Home
Shop
itsystems.com .vn 4 1

1 vài tiêu chí chọn tai nghe tốt nào để học trực tuyến

Tai nghe tốt để học, giảng dạy trực tuyến không cần đắt tiền, âm thanh hay, mà nên gọn gàng, cho cảm giác đeo thoải mái.

Thiết kế gọn gàng

Tai nghe tốt để học tập làm việc

Tai nghe tốt phù hợp với học tập và làm việc trực tuyến là tai nghe dạng chụp đầu. Ảnh: Akg.

Việc học hay giảng dạy trực tuyến có thể kéo dài hàng giờ liên tục, vì thế, lựa chọn tai nghe có thiết kế phù hợp, đem lại sự thoải mái là ưu tiên hàng đầu. Nhỏ gọn nhất là tai nghe in-ear, nhưng chúng vẫn tạo cảm giác bí, khó chịu khi dùng lâu. Vì thế, nên lựa chọn dạng tai nghe chụp đầu với thiết kế ốp vừa đủ với tai, có đệm lót êm và không cần quá lớn, trùm hết tai. Tai nghe nên làm từ các vật liệu nhẹ, như nhựa, thay vì kim loại hay gỗ. Vòng đeo nên có đệm mút để điều chỉnh được nhiều kích cỡ khác nhau.

Nhiều dòng tai nghe chơi game cũng có thiết kế đeo thoải mái, phù hợp sử dụng nhiều giờ, nhưng đa phần có ngoại hình hầm hố, thậm chí còn thêm đèn LED phát sáng nên không phù hợp khi học hay họp trực tuyến.

Tích hợp microphone

itsystems.com .vn 2

Tai nghe tốt có microphone dạng cần xoay cho chất lượng thu âm nhạy hơn loại tích hợp vào dây dẫn.

Không chỉ cần âm thanh rõ ràng, âm lượng đủ nghe, micro thu âm cũng là chi tiết cần để ý khi học hay giảng dạy trực tuyến. Thực tế, không phải tai nghe nào cũng tích hợp sẵn microphone. Một số tai nghe của điện thoại di động khi cắm và sử dụng với máy tính không thể kích hoạt micro.

Nên lựa chọn tai nghe có micro dạng cần giúp đưa micro gần hơn với miệng, thu âm nhạy, rõ hơn mà không cần nói quá lớn. Sử dụng micro trên tai nghe thay vì micro có sẵn trên laptop, webcam cũng đem lại chất lượng thu âm tốt hơn, giảm nhiễu, làm rõ tiếng và bớt bị lẫn âm thanh từ môi trường xung quanh.

Chiều dài dây và giắc kết nối đủ dài

Nếu dùng laptop hay điện thoại di động, không cần quan tâm nhiều đến chiều dài của dây tai nghe. Nhưng sử dụng máy tính để bàn cần chú ý độ dài của dây nên từ 1,5 đến 2 m. Chiều dài này cũng đủ để nói chuyện trong lúc đứng, hoặc đi lại quanh máy tính. Lưu ý, dây của các mẫu tai nghe nhạc hay tai nghe cho thiết bị di động thường có chiều dài khoảng 1 m, nên dễ bị ngắn khi sử dụng với máy tính để bàn.

itsystems.com .vn 3 1

Nhiều tai nghe đàm thoại sử dụng giắc kết nối USB thay vì 3,5 mm. Ảnh: skelbiu

Giắc kết nối cũng cần để ý vì thực tế trên thị trường, không phải tai nghe đàm thoại dành cho máy tính nào cũng dùng cổng 3,5 mm thông dụng. Một số tai nghe, như Jabra UC Voice 150 hay Logitech H340, lại sử dụng cổng USB-A để được chất lượng âm thanh, thu âm tốt hơn.

Không cần sản phẩm đắt tiền

Tai nghe nói chung có giá bán đa dạng, có thể chỉ từ vài chục nghìn đồng nhưng cũng có loại giá hàng triệu hay trăm triệu đồng. Để sử dụng cho việc học hay giảng dạy trực tuyến, bạn không cần sắm tai nghe quá đắt tiền và yêu cầu chất lượng âm thanh cao như tai nghe nhạc.

Bạn nên lựa chọn các thương hiệu tai nghe chuyên dụng cho nhu cầu làm việc, hội nghị, ví dụ Logitech, Jabra hay dòng PC của Sennheiser thay vì các dòng tai nghe nhạc hay chơi game, xem phim. Những sản phẩm có giá từ 200.000 đến 500.000 đồng nhưng thực tế vẫn cho hiệu quả sử dụng tốt, vì âm thanh, thiết kế đã được tối ưu hoá đàm thoại trực tuyến.

Tránh tai nghe không dây

itsystems.com .vn 4 1

Tai nghe không dây phổ biến, nhiều mẫu mã, nhưng giá cao và phù hợp với smartphone hơn là máy tính. Ảnh: Tuấn Anh

Sử dụng tai nghe không dây cho cảm giác sử dụng thoải mái, bớt vướng víu và có thể dễ dàng di chuyển ngay cả khi đang nghe hay đàm thoại. Tuy nhiên, tai nghe không dây thỉnh thoảng kết nối không ổn định, trễ âm thanh hay kém tương thích với một số dòng máy tính. Bên cạnh đó, khi dùng cần quan tâm đến thời lượng pin. Giá của tai nghe không dây cũng đắt hơn nhiều so với các dòng tai nghe đàm thoại có dây.

vnexpress.net

Bình chọn
Lemur Pro: Một trong những laptop linux đáng sở hữu nhất hiện nay

Lemur Pro: Một trong những laptop linux đáng sở hữu nhất hiện nay

Nếu bạn đang cảm thấy chán ngấy Windows và muốn tìm cho mình một mẫu máy tính xách tay Linux mạnh mẽ, Lemur Pro chắc chắn là cái tên mà bạn nên đưa vào danh sách cân nhắc. Đây là mẫu máy tính xách tay Linux mới nhất của nhà sản xuất System76, trình làng cách đây 1 tháng và chính thức mở bán từ 12/4.

Lemur Pro được System76 định vị ở phân khúc máy tính xách tay cao cấp, do đó, nó sở hữu nhiều điểm mạnh khiến những người khó tính nhất cũng phải hài lòng.

itsystems.com .vn 6

Lemur Pro có thể gập xoay 360°

Đầu tiên là ở thiết kế mỏng nhẹ và khả năng di động tuyệt vời, trong khi vẫn sở hữu viên pin đảm bảo thời lượng sử dụng lâu dài. Cụ thể, Lemur Pro có trọng lượng chỉ 0,99kg nhờ bộ khung hợp kim siêu nhẹ, nhưng vẫn cho thời thượng sử dụng liên tục kéo dài 14 tiếng.

Cầu hình phần cứng cũng là điểm cộng cần nói tới trên Lemur Pro. Ở phiên bản cao nhất, chiếc máy tính xách tay này được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7-10510U với 4 lõi và 8 luồng, RAM DDR4 40GB chạy ở 2666MHz, ổ lưu trữ NVMe 4TB, màn hình kép 14inch hỗ trợ độ phân giải 1440p và 3 năm bảo hành. Trong khi đó, phiên bản cơ sở sở hữu con chip Core i5 10510U 4 lõi 8 luồng RAM 8GB và dung lượng lưu trữ 240GB, với màn hình được trang bị là loại 14,1 inch, độ phân giải Full HD, với khả năng gập xoay 180° tiện lợi cho nhiều tình huống sử dụng.

Lemur Pro cũng sở hữu bàn di chuột đa điểm, bàn phím QWERTY có đèn nền, Wi-Fi không dây Intel, webcam HD 720p, loa âm thanh nổi và đặc biệt là Kensington Lock.

Về tiện ích kết nối, mẫu máy tính xách tay Linux này đi kèm với 2 cổng USB 3.0 Type-A, 1 cổng USB 3.1 Type-C với DisplayPort, cổng HDMI và đầu đọc thẻ MicroSD. Tất cả được gói gọn trong một bộ khung siêu mỏng với cân nặng chưa tới 1kg, cho phép bạn mang theo bên mình và làm việc ở bất cứ đâu.

itsystems.com .vn 8

Mỏng gọn cho khả năng di động cao

Tuy nhiên, yếu tố khiến Lemur Pro trở thành một mẫu máy tính xách tay đặc biệt chính là việc nó sử dụng phần mềm nguồn mở Coreboot của System76, bao gồm firmware điều khiển nhúng cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn chức năng của bàn phím, pin và quạt tản nhiệt.

Và cũng tương tự như các mẫu máy tính System76 khác, Lemur Pro sẽ được xuất xưởng với hệ điều hành Pop! _OS 19.10 được tinh chỉnh độc quyền, hoặc bạn cũng có thể chọn giữa Pop!_OS 18.04 LTS và Ubuntu 18.04.

Bạn có thể tùy ý định cấu hình và đặt Lemur Pro ngay bây giờ trên cửa hàng trực tuyến System76 (system76.com/laptops/lemp9/configure). Giá bán sẽ bắt đầu từ 1.099 USD (khoảng 26 triệu đồng) đến tối đa 2.923 USD (khoảng 68 triệu đồng) tùy thuộc vào cấu hình cụ thể mà bạn chọn.

quantrimang.com

Bình chọn

Cục An toàn Thông tin khuyến cáo không dùng Zoom

Ứng dụng Zoom có nhiều lỗ hổng bảo mật chưa được xử lý triệt để, gây lộ thông tin cá nhân và đường dẫn vào các cuộc họp, học trực tuyến.

Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT) và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho hay, các nội dung lộ từ Zoom bao gồm email, mật khẩu, đường dẫn URL của các cuộc họp và mật khẩu kèm theo. Từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã được công bố nhưng chưa được hãng khắc phục triệt để, như CVE-2020-11500 với mức độ nguy hiểm cao có thể khiến tin tặc xem được hình ảnh trong cuộc họp mà không cần tên, mật khẩu. Lỗi này chưa có bản vá. Lỗ hổng CVE-2020-11469 tồn tại trên phiên bản Zoom 4.6.8 khiến máy tính của người dùng có thể bị chiếm quyền điều khiển từ xa. Lỗi CVE-2020-11470 giúp tin tặc có thể truy cập trái phép vào camera, micro của người dùng…

Cục An toàn Thông tin khuyến cáo các cơ quan, tổ chức nhà nước không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng cần cân nhắc sử dụng phần mềm này.

Với tất cả các phần mềm học, họp trực tuyến, người dùng cần cập nhật lên phiên bản mới nhất, tải ứng dụng từ trang chính thống, sử dụng mật khẩu phức tạp và không chia sẻ thông tin phòng họp, học trực tuyến rộng rãi.

itsystems.com .vn 4

Đa số các trường học tại Việt Nam sử dụng ứng dụng Zoom để học trực tuyến.

Zoom Cloud Meetings là một trong những phần mềm họp từ xa được nhiều công ty, trường học sử dụng nhất trong thời gian cách ly để ngăn chặn Covid-19. Tuy nhiên, nền tảng này liên tục gặp sự cố về quyền riêng tư và rò rỉ dữ liệu.

Ngày 27/3, ứng dụng Zoom trên iOS bị phát hiện âm thầm gửi dữ liệu người dùng đến Facebook, bao gồm thông tin chi tiết về thiết bị, múi giờ, thành phố, nhà mạng và số nhận dạng quảng cáo của người dùng. Thông qua đó, bên thứ ba có thể sử dụng để quảng cáo tới đối tượng phù hợp. Vài ngày sau, Zoom đã cập nhật gỡ bỏ tính năng này.

Ngày 1/4, trang Motherboard phát hiện Zoom tiết lộ địa chỉ email, hình ảnh người dùng cho người lạ. Vấn đề liên quan đến tính năng Company Directory, tự động thêm một nhóm người vào danh sách liên lạc nếu đăng ký với địa chỉ email có tên miền giống nhau.

Vài ngày sau, Bleeping Computer cảnh báo phần mềm Zoom Desktop Client trên Windows có thể bị hack để đánh cắp mật khẩu. Tìm hiểu kỹ hơn, The Intercept phát hiện các cuộc gọi Zoom không được mã hóa đầu cuối, trái với những gì mà dịch vụ này khẳng định.

Ngoài ra, ứng dụng Zoom trên macOS bị phát hiện có đoạn mã cài ứng dụng vào máy trước cả khi người dùng bấm Cài đặt (Install). Patrick Wardle, nhà nghiên cứu bảo mật của Jamf cũng phát hiện 2 lỗ hổng zero-day cho phép kẻ xấu chiếm quyền kiểm soát micro và webcam.

Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI đã ghi nhận hàng loạt lớp học và phòng họp ảo trên Zoom bị hacker phá rối bằng hình ảnh phản cảm và ngôn từ thù địch. Tuần qua, Bộ Giáo dục Singapore cấm dùng Zoom cho công tác giảng dạy trực tuyến sau khi một người đàn ông lạ mặt xâm nhập một lớp học và buông lời chọc ghẹo nữ sinh. Ngoài Singapore, nhiều khách hàng lớn khác của Zoom như quân đội Mỹ, chính phủ Đức, Đài Loan, công ty Tesla và SpaceX áp dụng lệnh cấm tương tự.

Gần đây nhất, công ty bảo mật Cyble (Mỹ) phát hiện 530.000 tài khoản Zoom bị hacker rao bán với giá “rẻ như cho” trên một diễn đàn Dark Web.

Eric Yuan, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Zoom, công khai xin lỗi về bê bối gần đây. Ông thừa nhận, công ty phát triển quá nhanh và không lường trước vấn đề bảo mật trên nền tảng. Công ty ngừng phát triển tính năng mới trong 90 ngày để tập trung vá lỗi và bổ sung thiết lập an toàn.

vnexpress.net

Bình chọn
530.000 tài khoản Zoom bị bán rẻ trên Dark Web

530.000 tài khoản Zoom bị bán rẻ trên Dark Web

Công ty bảo mật Cyble phát hiện nửa triệu tài khoản Zoom bị hacker rao bán với giá “rẻ như cho” trên một diễn đàn Dark Web.

Theo Forbes, các chuyên gia của Cyble phải bỏ ra chưa đầy 0,001 USD để mua lại 530.000 thông tin tài khoản Zoom, gồm địa chỉ email, mật khẩu và ID phòng họp riêng tư. Trong đó, nhiều tài khoản rò rỉ được cho là thuộc về người dùng doanh nghiệp.

itsystems.com .vn 3

Thông tin tài khoản Zoom rò rỉ trên Dark Web. Ảnh: Bleeping Computer.

Công ty đã gửi cảnh báo tới tất cả người dùng bị ảnh hưởng. Dù hầu hết mật khẩu bị lộ không hoạt động, thói quen lười đổi mật khẩu có thể khiến người dùng trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công tiếp theo trên phòng họp ảo trên Zoom.

Cyble khuyến cáo nên sử dụng mật khẩu mạnh, gồm số, chữ thường và chữ in hoa, kết hợp với các trình quản lý mật khẩu như 1Password, DashLane hay LastPass. Bên cạnh đó, người dùng có thể đổi mật khẩu trên trang web của Zoom bằng cách truy cập Profile > Sign In Password và chọn Edit.

Đầu tháng này, công ty bảo mật Sixgill cũng tìm thấy 352 thông tin tài khoản Zoom khác được chia sẻ công khai trên Dark Web, trong đó có tài khoản của một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế lớn tại Mỹ, bảy tổ chức giáo dục và một doanh nghiệp nhỏ. Những thông tin bị lộ gồm địa chỉ email, mật khẩu, ID phòng họp riêng tư và loại tài khoản.

“Dữ liệu cho phép bất cứ ai tải xuống, nhằm mục đích phá rối nhiều hơn là kiếm lợi nhuận”, phát ngôn viên của Sixgill nhận xét trên Yahoo Finance. “Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều công ty dùng Zoom duy trì hoạt động kinh doanh, thông tin mật có thể bị xâm phạm”.

Zoom Cloud Meetings là một trong những phần mềm họp từ xa được nhiều công ty, trường học sử dụng trong thời gian cách ly để ngăn chặn Covid-19. Tuy nhiên, nền tảng này liên tục gặp sự cố về quyền riêng tư và rò rỉ dữ liệu. Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI ghi nhận hàng loạt lớp học và phòng họp ảo trên Zoom bị hacker phá rối bằng hình ảnh phản cảm và ngôn từ thù địch.

Tuần qua, Bộ Giáo dục Singapore cấm dùng Zoom cho công tác giảng dạy trực tuyến sau khi một người đàn ông lạ mặt xâm nhập một lớp học và buông lời chọc ghẹo nữ sinh. Ngoài Singapore, nhiều khách hàng lớn khác của Zoom như quân đội Mỹ, chính phủ Đức, Đài Loan, công ty Tesla và SpaceX áp dụng lệnh cấm tương tự.

Eric Yuan, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Zoom, công khai xin lỗi về bê bối gần đây. Ông thừa nhận, công ty phát triển quá nhanh và không lường trước vấn đề bảo mật trên nền tảng. Công ty dự kiến ngừng phát triển tính năng mới trong 90 ngày để tập trung vá lỗi và bổ sung thiết lập an toàn.

vnexpress.net

Bình chọn
ab 1

Phần mềm độc hại Covid-19 này có thể đánh cắp dữ liệu và xóa toàn bộ ổ cứng của bạn

Trong thời gian qua, số lượng các phần mềm độc hại lợi dụng Covid-19 để tấn công người dùng mạng đang gia tăng. Các chuyên gia tìm ra một chương trình có thể đánh cắp và phá hủy dữ liệu từ những người dùng bị ảnh hưởng và ghi đè lên bản ghi quản lý khởi động.

Phần mềm độc hại Covid-19 này có thể đánh cắp dữ liệu và xóa toàn bộ ổ cứng của bạn

Ảnh minh họa Phần mềm độc hại Covid-19 đánh cắp dữ liệu và xóa toàn bộ ổ cứng


Sự kiện: Internet và những hiểm họa khôn lường
Phần mềm độc hại Covid-19 này có thể đánh cắp dữ liệu và xóa toàn bộ ổ cứng của bạn 

Theo trang tin tức công nghệ ZDNet, các nhà nghiên cứu bảo mật đã xác định được ít nhất năm loại phần mềm độc hại ảnh hưởng đến máy tính cá nhân (PC) sử dụng hệ điều hành Windows. Bốn trong năm loại này là nguy hiểm, chúng khai thác chủ đề về Covid-19 cũng như tập trung vào việc phá hủy thông tin thay vì lợi ích tài chính. Trong số bốn mẫu phần mềm độc hại được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu IB vào tháng trước, hai mẫu tiên tiến nhất là những mẫu viết lại MBR.

Vì vậy, cái đầu tiên được MalwareHunterTeam phát hiện và mô tả chi tiết trong báo cáo SonicWall tuần này. Phần mềm độc hại này lây lan dưới dạng tệp Covid-19.exe và có hai giai đoạn lây nhiễm. Ở giai đoạn đầu tiên, phần mềm độc hại chỉ đơn giản hiển thị một cửa sổ khó chịu mà người dùng không thể đóng vì đã vô hiệu hóa trình quản lý tác vụ Windows. Tuy nhiên, trong khi người dùng cố gắng tìm cách đóng cửa sổ, nó sẽ làm hỏng MBR và sau đó khởi động lại PC. Do đó, người dùng không thể truy cập PC của mình và hệ thống không khởi động được ngoài màn hình đã tải trước đó. May mắn thay, trong trường hợp này, có thể khôi phục quyền truy cập vào máy và dữ liệu. Đối với giai đoạn này, bạn sẽ cần phần mềm đặc biệt để khôi phục lại MBR.


Dòng phần mềm độc hại Covid-19 này có thể đánh cắp dữ liệu và xóa toàn bộ ổ cứng thứ hai cũng viết lại MBR nhưng có vẻ phức tạp hơn. Thoạt nhìn, đây chỉ là một mã độc tống tiền (ransomware) khác có tên là CoronaVirus nhưng chỉ là vẻ bên ngoài. Chức năng chính của nó là đánh cắp mật khẩu của bạn, sau đó bắt chước hoạt động tống tiền, được thiết kế để che giấu tình trạng thực sự của nạn nhân. Thực tế là ngay sau khi CoronaVirus đánh cắp dữ liệu của nạn nhân, nó ghi đè MBR và chặn hệ thống của người dùng, không cho nạn nhân truy cập vào PC. Ở giai đoạn này, người dùng sẽ thấy một thông báo yêu cầu tiền chuộc và thông báo rằng dữ liệu của bạn đã bị mã hóa.

Theo phân tích của công ty SentinelOne, chuyên gia bảo mật thông tin Vitaliy Kremez và Bleeping Computer, phần mềm độc hại này cũng chứa một mã để xóa các tệp khỏi máy của nạn nhân nhưng mã này không hoạt động tại thời điểm điều tra phần mềm độc hại. Một phiên bản thứ hai của nguy cơ tương tự đã được phát hiện bởi chuyên gia Carsten Khan của công ty G DATA hai tuần sau đó.

Tóm lại, Covid-19 là một vấn đề nghiêm trọng khi chúng ta nói về an ninh mạng. Những kẻ gửi thư rác đã lợi dụng Covid-19 để thuyết phục mọi người tải xuống các tệp đính kèm độc hại. Những kẻ lừa đảo khác lại thiết lập hàng chục ngàn trang web với tên miền mang tên đại dịch. Ngoài ra, còn có các ứng dụng và chương trình tấn công máy tính và điện thoại thông minh. Vì vậy, trong giai đoạn này, chúng ta nên chú ý nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho các thiết bị của mình.

 
Theo Phan Văn Hòa (Theo Gizchina) (ICT News)

 

Bình chọn
10

CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật

CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật

Eric Yuan, Giám đốc điều hành Zoom, xin lỗi người dùng và cam kết khắc phục tất cả những thiếu sót về bảo mật trên nền tảng họp trực tuyến.
Theo BBC, Zoom đang ngừng phát triển tính năng mới trong 90 ngày để tập trung khắc phục lỗ hổng bảo mật. Trong bài đăng trên blog ngày 1/4, ông Yuan thừa nhận công ty không thiết kế phần mềm với tầm nhìn xa là mọi người trên thế giới bất ngờ chuyển sang học tập, làm việc và giao tiếp xã hội ở nhà chỉ sau vài tuần.


“Dù làm việc ngày đêm để hỗ trợ người dùng mới, Zoom vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của cộng đồng, cũng như của chúng tôi, về tính riêng tư và bảo mật”, ông viết. “Chúng tôi xin lỗi về điều đó”.
Ông Yuan chia sẻ thêm, tính đến cuối 2019, lượng người dùng miễn phí và trả phí tham gia cuộc họp trực tuyến mỗi ngày trên Zoom tối đa khoảng 10 triệu. Đến tháng 3/2020, con số này tăng lên 200 triệu người.

CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật

Eric Yuan thành lập Zoom vào năm 2011. Ảnh: Business Insider. CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật


Zoom đang bị chỉ trích vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng trái phép cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối và cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Chuyên gia bảo mật Graham Cluley nhận định Zoom đang đối mặt với khủng hoảng: “Zoom có nguy cơ đánh mất lượng lớn người dùng lớn do bê bối về quyền riêng tư. Quyết định tập trung vá lỗi cho thấy họ nhận thức được tầm quan trọng của tính năng bảo mật”.


Vấn nạn Zoombooming
Với lượng người dùng tăng đột biến, Zoom đang đối mặt các cuộc tấn công được gọi là “zoombooming”. Đầu tuần này, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cảnh báo về nhiều trường hợp phòng họp và lớp học ảo trên Zoom bị chen ngang bởi tuyên bố đe dọa, phân biệt chủng tộc và hình ảnh khiêu dâm.
Hacker thường tìm đến các phòng họp trên Zoom qua đường dẫn chia sẻ công khai trên các trang web, mạng xã hội hoặc đoán mã ID chứa 9-11 chữ số. Yuan cho biết công ty sẽ thực hiện một số bước khắc phục sự cố, gồm công khai về hoạt động mã hóa, phát hành bản vá trên Mac, xóa tính năng liên kết với LinkedIn và cung cấp hướng dẫn an toàn để người dùng không trở thành nạn nhân zoombooming. CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật đáng tiếc này…

CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật

Bức ảnh của Thủ tướng Anh Boris Johnson đăng trên Twitter để lộ số ID phòng họp Zoom. 


Zoom hiện gây ra tranh cãi trong nội các Anh khi Thủ tướng Boris Johnson đăng bức ảnh cho thấy số ID phòng họp Zoom. Trước đó, Elon Musk cấm nhân viên SpaceX sử dụng phần mềm này do lo ngại về rủi ro an ninh. Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) cũng có động thái tương tự.


Cách hạn chế bị tấn công khi sử dụng Zoom
Theo hãng nghiên cứu bảo mật Check Point Research, việc Zoom trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất được sử dụng để tổ chức các cuộc họp, lớp học ảo khiến nó trở thành mục tiêu hấp dẫn của tin tặc.
Dù gặp rắc rối về bảo mật, Zoom vẫn đang được nhiều công ty, lớp học lựa chọn nhờ là ứng dụng miễn phí, dễ dùng, nhiều tính năng tuỳ biến. Công ty An ninh mạng Việt Nam VSEC khuyến cáo, nếu tiếp tục sử dụng, người dùng nên thực hiện các bước bảo mật để tránh trở thành con mồi trong các cuộc tấn công.


Người dùng cần thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của Zoom để vá các lỗ hổng, loại bỏ các mối đe doạ đã được phát hiện. Thứ hai, cần tạo mật khẩu cho các cuộc họp. “Mỗi cuộc hội thảo, Zoom sẽ tạo một ID là chuỗi số ngẫu nhiên. Tin tặc có thể sử dụng hình thức tấn công brute force để dò ID và xâm nhập vào hội thảo. Vì vậy, người dùng cần tạo mật khẩu để hạn chế sự cố trên”, ông Đào Minh Tuấn, trưởng phòng công nghệ bảo mật của VSEC, nói.
Bên cạnh đó, Zoom có tính năng “waiting room” để kiểm soát người tham gia cuộc họp. Nếu kích hoạt tính năng này, mỗi khi một người mới tham gia sẽ ở trạng thái chờ để người khởi tạo cuộc họp xét duyệt quyền tham dự. Để ngăn người tham gia chia sẻ màn hình với nội dung không mong muốn, Zoom cung cấp tính năng “Only Host” trong mục “Advanced Sharing Options”, tức chỉ có người khởi tạo cuộc họp có thể chia sẻ nội dung cuộc họp.


Ngoài ra, ông Tuấn cũng khuyến cáo, nếu sử dụng Zoom lần dầu, người dùng cần đảm bảo đang tải phần mềm trực tiếp từ trang của của nhà phát triển, không tải trình cài đặt thông qua mạng chia sẻ ngang hàng (BitTorrent, eMule, Gnutella…) hay của bên thứ ba.

CEO Zoom xin lỗi vì sự cố bảo mật theo vnexpress.net

 

Bình chọn
a2

Cáp quang biển AAG đứt

 Cáp quang biển AAG gặp sự cố vào tối ngày 2/4, ảnh hưởng đến việc truy cập từ Việt Nam đến các website quốc tế.
     Sáng 3/4, một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã xác nhận có vấn đề ở cáp quang biển, phân đoạn từ Việt Nam đi Hong Kong. Sự cố ảnh hưởng tới đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế, nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập các website có máy chủ trong nước.


Gián đoạn kết nối từ cáp AAG xảy ra trong bối cảnh nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng vọt, khi mọi người được khuyên ở nhà nhằm phòng tránh Covid-19. Số liệu thống kê trong nước cho thấy, lưu lượng qua trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) tăng 40% trong thời gian qua, với nhu cầu chính đến từ việc học, làm việc và giải trí tại nhà của người dùng. 


     Gần đây, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam đã phản ánh về tình trạng “mạng chậm”, đặc biệt là vào buổi tối, dẫn đến việc không thể truy cập Facebook, Google hay sử dụng một số dịch vụ trực tuyến. AAG (Asia America Gateway) là tuyến cáp ngầm dưới biển dài hơn 20.000 km, nối từ Đông Nam Á, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ.


     AAG bị đánh giá là tuyến cáp “yếu”, thường xuyên bị gián đoạn. Thống kê từ năm 2017 đến nay, mỗi năm AAG gặp sự cố từ ba đến năm lần. Trong năm 2019, tuyến cáp này cũng đã có bốn lần đứt vào các tháng 8, 9, 11, 12. Sự cố gần nhất với AAG xảy ra vào cuối năm 2019 và đến đầu tháng 3/2020 mới sửa xong. Tháng 12/2019, cả ba tuyến cáp phục vụ Internet tại Việt Nam là AAG, Liên Á – IA (Intra Asia) và AAE-1 (Asia Africa Europe-1) cùng gặp sự cố, khiến việc truy cập Internet của người dùng Việt gặp khó khăn.
     Từ năm 2017, các ISP Việt Nam đã chuyển hướng đầu tư sang các tuyến có độ ổn định cao hơn như APG, AAE-1…

vnexpress.net

Bình chọn
Zoom có thể làm lộ thông tin người dùng

Zoom có thể làm lộ thông tin người dùng

Zoom có thể làm lộ thông tin người dùng

Zoom có thể khiến người dùng bị rò rỉ địa chỉ email, hình ảnh, thậm chí thực hiện cuộc gọi video với người lạ khi sử dụng.

Theo báo cáo từ Vice, việc rò rỉ xảy ra khi sử dụng Zoom để gọi nhóm trong cùng một tổ chức. Thông thường, ứng dụng này sẽ tự động gom các địa chỉ liên hệ có cùng tên miền vào nhóm gọi là “Company Directory”, cho phép tìm kiếm một người cụ thể, xem ảnh, email cũng như bắt đầu cuộc gọi video với người đó. Tính năng này được đánh giá là thuận tiện đối với những người có cùng công ty, tổ chức.

Tuy nhiên, tính năng này của Zoom cũng tự gom nhóm email cá nhân có cùng đuôi tên miền, dù nhiều người không phải cùng chung công ty. “Điều này có nghĩa là, nhiều người không thực sự là đồng nghiệp vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh, email, thậm chí gọi điện cho nhau. Kẻ xấu có thể lợi dụng tính năng để thu thập dữ liệu cá nhân hoặc quấy rối, chỉ bằng cách tạo địa chỉ email có cùng đuôi tên miền”, chuyên gia của Vice, giải thích.

Hiện chưa rõ bao nhiêu tên miền bị ảnh hưởng. Một người dùng Zoom chia sẻ ảnh chụp màn hình, trong đó danh mục Company Directory chứa 995 tài khoản, đồng thời có thể truy cập hình ảnh và email bất kỳ người nào trong đó dù không quen biết. Người này cũng cho biết, anh gặp phải vấn đề với loạt tên miền như xs4all.nl, dds.nl hay quicknet.nl, tất cả đều là ISP của Hà Lan.

Phát ngôn viên Zoom cho biết tình trạng này chỉ xảy ra đối với email có tên miền không phổ biến, hoàn toàn không ảnh hưởng đến người dùng Gmail (gmail.com), Yahoo (yahoo.com), Microsoft (hotmail.com)… Công ty cũng có một danh sách đen các tên miền email bị ảnh hưởng trên trang hỗ trợ để người dùng theo dõi, cũng như yêu cầu bổ sung tên miền mới nếu cảm thấy nghi ngờ.

Trong khi đó, báo cáo khác từ The Intercept cho biết Zoom không có tính năng mã hóa đầu cuối (E2E) khi gọi video nhóm như công ty quảng cáo. Thậm chí, nhóm nghiên cứu cho rằng thực tế, Zoom đang sử dụng “định nghĩa riêng” cho E2E một cách mập mờ, từ đó có thể tự truy cập video và âm thanh không được mã hóa từ các cuộc họp.

Nhóm nghiên cứu phân tích, mã hóa mà Zoom sử dụng cho các cuộc họp là TLS, tiêu chuẩn mà máy chủ web đang sử dụng để bảo mật các trang web HTTPS. Trên thực tế, đây là tiêu chuẩn mà dữ liệu được mã hóa giữa một người dùng đơn lẻ với máy chủ của Zoom, tương tự Gmail hoặc Facebook.

Tuy nhiên, mã hóa đầu cuối là hình thức mà nội dung được truyền giữa người dùng với nhau, công ty cung cấp dịch vụ không có quyền truy cập, tương tự Signal hoặc WhatsApp. Nhóm nghiên cứu nhận thấy Zoom không cung cấp mức mã hóa đó, khiến việc sử dụng cụm từ “mã hóa đầu cuối” của công ty rất khó hiểu.

Phát ngôn viên Zoom phủ nhận việc đánh lừa người dùng. Đại diện này cho rằng việc mã hóa sẽ được thực hiện “từ điểm này đến điểm khác” khi thực hiện cuộc gọi nhóm, nội dung sẽ truyền tải qua đám mây và không thể giải mã. Công ty cũng khẳng định không theo dõi tin nhắn chat khi gọi nhóm.

Tuy nhiên, đại diện Zoom thừa nhận đã thu thập một số dữ liệu cần thiết để cải thiện dịch vụ, bao gồm địa chỉ IP, chi tiết hệ điều hành và chi tiết thiết bị, nhưng không bán chúng cho bên thứ ba.

Zoom đang là nền tảng “phòng họp ảo” được ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới. Trước đó, công ty đã bị kiện vì gửi dữ liệu người dùng cho Facebook dù đã chính thức xin lỗi và tung ra bản cập nhật mới.

Tại Việt Nam, Zoom Cloud Meetings hiện là ứng dụng được tải về nhiều nhất trên cả iOS và Android, được nhiều công ty, trường học sử dụng để phục vụ việc họp và học từ xa nhằm đối phó với Covid-19. Ứng dụng này từng bị nhiều học sinh Việt Nam đánh giá một sao chỉ vì không muốn học tại nhà.

Bảo Lâm

 

Bình chọn
1 8

Bản cập nhật mới của Windows 10 bị lỗi

Bản cập nhật mới của Windows 10 bị lỗi

Microsoft mới đây đã phát hiện một lỗi mới trên bản cập nhật mang số hiệu KB4541335 của Windows 10 được phát hành vào ngày 27 tháng 2 ảnh hưởng đến một số thiết bị của người dùng. Cụ thể, Microsoft cho biết sự cố mới trên bản cập nhật KB4541335 khiến nhiều thiết bị mất kết nối hoặc không thể kết nối Internet.

Cụ thể hơn, lỗ hổng mới trên KB4541335 sẽ khiến kết nối mạng của các thiết bị có cấu hình proxy thủ công hoặc sử dụng các dịch vụ VPN gặp vấn đề. Theo đó, khi người dùng kết nối hoặc ngắt kết nối VPN, máy tính sẽ không thể kết nối Internet hoặc mất kết nối giữa chừng. Điều này khiến các ứng dụng sử dụng WinInet hoặc WinHTTP không thể tải các nội dung trên Internet.

Bản cập nhật mới của Windows 10 bị lỗi

Bản cập nhật mới của Windows 10 bị lỗi

Microsoft cho biết, lỗi này ảnh hưởng tới rất nhiều các ứng dụng bao gồm Outlook, Office 365, Microsoft Teams, Office, Internet Explorer và một số phiên bản của Microsoft Edge.

Hiện tại, Microsoft vẫn chưa thể đưa ra các giải pháp khắc phục lỗi này và người dùng sẽ phải chờ ít nhất hai tuần để nhận được bản vá lỗi trực tiếp của hãng.

Trước đó, bản cập nhật KB4541335 của Windows 10 cũng khiến thiết bị của người dùng gặp nhiều vấn đề. Nhiều người dùng Windows 10 đã báo cáo về việc bản cập nhật mới khiến máy tính của họ bị crash và một số vấn đề khác.

Các bản cập nhật khác đã được phát hành trước đó của Windows 10 cũng mắc phải nhiều lỗi, ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng như bản cập nhật mang số hiệu KB4535996 vừa phát hành đã dính lỗi màn hình xanh chết chóc, bản cập nhật Windows 10 KB4532693 bị lỗi khiến tập tin của người dùng có thể bị xóa bỏ…

By : https://quantrimang.com/

Bình chọn

Ứng dụng video call Zoom bị phát hiện gửi dữ liệu người dùng cho Facebook

Zoom đã thừa nhận điều này và đã tung ra bản cập nhật phần mềm nhằm gỡ bỏ đoạn code thu thập thông tin người dùng.

Zoom là ứng dụng họp và video call trực tuyến đang rất được ưa chuộng trong thời gian qua, nhờ vào sự bùng phát của COVID-19.
Thế nhưng, theo phát hiện từ Motherboard, Zoom đã tự ý gửi dữ liệu của người dùng cho Facebook mà không xin phép. Điều này xảy ra kể cả khi người dùng không có tài khoản Facebook.
Cụ thể, ứng dụng Zoom trên iOS sẽ gửi về Facebook một số thông tin như thời điểm người dùng mở ứng dụng, model điện thoại, múi giờ, địa điểm, nhà mạng di động và gán cho họ một ID quảng cáo độc nhất. ID quảng cáo này sau đó có thể được Facebook và các công ty thứ ba sử dụng để phân loại người dùng và gửi cho họ quảng cáo dựa trên lĩnh vực mà họ quan tâm.

1

Trong điều khoản riêng tư của Zoom không có bất cứ chi tiết nào nói về việc ứng dụng này sẽ gửi dữ liệu đến Facebook, mà chỉ đề cập đến việc sử dụng thông tin của người dùng để đăng nhập vào ứng dụng (single sign-on). Ngoài ra, Zoom có đề cập về việc các bên thứ ba và đối tác quảng cáo có thể thu thập thông tin người dùng khi họ sử dụng ứng dụng, tuy nhiên chỉ nêu ra hai ví dụ cụ thể là Google Ads và Google Analytics mà không nói đến Facebook.
Trả lời Motherboard, Zoom thừa nhận về việc dữ liệu của người dùng được gửi đến Facebook. “Zoom rất coi trọng quyền riêng tư của người dùng. Ban đầu, chúng tôi đã triển khai tính năng ‘Đăng nhập bằng Facebook, sử dụng SDK (bộ công cụ phát triển dành cho lập trình viên) của Facebook để người dùng có thể truy cập nền tảng của chúng tôi một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi đã phát hiện ra rằng SDK của Facebook đã thu thập một số dữ liệu không cần thiết từ thiết bị”.
“Để giải quyết vấn đề này, trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ xóa SDK Facebook và chỉnh sửa ứng dụng để người dùng vẫn có thể đăng nhập với Facebook thông qua trình duyệt của họ. Người dùng cần cập nhật ứng dụng lên phiên bản mới nhất, và chúng tôi khuyến nghị họ làm điều này. Chúng tôi xin lỗi vì sự cố này và tiếp tục cam kết bảo vệ dữ liệu của người dùng”.
Tính đến thời điểm hiện tại, Zoom đã cập nhật ứng dụng của họ trên iOS để gỡ bỏ những đoạn code thu thập thông tin của Facebook.

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ