đó mà chọn ngành học cho phù hợp hơn.

Ngoài các ngành thuộc đại học chính quy, việc bạn theo học các chương trình đào tạo phi chính quy hoặc tự học để có thể làm việc trong ngành công nghệ thông tin là hoàn toàn bình thường.

Thậm chí với chắc bạn cũng nghe tới các hệ thống đào tạo nổi tiếng như NIIT, Aptech vì đã hoạt động tại Việt Nam gần 20 năm nay.

4. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÊN HỌC TRƯỜNG NÀO?

Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào

Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào

Ở đây, mình sẽ nói đến một số trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin nổi bật để các bạn tham khảo.

Các trường cao đẳng, trung cấp khác mình sẽ không liệt kê vì hiện nay hầu như trường nào cũng có khoa CNTT, liệt kê ra sẽ rất nhiều.

Nếu bạn muốn theo học đại học chuyên ngành công nghệ thông tin thì hãy nhắm mục tiêu các trường:

Miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông
  • Học viện Kỹ thuật Quân Sự
  • Đại học FPT
  • Viện CNTT & Kinh tế số – Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Kỹ thuật Mật Mã

Miền Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Đại học Bách khoa
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật
  • Đại học Công nghệ Thông tin

 

5. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THI KHỐI NÀO?

Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Đối với các bạn có ý định học đại học 4 năm thì nên nhắm đến các trường đào tạo hàng đầu như mình đã kể ở trên.

Còn việc thi thố, xét tuyển thì ngành công nghệ thông tin luôn ưu tiên:

  • Khối A00 (Toán – Lý – Hóa): Vì ngành CNTT làm về logic, cần có tư duy tốt nên các bạn học tốt khối A00 sẽ có lợi thế hơn.

Nhưng hiện nay, để phù hợp nhất đối với ngành CNTT thì lại không phải khối A00 mà là khối A01:

  • Khối A01 (Toán – Lý – Anh): Vì tiếng Anh là cực kỳ quan trọng trong công nghệ thông tin nên tổ hợp A01 phù hợp hơn rất nhiều. Học tiếng Anh tốt là lợi thế rất lớn khi học CNTT và đi làm sau này.

Ngoài ra còn có một số khối khác cũng có thể thi xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin như:

  • Khối D01: Toán – Văn – Anh
  • Khối D10: Toán – Địa – Anh
  • Khối D07: Toán – Hóa – Anh

Lý do có nhiều khối như vậy là vì công nghệ thông tin ứng dụng ở khắp các ngành nghề, có kiến thức liên quan thì sẽ có thể xây dựng những sản phẩm liên quan cho các ngành nghề đó.

Vì thế, bạn học giỏi Văn, Địa … cũng là có thể xét tuyển theo khối D01 hoặc D10.

Và đừng nhầm tưởng những khối này “Kém sang” hơn các khối A00, A01.

Thực tế, những khối ngành này liên quan đến khả năng ghi nhớ, sáng tạo, dữ liệu. Nó rất có ích khi xây dựng các sản phẩm công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao.

Logic hay Tư duy thì chỉ cần môn Toán là đã đủ để phản ánh rồi.

Các môn Hóa, Lý cũng chỉ là hỗ trợ và có lợi khi xây dựng những sản phẩm cần những kiến thức đó mà thôi.

6. 10 SỰ THẬT SĨ TỬ NÊN BIẾT SỚM HƠN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

10 sự thật các sĩ tử nên biết về ngành công nghệ thông tin

10 sự thật các sĩ tử nên biết về ngành công nghệ thông tin

Những điều mình sắp chia sẻ ở đây có lẽ nhiều nơi sẽ không viết.

Sự thật ngành công nghệ thông tin không phải màu toàn màu “Hường”.

Bất kỳ ngành nào cũng vậy, ngành công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ.

Ngoài những lợi ích, lương thưởng, môi trường, cơ hội thì mình nghĩ các bạn sắp thi tuyển vào các ngành công nghệ thông tin cần phải biết sớm những điều này.

SỰ THẬT #1: 90% sĩ tử đâm đầu vào ngành công nghệ thông tin không phải vì đam mê công nghệ thực sự.

Lưu ý!

> Nếu bạn không đam mê CNTT thật sự mà vẫn muốn học CNTT thì nên đọc những lời CAN GIÁN của cộng đồng công nghệ J2TEAM với gần 300.000 thành viên tại đây. Sẽ còn nhiều sự thật phũ phàng hơn nữa =))

demo nhung loi can gian khong nen lua chon hoc nganh cong nghe thong tin1

Demo những lời can gián các em 2K2 chọn học ngành công nghệ thông tin

SỰ THẬT #2: Bạn sẽ không tìm thấy bạn gái ở trong lớp của mình (Bởi vì đếu có “gái” đâu. Nếu có thì cũng bị thằng khác ẵm mất rồi)

Edit: Mấy năm gần đây số lượng các bạn nữ học ngành CNTT cũng rất nhiều. Không lo đâu nhé :D. Mà dù gì, chỉ cần có cái mác trai CNTT, biết cài win, sửa máy in thì khối em khoa khác đổ rầm rầm rồi. =)) (Đùa chút thôi)

SỰ THẬT #3: Bạn sẽ dần dần mất liên hệ với thế giới bên ngoài bởi vì tự kỷ với máy tính và những dòng code quá nhiều. (Kèm theo bệnh trĩ kinh niên :v)

SỰ THẬT #4: Khả năng tán gái thần sầu hồi cấp 3 cũng sẽ dần biến mất. Hay nói chính xác là nó sẽ tỷ lệ nghịch với khả năng kỹ thuật. Bạn càng giỏi lập trình thì khả năng tán gái càng gần bằng 0.

(Nhưng mà thời nào cũng thế, các cô gái vẫn thích Cool Boy và kiệm lời có lúc lại là một thế mạnh thì sao. Haha)

SỰ THẬT #5: Bạn sẽ phải đi làm rất sớm (khổ lắm luôn), vì ra trường công ty nào cũng đòi xem bạn đã làm những dự án thực tế nào? Nếu bạn không bao giờ đi ra ngoài làm / trải nghiệm thì khi ra trường bằng khá cũng thất nghiệp như thường.

(Đó cũng là một trong những lý do thu nhập của ngành này cao hơn các ngành khác chăng ^^)

SỰ THẬT #6: Các công ty công nghệ lúc nào cũng thiếu người. Nhưng đó là thiếu người làm chăm chỉ / người nỗ lực / người làm được việc / người giỏi mà thôi.

(Thật đó, và cơ hội được làm việc tại những tập đoàn lớn, đa quốc gia hay các ngân hàng to to hiện giờ cũng ko ít nha)

SỰ THẬT #7: Rất nhiều người học công nghệ thông tin rồi đi làm trái ngành. Lý do phổ biến nhất đó là do HỌC QUÁ NHIỀU THỨ (Lý thuyết) mà chẳng thực sự “LÀM ĐƯỢC” cái nào.

(Bạn nên định hướng theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và phát triển sâu hơn chứ đừng Cái gì cũng biết mà rốt cục lại Chẳng biết cái gì)

SỰ THẬT #8: Làm ngành công nghệ thông tin không có chuyện làm “8 giờ sáng đến công ty, 5 rưỡi chiều xách mông đi về”. OT (Overtime – Làm việc ngoài giờ) là chuyện liên tục. Chính vì thế, đây cũng là một rào cản đối với các bạn nữ. (Thật sự thì ngày thường lướt FB suốt, gần đến hạn mới cắm đầu đi làm :((( )

SỰ THẬT #9: Không có chuyện học hết 1 lần rồi đi làm. Vì công nghệ thông tin là thay đổi liên tục, tất các những người làm công nghệ đều “Vừa học – Vừa làm” cả đời. “MÃI BÊN NHAU BẠN NHÉ” – Sự nghiệp học hành Said.

SỰ THẬT #10: Không có chuyện học cái gì thì đi làm cái đấy. Điều này quyết định bởi khách hàng cần cần công nghệ gì. Nếu bạn chỉ làm những cái gì bạn đã được học ở trường thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được / thậm chí sớm bị đào thải.

BONUS #1: Nhiều người trong ngành công nghệ thông tin sẽ chuyển ngành ở giai đoạn khoảng 35 tuổi vì công nghệ mới cứ ra đều hàng năm, học không kịp nữa =)).

BONUS #2: Người trong ngành công nghệ thông tin khá là thẳng thắn và ít nói hoa mỹ (Vì có phải dân giỏi văn vở quái đâu). Thế nên nếu lỡ “Code ngu” thì thường bị ăn chửi sấp mặt. Nhưng ăn chửi nhiều sẽ khôn lên. Chắc chắn =)).

Note: Không có ý vùi ngăn cản ước mơ của bạn. Mình chỉ nói sự thực 96,69% thôi nhé. 😀

Nhiều cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên học CNTT tại FUNiX được đào tạo kiến thức thực tế, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mức thu nhập hấp dẫn.

Bà Lê Minh Đức – Trưởng Ban Tuyển sinh Trường FUNiX chia sẻ thông tin tuyển sinh và đào tạo tại trường cũng như cơ hội cho sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin tại chương trình On EduTalk – Tư vấn Tuyển sinh Đại học do Hệ thống Giáo dục HOCMAI kết hợp với VTVcab triển khai.

Ngành Công nghệ thông tin “khát” nguồn lực

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên Vật Lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, nguồn nhân lực hiện tại của ngành Công nghệ thông tin chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thiếu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Bà Lê Minh Đức cũng cho biết, thực trạng này dẫn đến các công ty phải cạnh tranh bằng chế độ đãi ngộ, lương thưởng… Trong khi đó, về phương diện đào tạo, tình trạng thiếu giảng viên trở nên phổ biến.

Theo đó, cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT đang rộng mở. Sinh viên có thể thực tập tại các công ty từ năm thứ ba đại học và đi làm chính thức ngay sau khi tốt nghiệp. Một điểm hấp dẫn khác của ngành này nằm ở mức thu nhập cạnh tranh.

“Mức thu nhập xuất phát điểm của sinh viên ngành Công nghệ thông tin không khác nhiều so với các ngành khác nhưng giai đoạn sau nếu các em kiên trì và học hỏi bổ sung kiến thức, mức lương đạt được sẽ là không có giới hạn, thậm chí có thể lên đến 50 triệu, 100 triệu đồng một tháng”, Bà Lê Minh Đức cho biết.

Cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, người đi làm

Chương trình Đại học CNTT tại FUNiX triển khai theo hình thức trực tuyến. Sinh viên sẽ được cung cấp học liệu là các video của thầy cô từ những trường đại học hàng đầu thế giới và được trợ giúp, tư vấn bởi mentors – đội ngũ hướng dẫn đang công tác trong ngành công nghệ thông tin.

Do bản chất là chương trình học trực tuyến, bất cứ ai cũng có thể đăng ký học tại FUNiX. Học viên của trường hiện gồm cả những người đã đi làm, sinh viên đang theo học tại các trường đại học khác và học sinh trong độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 12 có niềm đam mê và yêu thích công nghệ thông tin từ sớm.

Tuy nhiên, để kết thúc chương trình và nhận bằng đại học, học viên vẫn phải đảm bảo các quy định của Bộ Giáo dục như tốt nghiệp THPT, có chứng chỉ tiếng Anh.

Học viên không cần thiết phải có kiến thức về công nghệ thông tin ngay từ đầu, ngay trong học kỳ một, chương trình học sẽ trang bị những kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho sinh viên ứng dụng kiến thức vào giai đoạn sau.

Đội ngũ hướng dẫn là các chuyên gia trong nghề

Hiểu rõ những khó khăn của sinh viên trong quá trình học trực tuyến như thường gặp phải những vướng mắc mà không có người giải đáp, FUNiX cung cấp cho học viên hệ thống tổng đài kết nối với đội ngũ hướng dẫn (Mentors) – để gỡ rối. Hơn 2.600 mentor môn  đều là những chuyên gia đang trực tiếp làm việc trong ngành CNTT.

Điều này đảm bảo những vướng mắc của sinh viên được tư vấn và giải đáp thực tế, hiệu quả. Việc kết nối với chuyên gia trong nghề cũng góp phần hướng nghiệp cho sinh viên. Thực tế, nhiều mentor đã nhận ra tiềm năng và tuyển dụng học viên vào doanh nghiệp mình ngay trong quá trình trao đổi, hỏi đáp.

Từ trái qua phải: Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Bà Lê Minh Đức và MC Huyền Trang

Do chương trình học được thiết kế tập trung vào những phần kiến thức, kỹ năng mang tính thực tế để áp dụng vào công việc, sau khi hoàn toàn ba học kỳ đầu, sinh viên có thể đi làm tại các doanh nghiệp và vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, nhằm khích lệ tinh thần học tập của học viên, đội ngũ cổ động của FUNiX (Hannah) có trách nhiệm theo sát quá trình học tập, cùng sinh viên đặt ra mục tiêu cụ thể, vượt qua khó khăn và tạo động lực hoàn thành kế hoạch học tập.

Chính sách học phí và học bổng

Chương trình học Đại học tại FUNiX bao gồm 8 học kỳ với tổng học phí khoảng 90 triệu đồng trong đó mỗi học kỳ kéo dài khoảng 6 tháng. Sinh viên có thể rút ngắn thời gian học nếu đầu tư công sức và tiếp thu bài học hiệu quả.

Để khích lệ tinh thần học học viên, trường có những chính sách trao phần thưởng và học bổng hoàn lại một phần học phí cho những học viên giỏi, hoàn thành chương trình học nhanh.

Top 10 công việc ngành CNTT lương cao nhất nước Mỹ

Nhà khoa học nghiên cứu máy tính và thông tin đứng đầu bảng với mức lương 126.830 USD một năm, Lập trình viên phần mềm lương 110.410 USD một năm.

Công nghệ 4.0 đã đưa ngành công nghệ kỹ thuật sang một trang mới. Ngành công nghệ thông tin (CNTT) trở thành mũi nhọn cho sự phát triển nền kinh tế. Mỹ – cái nôi của hàng nghìn tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới luôn là miền đất hứa cho các nhân tài ngành IT. Bất chấp sự biến động của nền kinh tế thời gian vừa qua, các công việc trong nhóm ngành CNTT liên tục được dự báo tăng trưởng mạnh hơn mức trung bình của tất cả các nghề nghiệp khác.

Những ngành nghề này dự kiến tạo thêm khoảng 531.200 việc làm mới. Nhu cầu lớn đối với nhân sự lĩnh vực này chủ yếu xuất phát từ việc chú trọng vào điện toán đám mây, thu thập và lưu trữ dữ liệu lớn và bảo mật thông tin trong tương lai.

Mỹ còn đưa ra những chính sách đặc biệt để thu hút nhiều tài năng, nhân sự nước ngoài như chương trình STEM OPT (cho phép ở lại Mỹ làm việc trong các ngành khoa học, kỹ thuật, máy tính lên đến 3 năm), visa H1B (cho phép công ty tại Mỹ tuyển dụng và thuê những chuyên gia người nước ngoài trong các ngành nghề chuyên môn làm việc tại Mỹ trong khoảng thời gian nhất định).

Theo dữ liệu cập nhật từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (U.S Bureau of Labor Statistics), mức lương trung bình hàng năm cho các vị trí thuộc nhóm ngành CNTT là 91.250USD (tháng 5/2020), hơn gấp đôi mức lương trung bình của tất cả các nghề là 41.950USD.

Dưới đây là bảng thống kê Top 10 công việc ngành CNTT có mức lương trung bình hàng năm cao nhất tại Mỹ, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.

Top 10 công việc ngành CNTT có mức lương trung bình hàng năm cao nhất tại Mỹ, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.

Top 10 công việc ngành CNTT có mức lương trung bình hàng năm cao nhất tại Mỹ, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.

Trong đó, vị trí Software Developers – Lập trình viên phần mềm sở hữu mức lương hấp dẫn 110.410 USD/năm, 52,95 USD/giờ. Bang Washington là nơi tập trung nhiều nhân sự ngành này nhất, tiếp đến là Texas và Washington với mức lương trung bình hàng năm có thể lên đến 138.400 USD (bang Washington).

Vị trí Lập trình viên phần mềm tại Mỹ sở hữu mức lương 110,410USD/năm, 52.95USD/giờ

Vị trí lập trình viên phần mềm tại Mỹ sở hữu mức lương 110.410 USD một năm, 52,95 USD một giờ.

Ngành CNTT đã “lên ngôi” trong thời đại 4.0 với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở. Được làm việc và trải nghiệm thực tế tại các tập đoàn công nghệ và máy tính hàng đầu thế giới đặt tại Mỹ (như Microsoft, Intel, Apple, Google) cũng là điểm cộng lớn trong CV của các chuyên gia IT.

Chương trình du học Mỹ Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Maharishi International University

Du học Mỹ Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính là một trong những lựa chọn hấp dẫn cho các bạn đang làm việc trong ngành IT tại Việt Nam, muốn nâng cao trình độ và mở ra cơ hội mới cho bản thân tại xứ sở cờ hoa.

Phan Xuân Đạt – kỹ sư phần mềm sinh năm 1995 đã chọn du học tại Maharishi International University (MIU) cùng EduPath sau khi tốt nghiệp ngành Software Engineering và có hai năm kinh nghiệm đi làm tại một công ty công nghệ Nhật Bản tại Đà Nẵng.

Chinh phục thành công visa Mỹ và nhập học ngay kỳ tháng 8/2019, hiện Đạt làm việc tại ATGwork – công ty chuyên về dịch vụ đám mây cho Amazon, Microsoft.

Phan Xuân Đạt đang làm việc tại ATGwork – công ty chuyên về dịch vụ đám mây cho Amazon, Microsoft với mức lương hấp dẫn tại Mỹ.

Phan Xuân Đạt đang làm việc tại ATGwork – công ty chuyên về dịch vụ đám mây cho Amazon, Microsoft với mức lương hấp dẫn tại Mỹ.

Ông Phan Xuân Huy – phụ huynh của Phan Xuân Đạt chia sẻ về quyết định du học của con mình: “Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa EduPath và trường MIU, cùng đội ngũ tư vấn nhiệt tình, ngay từ lúc bắt đầu đăng ký đến khi phỏng vấn visa nên con trai tôi đã thành công chinh phục chương trình thạc sĩ vừa học vừa làm của trường MIU, nhập học khoá tháng 08/2019”.

Ông Huy cho biết thêm, môi trường học ở MIU thân thiện, chương trình giảng dạy tiên tiến, khai thác tối đa sự sáng tạo của sinh viên. “Các bạn trẻ chuyên ngành IT hãy tự tin cùng EduPath tham gia chương trình này nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp tại Mỹ”, ông Huy nói.

Lý do nên du học Thạc sĩ Khoa học máy tính tại MIU?

– Chi phí chỉ còn 4.000 – 5.000 USD cho cả khoá học (sau khi trường đã hỗ trợ).

– 8 tháng training lý thuyết và hai năm thực tập hưởng lương full-time tại các công ty công nghệ hàng đầu.

– Mức lương thực tập trung bình 6.700 USD một tháng.

– Sở hữu tấm bằng Thạc sĩ (Master of Science in Computer Science).

– Có thể mang cả gia đình theo cùng đến Mỹ.

– Có thể tiếp tục làm việc tại Mỹ sau tốt nghiệp với visa H1B, cơ hội định cư hoàn toàn rộng mở.

EduPath là tổ chức tư vấn du học, du lịch, định cư có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với hơn 5.000 tổ chức và trường đối tác tại các nước Mỹ, Canada, Australia, Anh, Singapore, New Zealand và Philippines. Mỗi năm, EduPath giúp hàng trăm học sinh, sinh viên du học tại các nước trên với nhiều suất học bổng đa dạng lên đến 100% từ bậc trung học đến đại học và thạc sĩ.

(Nguồn: EduPath)

it helpdesk chuyen nghiep

Những kỹ năng cần có của IT Helpdesk

IT Helpdesk là gì? Chúng ta sẽ biết được những yêu cầu cho bộ phận này sau khi hiểu rõ về khái niệm IT Helpdesk nhé.

Với sự phát triển chóng mặt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mọi người không còn xa lạ với các anh chàng làm IT nữa. Vậy định nghĩa từ IT Helpdesk như thế nào cho chính xác?

Đi đôi với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các phần mềm, cũng như các nền tảng công nghệ, chúng ta bắt buộc phải cập nhật để phù hợp với xu hướng của xã hội, của xa lô thông tin mà chúng ta là một mắt xích trong đó. Bộ phận trợ giúp cho công việc của bạn, tiếp cận, hỗ trợ dịch vụ máy tính, mạng, internet, wifi, cũng như giải quyết các vấn đề phần mềm, phần cứng trong Doanh nghiệp của bạn chính là bộ phận IT. Trong đó, IT Helpdesk là một thành phần rất quan trọng.

Vậy IT Helpdesk (Technical support) là gì?

it helpdesk

IT Helpdesk là bộ phận hỗ trợ dịch vụ IT. Bộ phận này sẽ hỗ trợ người dùng tiếp cận hệ thống công nghệ thông tin trong Doanh nghiệp và internet.

Mỗi Doanh nghiệp sẽ có một bộ phận IT Helpdesk. Bộ phận này sẽ giúp giải quyết các vấn để hư hỏng về máy tính cũng như giải quyết khi mạng công ty gặp vấn đề.

Các Doanh nghiệp cũng có thể thuê riêng một công ty chuyên về IT như IT Systems. Những công ty dịch vụ IT có kinh nghiệm trên nhiều hệ thống nên sẽ giải quyết sự cố mạng, IT, máy tính, sever nhanh chóng. Bên cạnh đó, chi phí cần trả cũng rất cạnh tranh. Không những vậy, họ sẽ tiến hành chẩn đoán và hạn chế rủi ro sau này.

Vậy kỹ năng của Phòng IT cần những gì? Kỹ năng của IT Helpdesk cần những gì? Tại sao bộ phận này là một bộ phân không thể thiếu cho các Doanh nghiệp, cho dù thuê riêng hay thuê ngoài thì đều quan trọng như vậy?

IT Systems chia sẻ cho Doanh nghiệp và các bạn thích ngành máy tính và muốn xác định mình theo nghề máy tính thì cần những kỹ năng sau để trở thành 1 IT helpdesk chuyên nghiệp.

  1. Hiểu biết về máy tính, hiểu biết hệ thống mạng Lan, wan, internet và các phương cách kết nối hệ thống mạng.
  2. Có khả năng, kinh nghiệm cài đặt sửa chữa các thiết bị như máy tính, mạng, dây mạng, cáp…
  3. Biết cài đặt sửa chữa, bảo trì tất cả các thiết bị của người dùng ví dụ như: máy tính PC, laptop, máy in, fax, scanner và các thiết bị di động
  4. Giải quyết được các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp:
    1. Máy tính nhân viên bị hỏng thì phải xử lý thế nào.
    2. Mạng của công ty bị hỏng phải tìm và khắc phục ra sao.
    3. Thiết bị IT của công ty đã cũ thì phải hiểu và xử lý thế nào.
    4. Xác định và giải quyết các vấn đề về phần cứng máy tính, server, network nhanh chóng.
    5. Quản trị hệ thống server nội bộ của công ty. Có kế hoạch quản trị rõ ràng.
    6. Hỗ trợ nhân viên và xử lý các lỗi liên quan đến máy tính, mạng máy tính, phần mềm liên quan.
    7. Quản lý các thiết bị của công ty khác như: máy in, fax, video conference. Telephone, điện thoại analog, điện thoại voip.
    8. Quản lý vận hành hệ thống mạng phục vụ các dịch vụ Data Center.
    9. Vận hành và tối ưu phát triển các hệ thống lớn, phục vụ hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn user.

kỹ năng cần có của IT helpdesk

Công nghệ thông tin là một ngành rất rộng và đang rất phát triển rất nhanh. Nhanh không tưởng luôn. Bộ phận IT helpdesk cũng nằm trong sự phát triển mạnh mẽ ấy. sự phát triển của IT nói chung và IT helpdesk nói riêng đã và đang mang lại cho ngành công nghệ thông tin những lợi ích vô cùng quan trọng.

Hy vọng IT Systems có thể giải thích một phần thắc mắc của bạn cũng như những ai muốn tìm hiểu IT Helpdesk là gì, những kỹ năng IT Helpdesk cần phải có để trở thành một IT Helpdesk giỏi. có thể mang lại giá trị cho sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin.

it helpdesk

IT Helpdesk là gì?

IT Helpdesk là gì?

IT Helpdesk là một bộ phận bên trong một tổ chức. Có trách nhiệm trả lời các câu hỏi kỹ thuật của người dùng mọi vấn đề liên quan đến IT.

Hầu hết các công ty CNTT lớn như IT Systems đã lập ra bộ phận IT Helpdesk để trả lời các câu hỏi từ khách hàng của họ. Các câu hỏi và câu trả lời của họ thường được chuyển bằng e-mail, điện thoại, Zalo, viber, trang web hoặc trò chuyện trực tuyến.

it helpdesk la gi

Ngoài ra, các công ty khác không phải ngành CNTT cũng có IT Helpdesk riêng, nội bộ nhằm cung cấp hình thức trợ giúp tương tự công ty IT, nhưng chỉ dành riêng cho nhân viên trong tổ chức của mình.

IT Systems nói về IT Helpdesk:

IT Helpdesk cung cấp một đầu mối liên hệ duy nhất cho người dùng để nhận hỗ trợ. Thông thường, bộ phận IT Helpdesk xử lý yêu cầu bằng cách sử dụng phần mềm ITSM hoặc hệ thống riêng để trợ giúp, cho phép các bạn trong bộ phân IT Helpdesk theo dõi được các yêu cầu của người dùng, dễ dàng tìm giải pháp giải quyết các vấn đề cho người dùng và sắp xếp được đô ưu tiên cho ban giám đốc, cấp trưởng phòng…

it helpdesk

IT Helpdesk quy mô hơn sẽ có các cấp độ khác nhau để quản lý các loại câu hỏi khác nhau của người dùng.

  1. Cấp độ đầu tiên thường được thiết lập để trả lời các câu hỏi có lẽ là phổ biến nhất hoặc cung cấp các câu trả lời thường thuộc về cơ sở kiến thức hoặc Câu hỏi thường gặp.
  2. Nếu các kỹ thuật viên của bộ phận trợ giúp không thể giải quyết vấn đề ở cấp độ đầu tiên, thì vấn đề sau đó sẽ được chuyển sang cấp độ thứ hai, thường sẽ có nhân viên được đào tạo tốt hơn có thể xử lý các truy vấn phức tạp hơn.
  3. Các tổ chức cũng có thể sử dụng cấp thứ ba cao hơn như IT Systems, các chuyên gia IT thường xử lý các yêu cầu phức tạp hơn, chẳng hạn như sửa lỗi và cập nhật có tác động trực tiếp đến các khách hàng lớn hơn.

Tóm lại: IT Helpdesk là một bộ phận không thể thiếu trong một tổ chức, Doanh nghiệp. Bộ phận IT sẽ giúp bạn quản lý khoa học hệ thống mạng, máy tính, máy chủ. Góp phần tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp bạn. Bạn có thể lập ra một đội ngũ IT để làm việc này. Hoặc thuê các công ty dịch vụ IT như IT Systems để thay bạn xử lý mọi vấn đề về công nghệ thông tin.

Một số chức vụ tiêu chuẩn liên quan đến IT Helpdesk bao gồm Trung tâm Ứng phó CNTT, Trung tâm Hỗ trợ Máy tính, Trung tâm Thông tin, Trung tâm Giải pháp CNTT, Trung tâm Hỗ trợ Khách hàng, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật, Trung tâm Tài nguyên, v.v..

Tham khảo dịch vụ IT Helpdesk 

IT SYSTEMS.

Product has been added to your cart
Liên hệ