Home
Shop
chatgpt 16806607490431743303884

Công ty ‘mẹ’ của ChatGPT bị điều tra

Tính đến tháng 3-2023, ChatGPT đã thu hút khoảng 150 triệu người dùng, là ứng dụng có lượng người dùng tăng nhanh nhất trong lịch sử.

Ngày 4-4, Văn phòng các vấn đề quyền riêng tư của Canada (OPCC) đã quyết định mở cuộc điều tra đối với Công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ, thực thể đứng sau ChatGPT, một chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang thu hút sự chú ý lớn trên thế giới.

OPCC nêu rõ việc tiến hành điều tra được thực hiện sau khi văn phòng này tiếp nhận các đơn khiếu nại về việc thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân mà chưa có sự đồng ý của người dùng.

OPCC không cung cấp chi tiết, song khẳng định sẽ thông tin công khai về kết quả sau khi hoàn tất quá trình điều tra.

Ông Philippe Dufresne, quan chức OPCC, cho biết AI và tác động của vấn đề này đối với quyền riêng tư là điều cần lưu ý hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh OPCC phải đi trước “những tiến bộ công nghệ đang phát triển nhanh chóng”.

Động thái trên của cơ quan quản lý Canada diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều chuyên gia kêu gọi tăng cường giám sát công nghệ do AI cung cấp.

ChatGPT đã tạo nên một “cơn sốt công nghệ”, sau khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái. Ứng dụng sử dụng thông tin văn bản đã có sẵn trên mạng này có thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa, viết mã code, sáng tác thơ hoặc viết bài luận…

Các báo cáo của ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS cho thấy tính đến tháng 3-2023, ChatGPT đã thu hút khoảng 150 triệu người dùng, qua đó trở thành ứng dụng có lượng người dùng tăng nhanh nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, hiện có nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Đức… quan ngại về tính bảo mật của ứng dụng này. Tuần trước, cơ quan giám sát quyền riêng tư của Ý cũng đã ra lệnh cấm hoạt động đối với ChatGPT trong khi tiến hành điều tra nghi vấn ứng dụng vi phạm các quy tắc dữ liệu của châu Âu…

Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) cảnh báo các đối tượng tội phạm sẵn sàng lợi dụng AI như các bot hội thoại để thực hiện hành vi lừa đảo và các vụ phạm tội trực tuyến khác.

Vào tuần trước, tỉ phú Elon Musk, người sáng lập OpenAI nhưng hiện không còn là thành viên hội đồng quản trị, và hàng trăm chuyên gia toàn cầu đã kêu gọi tạm dừng nghiên cứu 6 tháng về các hệ thống AI mạnh hơn GPT-4, phiên bản mới nhất được phát triển dựa trên ChatGPT, do quan ngại “rủi ro sâu sắc đối với xã hội và nhân loại”.

Theo báo Tuổi Trẻ

Bình chọn
Image ExtractWord 1 Out 4055 1680653222

CMC Telecom vào đề cử giải thưởng viễn thông châu Á

CMC Telecom là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có mặt trong danh sách đề cử của giải thưởng Asian Telecom Awards 2023, với hai hạng mục Hạ tầng số và Cloud.

Theo thông tin từ hội đồng bình chọn Asian Telecom Awards 2023, CMC Telecom nhận hai đề cử giải thưởng gồm Cloud sáng tạo của năm (Cloud Initiative of the Year), và Hạ tầng sáng tạo của năm (Infrastructure Initiative of the Year).

Đại diện CMC Telecom cho biết, để lọt vào danh sách đề cử, doanh nghiệp đã vượt qua nhiều tiêu chí của ban tổ chức như tính minh bạch, hiệu quả kinh doanh, hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, chất lượng và an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế.

“Hạ tầng sáng tạo của năm” là giải thưởng ghi nhận những giải pháp hạ tầng số đạt tiêu chuẩn quốc tế cao cấp của các nhà cung cấp trong khu vực châu Á. Một trong những yếu tố quan trọng giúp CMC Telecom lọt vào danh sách đề cử cho giải thưởng này chính là Data Center (DC) Tân Thuận.

Đây là trung tâm dữ liệu thế hệ mới ở Việt Nam có chứng chỉ Uptime Tier III cho cả thiết kế và xây dựng. CMC Cloud của CMC Telecom cũng được đề cử giải thưởng “Cloud Of The Year”, nhờ năng lực kết nối trực tiếp và quản trị đồng thời ba dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới là Google Cloud, Microsoft Azure và Amazon Web Service.

Các hạng mục của hệ thống giải Asian Telecom Awards có 3 nhóm giải gồm nhóm các Nhà cung cấp dịch vụ Carrier xuất sắc (Carrier Awards), nhóm giải về Sáng tạo (Initiative Of The Year) và Nhà lãnh đạo xuất sắc (CEO Of The Year).

Việc chấm điểm cho vòng chung khảo sẽ được thực hiện bởi nhóm chuyên gia độc lập đến từ Big 4 là Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PwC nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và chuyên sâu trong việc xét chọn. Ban tổ chức cho biết, danh sách các đơn vị đạt giải Asian Telecom Asia Awards 2023 sẽ chính thức được công bố vào ngày 6/4 tới đây.

Asian Telecom Awards là giải thưởng về lĩnh vực viễn thông ghi nhận những thành tựu và sáng kiến đáng chú ý của các công ty viễn thông khu vực Châu Á. Đây là giải thưởng được tổ chức hằng năm từ 2003 bởi Asian Mobile News – tổ chức chuyên về phân tích, đánh giá và bình chọn uy tín của châu Á. 2023 là năm thứ 21 Asian Telecom Awards diễn ra, quy tụ các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu châu Á như Singtel (Singapore), KDDI (Nhật Bản), Telkom (Indonesia), AIS (Thái Lan), Rakuten Mobile (Hàn Quốc)…

Theo VNExpress

Bình chọn
336939007 203484855750276 6077 8811 9817 1680540607

ChatGPT bộc lộ điểm yếu AI của Trung Quốc

Sự xuất hiện của ChatGPT được đánh giá là đã phá tan “ảo tưởng” rằng Trung Quốc đang cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ về AI.

Khi ChatGPT của OpenAI gây sốt cuối năm ngoái, một bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc nhanh chóng lan truyền. Trong bài viết ẩn danh đó, tác giả giải thích tại sao đột phá AI chưa diễn ra ở nước này. Lý do được đưa ra là Trung Quốc chưa thực sự tập trung đầu tư cho chiến lược dài hạn, chỉ chọn những thứ có thể sớm thương mại hóa.

“Khi một đứa trẻ hàng xóm khoe thành tích học tập nổi bật, bạn khen bé thông minh. Bạn cũng có một đứa trẻ thông minh, nhưng thay vì tập trung hỗ trợ trau dồi kỹ năng học tập, bạn lại yêu cầu nó kiếm tiền nhanh bằng công việc chân tay”, bài viết ví von.

Bài viết được cho là mô tả gốc rễ của thiếu sót về công nghệ ở Trung Quốc thời gian qua. Bất chấp chính sách và hỗ trợ tài chính mạnh mẽ của nhà nước, sự đầu tư dồi dào từ tư nhân, Trung Quốc vẫn chưa thể đánh bại Mỹ trong việc tạo ra một chatbot AI tiên tiến như ChatGPT.

Nỗ lực về AI của Trung Quốc

Từ 2018, Trung Quốc chứng kiến sự xuất hiện của bốn “con rồng nhỏ” gồm Cloudwalk Technology, Megvii, SenseTime và Yitu – đều tập trung vào lĩnh vực nhận dạng hình ảnh AI. Trong khi đó, các sản phẩm thương mại được dán nhãn AI cũng đã tràn ngập thị trường.

Đến 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc tuyên bố đã có 21 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được tạo ra và ngang hàng với Mỹ. Theo Nvidia, LLM là mô hình AI chứa thuật toán có thể nhận dạng, tóm tắt, dịch, dự đoán và tạo văn bản, cũng như nội dung khác dựa trên kiến thức thu được từ các nguồn dữ liệu khổng lồ. Nhưng ChatGPT xuất hiện đã bộc điểm yếu của Trung Quốc.

“ChatGPT cho thấy mức độ hiểu biết về AI của Trung Quốc chậm hơn so với OpenAI”, Zhou Hongyi, người sáng lập công ty an ninh mạng 360 Security Technology, nói tại sự kiện China Development Forum ở Bắc Kinh tuần trước.

Ngay sau khi ChatGPT xuất hiện, các công ty Trung Quốc đã cố gắng ra mắt mô hình tương tự. Tháng trước, Baidu tung ra Ernie Bot với chức năng giống công cụ của OpenAI. Một số cái tên nổi tiếng khác như Meituan cũng bắt đầu dự án mới để khám phá tiềm năng kinh doanh của trí tuệ nhân tạo.

“Sau nhiều năm phát triển, ngành công nghiệp Internet Trung Quốc lẫn phương Tây và Trung Quốc đều bão hòa và khao khát một hướng đi mới”, nhà phân tích Bo Pei của Tiger Securities nhận xét.

Những rào cản

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc khó có thể gia nhập cuộc đua siêu AI trong một sớm một chiều. Việc thiếu kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật, cộng với hạn chế xuất khẩu của Mỹ về chip AI sẽ cản trở sự phát triển của một sản phẩm tương đương ChatGPT thực sự ở Trung Quốc.

Một trở ngại lớn nhất của Trung Quốc, theo giới chuyên gia, là tường lửa Great Firewall. Việc kiểm duyệt nội dung khiến các sản phẩm AI nước này bị giới hạn câu trả lời do thiếu dữ liệu đào tạo. Trong khi đó, chatbot như ChatGPT có kho thông tin lớn hơn rất nhiều.

“Việc kiểm duyệt chắc chắn ngăn cản khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển một công cụ tương đương ChatGPT”, Dahlia Peterson, làm việc tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Đại học Georgetown, nhận xét. “Ngay cả khi các công ty AI truy cập được vào nguồn dữ liệu toàn cầu, chính quyền Trung Quốc cũng hạn chế họ sử dụng chúng trong các câu trả lời của chatbot”.

Trong quá khứ, việc kiểm duyệt giúp Trung Quốc tạo ra hàng loạt công ty có thể thay thế Google, Facebook như Baidu, Tencent, Weibo. Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu Third Bridge, nước này có thể mất 2-3 năm mới có thể tạo được một AI có chức năng bằng 80% ChatGPT. Rào cản này càng nới rộng khi OpenAI đã cho ra GPT-4 mạnh hơn GPT-3.5 tích hợp trên ChatGPT.

Thiếu chip AI là thách thức tiếp theo khiến tham vọng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc gặp khó. Các hệ thống AI lớn của nước này hiện dùng mẫu chip từ Nvidia và AMD. Nhưng từ năm ngoái, Mỹ cấm những công ty này xuất khẩu loại chip mới nhất cho khách hàng Trung Quốc. Gần đây, Nvidia đã tìm cách “lách luật” bằng cách hạ hiệu năng xử lý trên chip để được bán cho đối tác.

“Sự phát triển AI của Trung Quốc có thể bị nghẽn bởi các hạn chế của Mỹ. Nút thắt cổ chai này khó giải quyết nếu Trung Quốc không tăng khả năng cung cấp phần cứng”, Phelix Lee, nhà phân tích của Morningstar Asia, nêu.

Sản phẩm duy nhất của Trung Quốc được so sánh với ChatGPT hiện tại là Ernie Bot. Nhưng khi ra mắt, chatbot của Baidu được đánh giá kém xa so với đối thủ. Tháng trước, CEO Baidu Robin Li Yanhong thừa nhận Ernie Bot đã tụt hậu so với ChatGPT nhưng cũng nhấn mạnh AI của mình “không phải là công cụ để Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ”.

Theo VNExpress

Bình chọn
3CX supply chain attack 5655 1680584390

Mã độc trong ứng dụng gọi điện tấn công doanh nghiệp Việt

Mã độc được hacker chèn vào ứng dụng gọi điện 3CX được cho là đang ảnh hưởng đến hơn 300 doanh nghiệp và tổ chức tài chính ở Việt Nam.

Vụ tấn công nhắm đến nhà phát triển phần mềm nổi tiếng 3CX được giới bảo mật quốc tế phát hiện từ cuối tháng 3. Theo đó, hacker đã chèn mã độc gián điệp vào bản cập nhật phần mềm, được ký số bởi chính 3CX. Khi các khách hàng cập nhật và sử dụng ứng dụng 3CX Destop App, họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công chuỗi cung ứng.

3CX Destop App là ứng dụng dành cho việc gọi điện và chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp, có mặt trên cả hệ điều hành Windows, macOS và Linux. Trên website của công ty, phần mềm gọi điện VoIP của công ty này đang được hơn 600.000 công ty với 12 triệu người dùng trên toàn thế giới sử dụng hàng ngày. Các khách hàng của dịch vụ gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng như Coca-Cola, McDonald’s, American Express, BMW, Honda…

Theo thống kê của Bkav, tại Việt Nam, có ít nhất 318 doanh nghiệp và tổ chức đang sử dụng 3CX Desktop App, trong đó nhiều doanh nghiệp tài chính lớn có thể đã trở thành nạn nhân của cuộc tấn công này.

“Mã độc ngày càng trở nên tinh vi. Thay vì nhắm trực tiếp vào đơn vị tổ chức, chúng tấn công thông qua đơn vị cung cấp phần mềm, biến phần mềm đó thành công cụ gián điệp, từ đó đánh cắp, mã hóa dữ liệu và thực hiện hành vi phá hoại khác”, ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng Bkav, nói.

Khi cập nhật phần mềm nhiễm mã độc, máy tính nạn nhân sẽ bị kiểm soát toàn bộ thông tin và chiếm quyền điều khiển. Từ đây, hacker có thể truy cập sâu vào hệ thống nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức bằng cách leo thang đặc quyền. Theo điều tra, hacker đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc tấn công từ tháng 2/2022 và truy cập vào hệ thống của 3CX ít nhất từ tháng 11/2022.

Tuần trước, CEO Nick Galea của 3CX xác nhận việc bị tấn công. “Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là gỡ cài đặt ứng dụng rồi cài lại”, ông nói và cho biết đang tập trung vào việc phát hành bản cập nhật để khắc phục.

Theo ông Nguyễn Văn Cường, các công ty đang sử dụng 3CX trên máy tính cần ngắt toàn bộ kết nối Internet của hệ thống nhằm chặn hành vi xâm nhập và điều khiển của hacker. Họ cần cập nhật phiên bản mới nhất của 3CX Desktop App, liên hệ với đơn vị chuyên môn về an ninh mạng để rà soát tổng thể hệ thống của mình như máy chủ, máy trạm, hệ thống cloud nhằm bóc tách triệt để phần mềm gián điệp.

Theo VNExpress

Bình chọn
use another port Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Mách bạn mẹo hay sửa lỗi Windows 11 không nhận thiết bị USB

Windows 11 không nhận dạng được thiết bị USB có thể khiến người dùng lúng túng không biết làm thế nào. Dưới đây là những giải pháp đơn giản, giúp bạn hoàn toàn có thể khắc phục được sự cố này.

Cổng USB vẫn là một trong những giải pháp rất được yêu thích để truyền tệp, kết nối phụ kiện và hơn thế nữa trên Windows 11. Không có gì có thể so sánh được sự tiện lợi của việc sử dụng cổng USB qua các phương pháp không dây.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hệ điều hành không phát hiện được thiết bị USB được kết nối ngay từ đầu? Dưới đây là các thủ thuật để sửa lỗi Windows 11 không nhận thiết bị USB.

Mở khóa tin cậy thiết bị

Một số thiết bị như iPhone có thêm một lớp xác thực để xác minh danh tính người dùng. Khi kết nối iPhone lần đầu tiên với máy tính, bạn cần phải mở khóa. iOS sẽ yêu cầu người dùng tin tưởng vào thiết bị được kết nối. Sau khi xác thực, bạn sẽ thấy nội dung iPhone xuất hiện trên máy tính.

trust computer Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Nếu là điện thoại Android, khi bạn kết nối thiết bị Android với máy tính thì thiết bị sẽ chuyển sang chế độ sạc. Bạn cần thay đổi trạng thái thành Transfer Files từ ứng dụng Settings để xem trình quản lý tệp Android trên máy tính.

Vệ sinh sạch cổng USB

Theo thời gian, cổng USB của máy tính có thể bị kẹt vì bụi và các phần tử khác. Khi bạn cắm thiết bị USB, Windows 11 sẽ tiếp tục gặp sự cố khi nhận dạng các thiết bị được kết nối. Sử dụng vải sợi nhỏ hoặc chổi sơn để làm sạch cổng USB và thử lại.

Thử cổng USB khác

Các máy tính xách tay thế hệ mới hiện nay đều có ít nhất một hoặc hai cổng USB, những máy tính cũ hơn, dày hơn trước đây thường có ba hoặc tới bốn cổng USB. Nếu Windows 11 không nhận dạng thiết bị USB từ một cổng, bạn luôn có thể thử một cổng khác.

Nếu máy tính của bạn sử dụng cổng USB-C thì có thể sử dụng một thiết bị chuyển đổi cổng kết nối để kết nối thiết bị USB.

Khi máy tính Windows 11 của bạn không nhận dạng được chuột có dây, hãy thử sử dụng bộ chia USB để kết nối.

Thay đổi cài đặt quản lý nguồn

Theo mặc định, Windows 11 sẽ tạm dừng các hoạt động của thiết bị USB trong nền để tiết kiệm điện năng, đặc biệt là trên máy tính xách tay. Bạn có thể tắt tinh chỉnh từ menu Device Manager.

Bước 1: Kích chuột phải vào phím Windows và chọn tùy chọn Device Manager trong menu hiển thị.

open device manager Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 2: Tìm thiết bị USB từ danh sách và kích chuột phải vào thiết bị.

Bước 3: Chọn Properties từ menu hiển thị.

select properties Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 4: Trong cửa sổ mới hiển thị, chọn thẻ Power Management.

Bước 5: Tắt tùy chọn Allow the computer to turn off this device to save power.

change USB properties Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 6: Bấm nút OK và bạn đã sẵn sàng sử dụng thiết bị USB được kết nối trên máy tính.

Cài đặt lại trình điều khiển USB

Trình điều khiển USB lỗi trên máy tính chạy Windows 11 cũng có thể dẫn đến sự cố nhận dạng thiết bị USB. Bạn cần gỡ cài đặt trình điều khiển USB khỏi menu Device Manager. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Kích hoạt cửa sổ Device Manager như cách trên.

Bước 2: Trong cửa sổ Device Manager hiển thị, cuộn xuống mục Universal Serial Bus Controllers để tìm mục USB Root Hub device và nhấp chuột phải.

uninstall drivers Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 3: Chọn tùy chọn Uninstall Drivers, bấm nút Yes khi được yêu cầu xác nhận.

Khởi động lại máy tính và đợi Windows 11 tự động cài đặt các trình điều khiển cần thiết sau khi cắm thiết bị USB.

Tắt cài đặt treo USB

Đây là một tinh chỉnh cài đặt khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của USB trên Windows. Để giảm mức sử dụng pin, Windows 11 sẽ tạm dừng các hoạt động của USB sau một thời gian. Vì vậy bạn có thể thay đổi thiết lập này để khắc phục sự cố.

Bước 1: Nhấn phím Windows, nhập edit power plan vào khung tìm kiếm rồi bấm phím Enter. Windows sẽ mở tùy chọn Power Options trong Control Panel.

Bước 2: Kích tùy chọn Change advanced power settings.

change power settings Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 3: Cuộn xuống mục USB Settings, chọn USB selective suspend setting. 

power options Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 4: Tắt dịch vụ từ menu thả xuống và bấm nút OK.

Quét virus

Các tệp độc hại trên máy tính chạy Windows 11 cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối với thiết bị USB. Bạn có thể chạy công cụ Windows Security để quét các tệp, tìm kiếm và xóa các tệp độc hại khỏi hệ thống.

Bước 1: Nhấn phím Windows, nhập Windows Security vào khung tìm kiếm và nhấn Enter để mở ứng dụng.

quick scan Fix Windows 11 Not Recognizing USB Devices

Bước 2: Trong cửa sổ Windows Security hiển thị, chọn tùy chọn Virus & threat protection.

Bước 3: Sau đó bấm nút Quick scan. Bạn có thể thu nhỏ ứng dụng và tiếp tục công việc của mình.

Cập nhật Windows

Windows 11 không nhận dạng thiết bị USB có thể là một lỗi trong bản dựng hệ điều hành trên máy tính của bạn. Bạn có thể đi tới menu Settings (Windows + I) và truy cập tùy chọn Windows Update. Tải xuống và cài đặt phiên bản xây dựng mới nhất hiện có. Sau đó, khởi động lại máy tính để cài đặt thành công.

Mặc dù rất nhiều người dùng hiện nay sử dụng bàn phím và chuột không dây, nhưng vẫn còn có nhiều người thích kết nối USB hơn để có trải nghiệm không có độ trễ, đặc biệt là khi chơi game. Điều này cũng đúng khi chuyển tệp từ iPhone hoặc Android sang máy tính hoặc ngược lại.Truyền tệp ngoại tuyến qua kết nối USB là giải pháp nhanh và dễ nhất so với các giải pháp đám mây như OneDrive hoặc Google Drive.

Windows 11 không nhận dạng được thiết bị USB có thể khiến bạn bối rối và với những giải pháp trên đây, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được sự cố này chỉ sau 5 đến 10 phút.

Bình chọn
ChatGPT VnExpress OpenAI jpeg 6033 1680308712

Quốc gia phương Tây đầu tiên cấm ChatGPT

Italy trở thành nước phương Tây đầu tiên cấm ChatGPT do lo ngại về quyền riêng tư và OpenAI có thể phải nộp phạt 21,6 triệu USD.

Ngày 31/3, Cơ quan bảo vệ dữ liệu của chính phủ Italy (Garante) đã ra lệnh cấm ChatGPT. Garante cáo buộc OpenAI không kiểm tra độ tuổi người dùng ứng dụng cũng như “không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào biện minh cho việc thu thập, lưu trữ dữ liệu cá nhân khổng lồ” để huấn luyện chatbot. OpenAI có 20 ngày để phản hồi bằng các biện pháp khắc phục. Nếu không công ty có thể bị phạt 20 triệu euro (21,68 triệu USD) hoặc 4% doanh thu hàng năm trên toàn cầu.

OpenAI xác nhận đã vô hiệu hóa ChatGPT cho người dùng ở Italy theo yêu cầu của Garante. “Chúng tôi tích cực phối hợp để hạn chế dữ liệu cá nhân trong quá trình đào tạo ChatGPT. Chúng tôi muốn AI tìm hiểu về thế giới chứ không phải về các ngóc ngách cá nhân”, công ty nói thêm.

Sau quyết định của Garante, Italy trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên chống lại ChatGPT. Trước đó siêu AI này đã bị cấm ở Trung Quốc, Hong Kong, Iran, Nga và một số khu vực của châu Phi.

ChatGPT được OpenAI giới thiệu cuối năm ngoái và nhanh chóng khơi mào cuộc chiến công nghệ mới, khiến các đối thủ phải tung ra các sản phẩm tương tự để cạnh tranh. Sự bùng nổ của siêu AI đã thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia. Giới chuyên gia cho rằng cần có quy định mới để quản lý AI vì tác động tiềm ẩn của nó với an ninh quốc gia và rủi ro trong lĩnh vực giáo dục, việc làm.

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EU) cho biết: “Chúng tôi hy vọng tất cả công ty đang hoạt động tại EU tôn trọng quy tắc bảo vệ dữ liệu. Đây là trách nhiệm chung, cần được thực thi nghiêm túc”. Tuy nhiên Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager cho biết EU chưa có xu hướng cấm AI.

“Bất kể sử dụng công nghệ nào, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy các quyền tự do và bảo vệ quyền riêng tư. Đó là lý do chúng ta không điều chỉnh các công nghệ AI, chúng ta điều chỉnh việc sử dụng AI”, bà nói trên Twitter. Vestager cho rằng cơ quan quản lý không nên vứt bỏ những thành tựu phải mất hàng thập kỷ để xây dựng.

Trước đó, ngày 29/3, Elon Musk và một nhóm chuyên gia hàng đầu về AI kêu gọi các công ty ngừng phát triển những hệ thống mạnh hơn GPT-4 trong vòng 6 tháng vì rủi ro tiềm ẩn cho xã hội.

OpenAI chưa cung cấp chi tiết về cách đào tạo mô hình AI của mình. Phó giáo sư Johanna Björklund tại Đại học Umea, Thụy Điển đánh giá: “Sự thiếu minh bạch là vấn đề nghiêm trọng. Nếu làm nghiên cứu về AI, bạn phải rất minh bạch về cách thực hiện nó”.

ChatGPT là chatbot AI được phát triển dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3.5. Ngày 14/3, thế hệ GPT-4 được công bố với khả năng xử lý đa phương thức đầu vào, trong đó có hình ảnh, giúp người dùng tương tác với nhiều chế độ. Việc chấp nhận hình ảnh đầu vào và xuất ra văn bản là tính năng mới chưa có trước đây, được đánh giá giúp người dùng có thêm tùy chọn để sáng tạo.

Bất chấp sức hút của ChatGPT, giới chuyên gia liên tục cảnh báo rủi ro liên quan đến AI này. Sam Altman, CEO OpenAI, cũng cho biết kết quả đầu ra của ChatGPT chứa nhiều lỗi. “Nó biết rất nhiều, nhưng điều nguy hiểm là nó tự tin và sai một phần đáng kể”, ông viết trên Twitter. Mira Murati, CTO OpenAI, cũng đánh giá điểm yếu của ChatGPT là “có thể bịa ra sự thật, không phải lúc nào câu trả lời của AI cũng đúng”.

Bình chọn
Micron Trung Quoc 1763 1680310825

Trung Quốc phản công Mỹ trong cuộc chiến chip

Lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc nhắm vào Micron – một công ty chip của Mỹ, báo hiệu sự căng thẳng công nghệ giữa hai bên lên cao.

Theo SCMP, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đang tiến hành cuộc điều tra an ninh mạng liên quan đến việc bán chip nhớ của Micron – gã khổng lồ bán dẫn của Mỹ. Động thái này nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”, báo hiệu sự gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến chip.

Trong tuyên bố ngắn gọn hôm 31/3, CAC cho biết đây là lần đầu họ điều tra một công ty nước ngoài với mục đích “bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của quốc gia”, đồng thời “ngăn ngừa rủi ro an ninh không gian mạng từ các sản phẩm có vấn đề”.

Quyết định của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách thắt chặt hoạt động xuất khẩu các sản phẩm và thiết bị bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia.

Micron có mối quan hệ không mấy êm ấm với Trung Quốc những năm gần đây khi các nhà sản xuất chip nhớ nội địa như Yangtze Memory (YMTC) đang mở rộng hoạt động. Theo thống kê của TrendForce, Micron chiếm gần 3/4 doanh số trên thị trường chip chip nhớ DRAM toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung DRAM đang dư thừa, giá trung bình trong quý I/2023 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Trung Quốc chiếm hơn 10% tổng doanh số của Micron. Một trong những khách hàng lớn của công ty là Shenzhen Long Sys. Công ty này đã mua của Micron số chip trị giá 3,1 tỷ nhân dân tệ trong năm 2021.

Micron rơi vào tầm ngắm của Trung Quốc do bị coi là lực lượng chính đứng sau những cuộc vận động hành lang của chính phủ Mỹ nhằm trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó đối thủ YMTC bị Mỹ đưa vào danh sách cấm năm ngoái.

Gã khổng lồ chip Mỹ đã sớm nhận thấy những rủi ro có thể bị gạch tên khỏi thị trường Trung Quốc. Trong báo cáo tài chính thường niên 2021, Micron nói với các nhà đầu tư rằng chính sách hỗ trợ của Bắc Kinh cho nhà sản xuất DRAM nội địa cho thể hạn chế sự tăng trưởng của công ty. “Chính phủ Trung Quốc có thể hạn chế chúng tôi tham gia vào thị trường hoặc có những biện pháp khác để ngăn chặn chúng tôi cạnh tranh với các công ty trong nước”, Micron nêu.

Năm ngoái, Micron đã đóng cửa văn phòng thiết kế DRAM tại Thượng Hải và chuyển một số kỹ sư sang Mỹ, Ấn Độ. Trong báo cáo mới nhất, công ty cho biết doanh thu quý I/2023 giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo quý tiếp theo sẽ giảm thêm khoảng 60%.

Theo VNExpress

Bình chọn
pasted image 0 2566 1680175651

Các công ty công nghệ đang bỏ qua đạo đức AI

Các công ty công nghệ lớn được cho là đang bỏ qua vấn đề đạo đức trong quá trình phát triển AI khi sa thải bộ phận kiểm duyệt.

Ngày 29/3, Elon Musk và hơn 1.000 nhà lãnh đạo và chuyên gia công nghệ kêu gọi các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo dừng việc đào tạo những hệ thống AI mạnh hơn GPT-4 ít nhất trong 6 tháng để kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ lạm dụng AI cho các mục đích nguy hiểm.

“Liệu có nên để máy móc tràn ngập các kênh thông tin bằng sự tuyên truyền sai sự thật? Con người có nên phát triển những bộ óc phi nhân loại mà cuối cùng có thể mạnh hơn, thông minh hơn và sớm muộn sẽ thay thế chúng ta?”, bức thư có đoạn.

Lo ngại về rủi ro trong AI xuất phát từ việc nhiều ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft, Meta, Google, Amazon đang liên tục sa thải đội ngũ kiểm duyệt nội dung huấn luyện trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là nhóm đạo đức AI. Theo FT, việc cắt giảm nhân viên chuyên đánh giá vấn đề đạo đức khi triển khai AI sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, đặc biệt là thông tin sai lệch, trong khi AI lại đang được triển khai rộng rãi trong cộng đồng.

Hồi tháng 1, sau khi ChatGPT gây sốt và trước khi tung ra Bing AI, Microsoft quyết định giải tán nhóm đạo đức AI, nằm trong kế hoạch sa thải 10.000 nhân viên của hãng. Theo The Verge, động thái này khiến Microsoft hiện không còn một đội ngũ chuyên trách nhằm đảm bảo các nguyên tắc cộng đồng cho công cụ AI, dẫn đến rủi ro thông tin.

Tương tự, trong tháng 3, nền tảng phát trực tuyến Twitch thuộc Amazon đã cắt giảm đội ngũ kiểm duyệt nội dung AI. Điều này khiến nhóm phát triển công cụ trí tuệ nhân tạo của nền tảng phải gánh trách nhiệm nếu để chatbot đưa ra phản hồi thiên vị.

Một ông lớn khác là Google cũng đã sa thải nhóm kỹ sư kiểm duyệt nội dung, nhưng hiện chưa rõ không rõ số lượng cụ thể. Trước đó, hai chuyên gia nghiên cứu đạo đức AI tại Google là Timnit Gebru và Margaret Mitchell đã rời đi vào năm 2020 và 2021.

Twitter cũng đã cho nghỉ việc hai phần ba số nhân viên dưới thời Elon Musk, bao gồm một nhóm nhỏ chuyên về đạo đức AI.

Ông Hùng Thắng, kỹ sư AI tại Viện nghiên cứu TITUS (Đức), nhận định việc phát triển AI thần tốc, nhưng lại thiếu nỗ lực kiểm soát tương ứng về đạo đức, sẽ tác động lớn đến vấn đề nội dung. “Các công ty công nghệ lớn đang chạy đua phát triển AI nhưng đang bỏ qua đạo đức AI. Điều này cũng dễ hiểu khi người dùng luôn muốn sử dụng các công cụ nhanh và rẻ hơn, trong khi kiểm duyệt nội dung tiêu tốn nhiều chi phí”, ông Thắng nhận định.

“Nhóm đạo đức AI là một trong những bộ phận mà những công ty công nghệ lớn phải duy trì. Điều này giúp người dùng và cộng đồng không bị ảnh hưởng xấu bởi AI, khi nó vẫn nằm trong sự kiểm soát của các kỹ sư đào tạo chúng”, Josh Simons, nhà nghiên cứu đạo đức AI từng làm việc tại Facebook, nói trên FT.

Theo VNExpress

Bình chọn
micro khong hoat dong 1

Cách khắc phục micro không hoạt động trong Windows 11 dễ dàng

Các cách khắc phục micro không hoạt động trong Windows 11 trong bài viết được trình bày chi tiết từng bước, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một cách dễ dàng.

Các vấn đề thường gặp phải với Microphone

Thiết bị không kết nối/Không nhận dạng được micro

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất. Nhưng cách khắc phục cũng khá dễ dàng, bạn có thể theo dõi ngay dưới bài viết nhé!

Micro bị nhiễm tạp âm

Sự cố này có thể được khắc phục theo cách thủ công, nhưng bạn cũng có thử kiểm tra các lỗi khác bằng cách giảm âm thanh nền và xác định lỗi thực sự mà micro đang gặp phải là gì (các thiết bị gây nhiễu gần đó, chưa cập nhật driver…)

Âm thanh quá trầm

Tần số âm thanh này có thể xuất hiện khi micro của máy tính đến gần nguồn âm thanh lớn hơn, khiến tần số thấp mà micrô thu được sẽ tăng lên, dẫn đến âm thanh bị trầm.

Bị tắt tiếng

Lỗi này thường xuyên xảy ra do lỗi có nhiều thiết bị kết nối và chọn sai đầu ra nên có thể khiến micro bị tắt tiếng.

5 cách khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động

Cách 1: Kiểm tra kết nối

Cách đầu tiên để khắc phục micrô không hoạt động trong Windows 11 là kiểm tra kết nối. Nếu có sử dụng thiết bị kết nối bên ngoài, nhưng bạn không thể truy cập thiết bị đó trên các ứng dụng, đó có thể là do kết nối lỏng lẻo.

Trường hợp micro không hoạt động trên cả 2 cổng kết nối, rất có thể nó đã bị lỗi và bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Nếu nó hoạt động trên một máy tính khác, thì micro vẫn hoạt động tốt và bạn có thể tham khảo tiếp các cách khắc phục dưới đây.

Cách 2. Kiểm tra xem micro đã được mở trên Windows 11 chưa

Bước 1: Nhấn Windows tìm và truy cập vào Device Manager.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 1)

Bước 2: Nhấp mũi tên để mở rộng phần Audio inputs and outputs.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 2)

Bước 3: Nhấp chuột phải vào Microphone và chọn Enable device.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 3)

Nếu sau khi đã bật microphone trong Device Manager, nhưng micro vẫn chưa hoạt động trên Windows 11 thì có thể thử cách tiếp theo.

Cách 3. Kiểm tra thiết bị mặc định

Bước 1: Nhấn nút Windows, nhập tìm đến Change system sound và mở lên.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 4)

Bước 2: Nhấp vào tab Recording chọn Microphone or Headset, sau đó chọn Properties.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 5)

Bước 3: Ở cuối trang sẽ có phần Device usage, bạn sẽ chọn Use this device (enable).

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 6)

Bước 4: Nếu không thấy, bạn hãy nhấn và chọn trong menu thả xuống như hình.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 7)

Bước 5: Để lưu các thay đổi, nhấn vào Apply, sau đó chọn OK.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 8)

Tùy chọn này sẽ hiệu quả trong trường hợp bạn đã kết nối nhiều micrô với máy tính hoặc hệ thống Windows 11 có thể đã chọn nhầm micro.

Cách 4. Kiểm tra cài đặt quyền riêng tư (Privacy Settings)

Bước 1: Nhấn phím Windows, sau đó mở menu Settings.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 9)

Bước 2: Chuyển đến phần Privacy & security, sau đó kéo xuống bạn sẽ thấy App permissions  section và chọn Microphone.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 10)

Bước 3: Xem phần Microphone access và Let apps access your microphone sections, bạn chọn On – mở quyền truy cập micro cho các ứng dụng.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 11)

Bước 4: Kiểm tra xem micrô của bạn hiện đang hoạt động hay chưa.

Cách 5. Chạy trình khắc phục sự cố âm thanh

Bước 1: Mở menu Windows Settings.

Bước 2: Tại trang System, bạn chọn Troubleshoot.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 12)

Bước 3: Chọn Other troubleshooters.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 13)

Bước 4: Kéo xuống bạn sẽ thấy phần Recording Audio, sau đó chọn Run.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 14)

Với các bước trên, hệ thống của bạn sẽ tự động chạy và quét để tìm ra bất kỳ sự cố nào khiến micro không hoạt động trên Windows 11. Nếu phát hiện thấy sự cố, sẽ có một số hướng dẫn từ Windows để giải quyết.

Cách 6. Cập nhật driver hỗ trợ

Bước 1: Mở Device Manager.

Bước 2: Click mũi tên để mở Audio inputs and outputs, sau đó nhấp chuột phải chọn Update driver

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 15)

Bước 3: Chọn Search automatically for drivers.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 16)

Bước 4: Hệ thống của bạn sẽ tìm kiếm các bản cập nhật và áp dụng chúng khi cần thiết.

Cách hạn chế micro không hoạt động trên Windows 11

Dưới đây là một số cách hạn chế diễn ra tình trạng microphone không hoạt động trên Windows 11.

Luôn kiểm tra pin và kết nối

Nếu bạn đang sử dụng tai nghe, hãy luôn đảm bảo rằng pin được sạc đủ trong khi dùng micro không dây.

Liên tục kiểm tra các bản cập nhật

Đảm bảo hệ thống phần mềm Windows 11 và cả các driver hỗ trợ liên quan đến micro luôn hoạt động với bản mới nhất, được cập nhật thường xuyên.

Bảo vệ máy tính khỏi virus

Vì cả phần mềm và phần cứng đều có thể bị tấn công bởi virus với những tệp bạn tải xuống hay các duyệt web ẩn link xấu. Nên bạn cần đảm bảo máy tính được quét virus thường xuyên và có tường lửa (firewall) chắn virus theo thời gian thực.

Luôn giữ micro khỏi các va đập, ảnh hưởng đến chất lượng

Giữ cho micro của bạn tránh khỏi các va chạm hay các tình huống bị nhiễm nước, bụi bẩn… những tác động làm cho micro bị hư hỏng, không còn hoạt động chính xác.

Nguồn: Windowsreport (WR)

Bình chọn
Cuoc chien Chip 7784 1680021653

Các công ty chip phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Đạo luật Chips của Mỹ đẩy các công ty bán dẫn vào quyết định khó khăn nếu muốn nhận gói hỗ trợ có tổng trị giá 52 tỷ USD.

Tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã siết chặt quy tắc, yêu cầu các công ty sản xuất chip cam kết không mở rộng hoạt động ở Trung Quốc khi tham gia vào gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD.

Các quy định được xem là “hàng rào bảo vệ” lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá động thái này của ông Biden đẩy các công ty bán dẫn vào tình thế khó khăn. Angela Styles, luật sư của Akin Gump, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực bán dẫn, nói: “Đã đến lúc các công ty phải đặt câu hỏi liệu họ có muốn nhận khoản tài trợ từ đạo luật Chips hay không?”.

Chính sách mới được nhận định sẽ gây khó hơn cho các công ty Đông Á, vốn có nhiều hoạt động quan trọng tại thị trường Trung Quốc. Đây là nơi họ đã đầu tư hàng tỷ USD và cất công gầy dựng trong nhiều năm qua. Samsung, Electronics và SK Hynix của Hàn Quốc và nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới TSMC được đánh giá là những bên đang đau đầu nhất.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết các hạn chế của Mỹ trong việc xuất khẩu chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc sẽ khiến các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định: “Chúng tôi muốn doanh nghiệp Mỹ tiếp tục kinh doanh với Trung Quốc và ngược lại. Nhưng chúng ta phải nhìn xa hơn về những rủi ro có thể xảy ra với Mỹ. Bà cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc muốn tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ vào lĩnh vực quân sự. “Chúng tôi không bao giờ cho phép điều này xảy ra”, bà tuyên bố.

Hiện những công ty lớn được xem là ứng viên sáng giá trong gói tài trợ của đạo luật Chips vẫn khá kín tiếng. Samsung cho biết đã “thảo luận chặt chẽ với các cơ quan chính phủ có liên quan của Mỹ và Hàn Quốc. Công ty đang lên kế hoạch hoạt động sau khi xem xét các chi tiết tài trợ. Họ cũng đang xây một nhà máy sản xuất chip tiên tiến trị giá 17 tỷ USD ở Texas và cũng đã công bố kế hoạch đầu tư lên tới 200 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip mới ở Mỹ.

Trong khi đó, SK Hynix tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà máy đóng gói chip tiên tiến tại Mỹ. Tuy nhiên, công ty vẫn đang tìm cách đàm phán để đánh giá lại các tác động của “hàng rào chip” được chính quyền Tổng thống Biden dựng lên. TSMC đang có kế hoạch trị giá 40 tỷ USD để xây dựng một tổ hợp sản xuất tiên tiến ở Arizona, nhưng từ chối bình luận.

Đạo luật Chips, được Tổng thống Biden ký thành luật vào tháng 8/2022, nhằm đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ bán dẫn tiên tiến và chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá Mỹ muốn dùng gói tài trợ 52 tỷ USD “trói chân” các nhà sản xuất chip. Trong khi đó Trung Quốc cũng không chịu ngồi yên khi liên tục tung ra các gói tài trợ hấp dẫn để vừa thu hút các công ty bán dẫn quốc tế, vừa kích thích công ty trong nước phát triển để tự chủ nguồn chip.

Theo VNExpress

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ