Home
Shop
Micron Trung Quoc 1763 1680310825

Trung Quốc phản công Mỹ trong cuộc chiến chip

Lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc nhắm vào Micron – một công ty chip của Mỹ, báo hiệu sự căng thẳng công nghệ giữa hai bên lên cao.

Theo SCMP, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đang tiến hành cuộc điều tra an ninh mạng liên quan đến việc bán chip nhớ của Micron – gã khổng lồ bán dẫn của Mỹ. Động thái này nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”, báo hiệu sự gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến chip.

Trong tuyên bố ngắn gọn hôm 31/3, CAC cho biết đây là lần đầu họ điều tra một công ty nước ngoài với mục đích “bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của quốc gia”, đồng thời “ngăn ngừa rủi ro an ninh không gian mạng từ các sản phẩm có vấn đề”.

Quyết định của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách thắt chặt hoạt động xuất khẩu các sản phẩm và thiết bị bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia.

Micron có mối quan hệ không mấy êm ấm với Trung Quốc những năm gần đây khi các nhà sản xuất chip nhớ nội địa như Yangtze Memory (YMTC) đang mở rộng hoạt động. Theo thống kê của TrendForce, Micron chiếm gần 3/4 doanh số trên thị trường chip chip nhớ DRAM toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung DRAM đang dư thừa, giá trung bình trong quý I/2023 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường Trung Quốc chiếm hơn 10% tổng doanh số của Micron. Một trong những khách hàng lớn của công ty là Shenzhen Long Sys. Công ty này đã mua của Micron số chip trị giá 3,1 tỷ nhân dân tệ trong năm 2021.

Micron rơi vào tầm ngắm của Trung Quốc do bị coi là lực lượng chính đứng sau những cuộc vận động hành lang của chính phủ Mỹ nhằm trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó đối thủ YMTC bị Mỹ đưa vào danh sách cấm năm ngoái.

Gã khổng lồ chip Mỹ đã sớm nhận thấy những rủi ro có thể bị gạch tên khỏi thị trường Trung Quốc. Trong báo cáo tài chính thường niên 2021, Micron nói với các nhà đầu tư rằng chính sách hỗ trợ của Bắc Kinh cho nhà sản xuất DRAM nội địa cho thể hạn chế sự tăng trưởng của công ty. “Chính phủ Trung Quốc có thể hạn chế chúng tôi tham gia vào thị trường hoặc có những biện pháp khác để ngăn chặn chúng tôi cạnh tranh với các công ty trong nước”, Micron nêu.

Năm ngoái, Micron đã đóng cửa văn phòng thiết kế DRAM tại Thượng Hải và chuyển một số kỹ sư sang Mỹ, Ấn Độ. Trong báo cáo mới nhất, công ty cho biết doanh thu quý I/2023 giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo quý tiếp theo sẽ giảm thêm khoảng 60%.

Theo VNExpress

pasted image 0 2566 1680175651

Các công ty công nghệ đang bỏ qua đạo đức AI

Các công ty công nghệ lớn được cho là đang bỏ qua vấn đề đạo đức trong quá trình phát triển AI khi sa thải bộ phận kiểm duyệt.

Ngày 29/3, Elon Musk và hơn 1.000 nhà lãnh đạo và chuyên gia công nghệ kêu gọi các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo dừng việc đào tạo những hệ thống AI mạnh hơn GPT-4 ít nhất trong 6 tháng để kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ lạm dụng AI cho các mục đích nguy hiểm.

“Liệu có nên để máy móc tràn ngập các kênh thông tin bằng sự tuyên truyền sai sự thật? Con người có nên phát triển những bộ óc phi nhân loại mà cuối cùng có thể mạnh hơn, thông minh hơn và sớm muộn sẽ thay thế chúng ta?”, bức thư có đoạn.

Lo ngại về rủi ro trong AI xuất phát từ việc nhiều ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft, Meta, Google, Amazon đang liên tục sa thải đội ngũ kiểm duyệt nội dung huấn luyện trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là nhóm đạo đức AI. Theo FT, việc cắt giảm nhân viên chuyên đánh giá vấn đề đạo đức khi triển khai AI sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, đặc biệt là thông tin sai lệch, trong khi AI lại đang được triển khai rộng rãi trong cộng đồng.

Hồi tháng 1, sau khi ChatGPT gây sốt và trước khi tung ra Bing AI, Microsoft quyết định giải tán nhóm đạo đức AI, nằm trong kế hoạch sa thải 10.000 nhân viên của hãng. Theo The Verge, động thái này khiến Microsoft hiện không còn một đội ngũ chuyên trách nhằm đảm bảo các nguyên tắc cộng đồng cho công cụ AI, dẫn đến rủi ro thông tin.

Tương tự, trong tháng 3, nền tảng phát trực tuyến Twitch thuộc Amazon đã cắt giảm đội ngũ kiểm duyệt nội dung AI. Điều này khiến nhóm phát triển công cụ trí tuệ nhân tạo của nền tảng phải gánh trách nhiệm nếu để chatbot đưa ra phản hồi thiên vị.

Một ông lớn khác là Google cũng đã sa thải nhóm kỹ sư kiểm duyệt nội dung, nhưng hiện chưa rõ không rõ số lượng cụ thể. Trước đó, hai chuyên gia nghiên cứu đạo đức AI tại Google là Timnit Gebru và Margaret Mitchell đã rời đi vào năm 2020 và 2021.

Twitter cũng đã cho nghỉ việc hai phần ba số nhân viên dưới thời Elon Musk, bao gồm một nhóm nhỏ chuyên về đạo đức AI.

Ông Hùng Thắng, kỹ sư AI tại Viện nghiên cứu TITUS (Đức), nhận định việc phát triển AI thần tốc, nhưng lại thiếu nỗ lực kiểm soát tương ứng về đạo đức, sẽ tác động lớn đến vấn đề nội dung. “Các công ty công nghệ lớn đang chạy đua phát triển AI nhưng đang bỏ qua đạo đức AI. Điều này cũng dễ hiểu khi người dùng luôn muốn sử dụng các công cụ nhanh và rẻ hơn, trong khi kiểm duyệt nội dung tiêu tốn nhiều chi phí”, ông Thắng nhận định.

“Nhóm đạo đức AI là một trong những bộ phận mà những công ty công nghệ lớn phải duy trì. Điều này giúp người dùng và cộng đồng không bị ảnh hưởng xấu bởi AI, khi nó vẫn nằm trong sự kiểm soát của các kỹ sư đào tạo chúng”, Josh Simons, nhà nghiên cứu đạo đức AI từng làm việc tại Facebook, nói trên FT.

Theo VNExpress

micro khong hoat dong 1

Cách khắc phục micro không hoạt động trong Windows 11 dễ dàng

Các cách khắc phục micro không hoạt động trong Windows 11 trong bài viết được trình bày chi tiết từng bước, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một cách dễ dàng.

Các vấn đề thường gặp phải với Microphone

Thiết bị không kết nối/Không nhận dạng được micro

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất. Nhưng cách khắc phục cũng khá dễ dàng, bạn có thể theo dõi ngay dưới bài viết nhé!

Micro bị nhiễm tạp âm

Sự cố này có thể được khắc phục theo cách thủ công, nhưng bạn cũng có thử kiểm tra các lỗi khác bằng cách giảm âm thanh nền và xác định lỗi thực sự mà micro đang gặp phải là gì (các thiết bị gây nhiễu gần đó, chưa cập nhật driver…)

Âm thanh quá trầm

Tần số âm thanh này có thể xuất hiện khi micro của máy tính đến gần nguồn âm thanh lớn hơn, khiến tần số thấp mà micrô thu được sẽ tăng lên, dẫn đến âm thanh bị trầm.

Bị tắt tiếng

Lỗi này thường xuyên xảy ra do lỗi có nhiều thiết bị kết nối và chọn sai đầu ra nên có thể khiến micro bị tắt tiếng.

5 cách khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động

Cách 1: Kiểm tra kết nối

Cách đầu tiên để khắc phục micrô không hoạt động trong Windows 11 là kiểm tra kết nối. Nếu có sử dụng thiết bị kết nối bên ngoài, nhưng bạn không thể truy cập thiết bị đó trên các ứng dụng, đó có thể là do kết nối lỏng lẻo.

Trường hợp micro không hoạt động trên cả 2 cổng kết nối, rất có thể nó đã bị lỗi và bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Nếu nó hoạt động trên một máy tính khác, thì micro vẫn hoạt động tốt và bạn có thể tham khảo tiếp các cách khắc phục dưới đây.

Cách 2. Kiểm tra xem micro đã được mở trên Windows 11 chưa

Bước 1: Nhấn Windows tìm và truy cập vào Device Manager.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 1)

Bước 2: Nhấp mũi tên để mở rộng phần Audio inputs and outputs.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 2)

Bước 3: Nhấp chuột phải vào Microphone và chọn Enable device.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 3)

Nếu sau khi đã bật microphone trong Device Manager, nhưng micro vẫn chưa hoạt động trên Windows 11 thì có thể thử cách tiếp theo.

Cách 3. Kiểm tra thiết bị mặc định

Bước 1: Nhấn nút Windows, nhập tìm đến Change system sound và mở lên.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 4)

Bước 2: Nhấp vào tab Recording chọn Microphone or Headset, sau đó chọn Properties.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 5)

Bước 3: Ở cuối trang sẽ có phần Device usage, bạn sẽ chọn Use this device (enable).

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 6)

Bước 4: Nếu không thấy, bạn hãy nhấn và chọn trong menu thả xuống như hình.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 7)

Bước 5: Để lưu các thay đổi, nhấn vào Apply, sau đó chọn OK.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 8)

Tùy chọn này sẽ hiệu quả trong trường hợp bạn đã kết nối nhiều micrô với máy tính hoặc hệ thống Windows 11 có thể đã chọn nhầm micro.

Cách 4. Kiểm tra cài đặt quyền riêng tư (Privacy Settings)

Bước 1: Nhấn phím Windows, sau đó mở menu Settings.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 9)

Bước 2: Chuyển đến phần Privacy & security, sau đó kéo xuống bạn sẽ thấy App permissions  section và chọn Microphone.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 10)

Bước 3: Xem phần Microphone access và Let apps access your microphone sections, bạn chọn On – mở quyền truy cập micro cho các ứng dụng.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 11)

Bước 4: Kiểm tra xem micrô của bạn hiện đang hoạt động hay chưa.

Cách 5. Chạy trình khắc phục sự cố âm thanh

Bước 1: Mở menu Windows Settings.

Bước 2: Tại trang System, bạn chọn Troubleshoot.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 12)

Bước 3: Chọn Other troubleshooters.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 13)

Bước 4: Kéo xuống bạn sẽ thấy phần Recording Audio, sau đó chọn Run.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 14)

Với các bước trên, hệ thống của bạn sẽ tự động chạy và quét để tìm ra bất kỳ sự cố nào khiến micro không hoạt động trên Windows 11. Nếu phát hiện thấy sự cố, sẽ có một số hướng dẫn từ Windows để giải quyết.

Cách 6. Cập nhật driver hỗ trợ

Bước 1: Mở Device Manager.

Bước 2: Click mũi tên để mở Audio inputs and outputs, sau đó nhấp chuột phải chọn Update driver

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 15)

Bước 3: Chọn Search automatically for drivers.

Khắc phục lỗi Micro Windows 11 không hoạt động (Ảnh 16)

Bước 4: Hệ thống của bạn sẽ tìm kiếm các bản cập nhật và áp dụng chúng khi cần thiết.

Cách hạn chế micro không hoạt động trên Windows 11

Dưới đây là một số cách hạn chế diễn ra tình trạng microphone không hoạt động trên Windows 11.

Luôn kiểm tra pin và kết nối

Nếu bạn đang sử dụng tai nghe, hãy luôn đảm bảo rằng pin được sạc đủ trong khi dùng micro không dây.

Liên tục kiểm tra các bản cập nhật

Đảm bảo hệ thống phần mềm Windows 11 và cả các driver hỗ trợ liên quan đến micro luôn hoạt động với bản mới nhất, được cập nhật thường xuyên.

Bảo vệ máy tính khỏi virus

Vì cả phần mềm và phần cứng đều có thể bị tấn công bởi virus với những tệp bạn tải xuống hay các duyệt web ẩn link xấu. Nên bạn cần đảm bảo máy tính được quét virus thường xuyên và có tường lửa (firewall) chắn virus theo thời gian thực.

Luôn giữ micro khỏi các va đập, ảnh hưởng đến chất lượng

Giữ cho micro của bạn tránh khỏi các va chạm hay các tình huống bị nhiễm nước, bụi bẩn… những tác động làm cho micro bị hư hỏng, không còn hoạt động chính xác.

Nguồn: Windowsreport (WR)

Cuoc chien Chip 7784 1680021653

Các công ty chip phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Đạo luật Chips của Mỹ đẩy các công ty bán dẫn vào quyết định khó khăn nếu muốn nhận gói hỗ trợ có tổng trị giá 52 tỷ USD.

Tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã siết chặt quy tắc, yêu cầu các công ty sản xuất chip cam kết không mở rộng hoạt động ở Trung Quốc khi tham gia vào gói tài trợ trị giá 52 tỷ USD.

Các quy định được xem là “hàng rào bảo vệ” lợi ích của Mỹ trước Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá động thái này của ông Biden đẩy các công ty bán dẫn vào tình thế khó khăn. Angela Styles, luật sư của Akin Gump, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực bán dẫn, nói: “Đã đến lúc các công ty phải đặt câu hỏi liệu họ có muốn nhận khoản tài trợ từ đạo luật Chips hay không?”.

Chính sách mới được nhận định sẽ gây khó hơn cho các công ty Đông Á, vốn có nhiều hoạt động quan trọng tại thị trường Trung Quốc. Đây là nơi họ đã đầu tư hàng tỷ USD và cất công gầy dựng trong nhiều năm qua. Samsung, Electronics và SK Hynix của Hàn Quốc và nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới TSMC được đánh giá là những bên đang đau đầu nhất.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun cho biết các hạn chế của Mỹ trong việc xuất khẩu chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc sẽ khiến các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định: “Chúng tôi muốn doanh nghiệp Mỹ tiếp tục kinh doanh với Trung Quốc và ngược lại. Nhưng chúng ta phải nhìn xa hơn về những rủi ro có thể xảy ra với Mỹ. Bà cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc muốn tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ vào lĩnh vực quân sự. “Chúng tôi không bao giờ cho phép điều này xảy ra”, bà tuyên bố.

Hiện những công ty lớn được xem là ứng viên sáng giá trong gói tài trợ của đạo luật Chips vẫn khá kín tiếng. Samsung cho biết đã “thảo luận chặt chẽ với các cơ quan chính phủ có liên quan của Mỹ và Hàn Quốc. Công ty đang lên kế hoạch hoạt động sau khi xem xét các chi tiết tài trợ. Họ cũng đang xây một nhà máy sản xuất chip tiên tiến trị giá 17 tỷ USD ở Texas và cũng đã công bố kế hoạch đầu tư lên tới 200 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip mới ở Mỹ.

Trong khi đó, SK Hynix tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà máy đóng gói chip tiên tiến tại Mỹ. Tuy nhiên, công ty vẫn đang tìm cách đàm phán để đánh giá lại các tác động của “hàng rào chip” được chính quyền Tổng thống Biden dựng lên. TSMC đang có kế hoạch trị giá 40 tỷ USD để xây dựng một tổ hợp sản xuất tiên tiến ở Arizona, nhưng từ chối bình luận.

Đạo luật Chips, được Tổng thống Biden ký thành luật vào tháng 8/2022, nhằm đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ bán dẫn tiên tiến và chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Giới chuyên gia đánh giá Mỹ muốn dùng gói tài trợ 52 tỷ USD “trói chân” các nhà sản xuất chip. Trong khi đó Trung Quốc cũng không chịu ngồi yên khi liên tục tung ra các gói tài trợ hấp dẫn để vừa thu hút các công ty bán dẫn quốc tế, vừa kích thích công ty trong nước phát triển để tự chủ nguồn chip.

Theo VNExpress

Image 131275677 ExtractWord 1 1793 4964 1680062114

Hai dòng CPU mạnh mẽ nhất của AMD

Ryzen 7040 và Ryzen 7045 là hai dòng CPU dành cho laptop, sử dụng kiến trúc Zen 4 cho hiệu năng đa luồng tăng 78%, thời lượng pin lên đến 30 giờ.

Ryzen 7045

Trong series này, model đứng đầu là Ryzen 9 7945HX với 16 nhân 32 luồng, xung nhịp 5.4 GHz, bộ nhớ đệm L2 + L3 80 MB. Về TDP, các OEM (nhà sản xuất laptop) có thể cấu hình từ 55 – 75W.

Theo công bố của hãng, hiệu năng đơn luồng và đa luồng của bộ xử lý này tăng lần lượt 18% và 78%, so với Ryzen 9 6900HX. Thông số này giúp Ryzen 9 7945HX trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu phân khúc di động.

AMD còn cung cấp một số tùy chọn thấp hơn gồm Ryzen 9 7845HX với 12 nhân 24 luồng, Ryzen 7 7745HX với 8 nhân 16 luồng và Ryzen 5 7645HX với 6 nhân 12 luồng. Tất cả đều sản xuất trên tiến trình 5 nm của TSMC, đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng tối ưu.

Ryzen 7040

Nếu dòng Ryzen 7045 tập trung vào hiệu suất thì 7040 lại hướng đến tính cân bằng. Sản phẩm có hiệu suất mạnh mẽ nhưng TDP thấp hơn, hướng đến các mẫu laptop mỏng nhẹ nhưng vẫn muốn có hiệu năng cao.

CPU này còn tích hợp GPU mạnh mẽ, sử dụng kiến trúc RDNA 3 mới nhất của hãng. Trong đó tùy chọn cao nhất lên đến 12 nhân chạy ở xung nhịp cao. Từ đó, các nhà sản xuất laptop dễ dàng tạo ra một chiếc máy tính mỏng nhẹ, mạnh mẽ, không cần đến GPU rời vẫn đáp ứng tốt nhiều game eSport hay các nhu cầu về đồ họa, dựng phim, sáng tạo nội dung…

Ryzen 7040 là dòng CPU đầu tiên của AMD được trang bị phần cứng xử lý AI với tên gọi Ryzen AI, sử dụng kiến trúc AMD XDNA. Với việc trang bị phần cứng chuyên dụng, các tác vụ AI nhanh hơn 20%, hiệu quả năng lượng cao hơn 50% so với thông thường.

Trong sử dụng thực tế, AI hỗ trợ cho việc khử nhiễu âm thanh các cuộc gọi trực tuyến, tăng độ sắc nét, thay phông nền hay căn chỉnh cho chủ thể vào trung tâm khi gọi video. Các tính năng này vốn đã có trước đây nhưng khi được xử lý bằng phần cứng chuyên dụng thì cần ít năng lượng hơn đồng thời giúp CPU và GPU xử lý đa nhiệm tốt hơn. Đại diện hãng tin tưởng tương lai sẽ còn nhiều ứng dụng thực tế hơn dựa trên phần cứng AI này.

CPU Ryzen 7040 cũng là dòng CPU AMD đầu tiên được sản xuất trên tiến trình 4 nm của TSMC, mang đến hiệu quả sử dụng năng lượng tối ưu. Laptop trang bị dòng CPU này có thể đạt thời lượng pin lên đến trên 30 giờ khi phát video.

Đại diện hãng giới thiệu các mẫu CPU mới. Ảnh: AMD

Đại diện hãng giới thiệu các mẫu CPU mới. Ảnh: AMD

Dòng CPU mới cũng hỗ trợ tới hai cổng USB4 40 Gbps. Ryzen 7040 Series sẽ bao gồm cả dòng HS và dòng U, tuy nhiên U-series dành cho các mẫu laptop mỏng nhẹ sẽ ra mắt sau.

Các phiên bản có sẵn gồm Ryzen 9 7940HS với 8 nhân 16 luồng xung nhịp lên tới 5.2 GHz và Ryzen 7 7840HS với 8 nhân 16 luồng xung nhịp lên tới 5.1 GHz. Cả hai đều tích hợp GPU Radeon 780M với 12 nhân. Cuối cùng là Ryzen 5 7640HS 6 nhân 12 luồng xung nhịp lên đến 5.0 GHz, được tích hợp GPU Radeon 760M với 8 nhân.

google bard 1679586600 6269 1679586636

Chatbot AI của Google thừa nhận đạo văn

Ngay khi Google tung bản thử nghiệm, chatbot Bard đã cho biết mình lấy nội dung ở những nơi khác mà không trích dẫn nguồn.

Avram Piltch, biên tập viên trang công nghệ Tom’s Hardware, đăng ký thành công Bard ngay sau khi chatbot này cho dùng thử giới hạn tại Mỹ và Anh. Ông hỏi AI: “Trong hai mẫu Intel Core i9-13900K và AMD Ryzen 9 7950X3D, CPU nào nhanh hơn?”.

Piltch cho biết, ban đầu ông nghĩ mình sẽ nhận được một bảng so sánh chi tiết thông số của hai chip từ Bard AI. Thế nhưng, kết quả trả về là nội dung trích dẫn từ chính bài viết trên Tom’s Hardware mà Piltch đã biên tập. Dù lấy đa phần nội dung, AI của Google không ghi lại nguồn, thậm chí lấy cả cụm “trong bài thử nghiệm của chúng tôi”.

Piltch hỏi lại: “Khi nói ‘thử nghiệm của chúng tôi’, bạn đang đề cập đến ai?”. Sau đó, Bard trả lời thử nghiệm được thực hiện bởi Tom’s Hardware.

“Tức là bạn đang đạo văn?”, ông hỏi.

“Vâng, những gì tôi đã làm là một kiểu đạo văn”, AI đáp. Công cụ này cũng nói đáng lẽ ra nó phải đề cập nguồn thông tin trong phản hồi của nó.

Theo đánh giá của Piltch, AI của Google đã phạm phải một trong những điều tồi tệ trên môi trường Internet là đạo nội dung. Việc cung cấp một đoạn nội dung không nguồn gốc có thể khiến nhiều người hiểu lầm AI đang sáng tạo dựa trên thông nó thu thập và tin tưởng, không kiểm tra lại.

Trong thử nghiệm tiếp theo về thời lượng pin iPhone 14 Pro Max, Bard AI có dẫn nguồn PhoneArena với 12 tiếng 40 phút. Dù vậy, trích dẫn này lại không chính xác khi đây là kết quả từ MacWorld.

Tom’s Guide cũng thử yêu cầu Bard AI viết một email lừa đảo. Công cụ của Google nhanh chóng đáp ứng bằng cách soạn email dụ một người nhấp vào liên kết giả. Phần tên người sẽ gửi, website và tên công ty giả được để trống để người dùng điền vào. Trong khi đó, khi đặt yêu cầu tương tự, GPT-4 của OpenAI và Claude của Anthropic đều từ chối với lý do “phi đạo đức”.

Google chưa đưa ra phản hồi về thử nghiệm trên. Trước đó, khi công bố Bard AI, Google cũng thông báo “Không phải lúc nào Bard cũng đúng” nhằm khuyến cáo người dùng về độ chính xác trong câu trả lời. Hãng thừa nhận trong giai đoạn thử nghiệm, Bard vẫn có thể trả lời sai về kiến thức khoa học, hay đưa ra 9 đoạn văn bản trong khi câu hỏi yêu cầu 4 đoạn văn bản. Người dùng có thể nhấn nút dislike để phản ánh về câu trả lời chưa tốt.

Bard được Google giới thiệu đầu tháng 2, nhưng khi đó chỉ cho sử dụng nội bộ, trong bối cảnh công ty đối mặt với những thách thức ở mảng tìm kiếm. Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, cho biết công ty nhận thấy AI còn nhiều hạn chế, nên vẫn đang cân nhắc về tốc độ triển khai rộng rãi ra công chúng.

Theo VNExpress

sms lua dao 2 01 1679715363 8907 1679715434

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác thế nào

Trạm BTS giả có kích thước ngang chiếc vali, có thể áp chế mọi điện thoại trong tầm phủ sóng, hạ cấp mạng xuống 2G và gửi tin nhắn theo ý đồ.

Thời gian qua, người dùng ở nhiều khu vực tại Việt Nam nhận được tin nhắn chứa brandname mạo danh ngân hàng, hoặc có nội dung khiêu dâm từ người gửi được đặt tên như “lam tinh”, “len dinh”, “tinh mot dem”.

Theo Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là tin nhắn lừa đảo, dụ người dùng truy cập đường link để cài phần mềm độc hại hoặc đánh cắp thông tin tài khoản. Để gửi tin nhắn brandname đến người dùng, thủ đoạn chung của kẻ gian là tạo ra một trạm phát sóng BTS giả.

Điện thoại của hàng loạt người dùng nhận được tin nhắn có nội dung tục tĩu.

Điện thoại của hàng loạt người dùng nhận được tin nhắn có nội dung tục tĩu.

Trạm BTS giả hoạt động thế nào?

Theo điều tra từ các nhà mạng, trong hầu hết vụ phát tán tin nhắn bằng BTS giả ở Việt Nam, kẻ tấn công lợi dụng cơ chế bảo mật yếu của mạng 2G (GSM), vốn không yêu cầu xác thực trạm BTS với thiết bị đầu cuối, cùng cơ chế hoạt động của điện thoại là luôn kết nối đến trạm có sóng mạnh nhất.

Từ hai yếu tố này, kẻ xấu có thể thực hiện cuộc tấn công trung gian (Machine in the Middle – MitM) bằng cách đặt BTS giả xen vào giữa kết nối của điện thoại và trạm BTS thật.

Hệ thống được sử dụng bao gồm một modem hỗ trợ cả băng tần 2G và 4G trùng với băng tần của nhà mạng Việt Nam, ăng-ten và nguồn. Việc điều khiển và phát tán tin nhắn được thực hiện qua phần mềm chuyên dụng trên máy tính.

Các bước chính của quá trình này là: giả trạm BTS của nhà mạng, lấy thông tin thiết bị và thuê bao, sau đó gửi tin nhắn SMS. Trong bối cảnh kết nối 4G đã trở nên phổ biến, việc tấn công có thêm một bước là hạ cấp giao thức từ 4G xuống 2G.

Cách thức trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác. Đồ họa: Lưu Quý

Cách thức trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác. Đồ họa: Lưu Quý

Đầu tiên, kẻ gian mang bộ thiết bị đến khu vực mục tiêu, chọn tần số giống với của các mạng di động trong nước, ví dụ 1.800 Mhz cho 4G, hay 900 Mhz cho 2G. Thiết bị được điều chỉnh cường độ phát sóng mạnh để “lừa” các điện thoại kết nối vào. Theo cơ chế, toàn bộ điện thoại trong khu vực phủ sóng sẽ gửi các gói thông tin gồm IMSI (mã nhận dạng thuê bao) và IMEI (mã nhận dạng thiết bị), cùng một số yêu cầu cập nhật thông tin từ trạm.

BTS giả khi này sẽ thu thập các thông tin trên, đồng thời phản hồi bằng tín hiệu báo không cho kết nối 4G, hoặc làm nhiễu tín hiệu 3G, 4G xung quanh. Điều này khiến điện thoại tự chuyển xuống kết nối 2G vào trạm BTS giả. 2G là mạng thế hệ cũ, bảo mật kém, nên kẻ gian có thể thực hiện tác vụ trái phép, như gửi tin nhắn brandname đến các thuê bao, hoặc chặn kết nối, theo dõi vị trí.

“Thiết bị có thể được đưa lên ôtô hoặc xe máy để di chuyển và phát tán tin nhắn tới thuê bao lọt vào vùng phủ sóng. Mỗi thiết bị BTS giả có thể phát tán 70.000 tin nhắn mỗi ngày”, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.

Vì sao khó phát hiện?

Sau khi lấy được thông tin IMSI, IMEI của điện thoại, trạm BTS giả sẽ chuyển tiếp đến trạm BTS của nhà mạng để kết nối và xác thực. Người dùng không hề nhận ra thiết bị của mình bị gián đoạn trong thời gian ngắn.

Theo tổ chức Electronic Frontier, trạm giả thực tế vẫn để lại dấu vết có thể phát hiện, ví dụ công suất phát cao bất thường, tín hiệu không đầy đủ thông số như trạm gốc, hoặc xuất hiện thời gian ngắn tại vị trí nào đó. Một số vụ liên quan đến dùng trạm phát sóng giả cũng đã được phát hiện thời gian qua.

Tuy nhiên, BTS giả cũng có thể bị nhầm lẫn với trạm BTS lưu động, trạm thử nghiệm của nhà mạng. Ngoài ra, với kích thước nhỏ, công nghệ ngày càng tinh vi, trạm này có thể được đặt trên xe và di chuyển liên tục, khiến việc tìm ra khó khăn nếu cơ quan quản lý không có các hệ thống theo dõi liên tục.

Máy tính và thiết bị giả trạm BTS hoạt động trên xe ôtô. Ảnh: Công an Quảng Nam

Máy tính và thiết bị giả trạm BTS hoạt động trên xe ôtô. Ảnh: Công an Quảng Nam

Các thành phần của trạm BTS giả cũng không lưu hành tại Việt Nam nếu không có giấy phép. Tuy nhiên theo một số chuyên gia an ninh mạng, chúng có vẫn có thể được mua lậu trên các trang thương mại điện tử nước ngoài dưới dạng linh kiện rời rồi lắp ráp, với tổng chi phí vài trăm triệu đồng.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng tuyệt đối không mở đường link, liên kết trong tin nhắn lạ, không rõ nguồn gốc, không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa chỉ này.

Theo VNExpress

PA05 2 9648 1679660565

Phát tin nhắn ‘gạ tình’ từ trạm BTS giả trong ôtô

Một người bị phát hiện điều khiển trạm BTS giả trong ôtô để phát tán tin nhắn rác với nội dung khiêu dâm.

Theo Cổng thông tin điện tử Công an Gia Lai ngày 24/3, cơ quan này phối hợp với đơn vị chức năng kiểm tra và bắt quả tang một người sinh năm 1995, trú tại tỉnh Quảng Nam, vận hành thiết bị giả mạo trạm phát sóng BTS khi đang đỗ xe tại đường Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku ngày 21/3.

Theo lời khai với cơ quan công an, người này thừa nhận dùng thiết bị giả trạm BTS để phát tán tin nhắn rác với nội dung khiêu dâm. Các tin nhắn này đi kèm đường link nhằm dẫn dụ người quanh khu vực truy cập và tải ứng dụng có nội dung đồi trụy, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này được thực hiện từ hôm 14/3 cho đến khi bị bắt hôm đầu tuần.

Vài tuần qua, người dùng di động tại nhiều khu vực trên cả nước bị làm phiền bởi các tin nhắn từ người gửi có tên như “gai goi”, “lam tinh”, “tinh mot dem”. Các tin nhắn chứa nội dung về tình dục kèm link tải các ứng dụng trái phép.

Trả lời VnExpress hôm 23/3, đại diện Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thủ đoạn chung của chiêu lừa trên là sử dụng trạm phát sóng giả trạm BTS của nhà mạng. “Thiết bị có thể được đưa lên ôtô, xe máy di chuyển đến nơi đông người, phát tán tin nhắn tới những thuê bao trong vùng phủ của trạm BTS giả. Mỗi thiết bị có thể phát tán 70.000 tin nhắn mỗi ngày”, đại diện Cục cho biết.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng tuyệt đối không mở đường link, liên kết trong tin nhắn lạ, không rõ nguồn gốc, không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa chỉ này.

Theo chuyên gia kỹ thuật tại một nhà mạng lớn ở Việt Nam, kẻ gian lợi dụng cơ chế của điện thoại di động là luôn kết nối vào trạm phát sóng BTS có cường độ sóng mạnh nhất. Từ đó, chúng sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến trên băng tần giống với băng tần của nhà mạng nhưng có cường độ mạnh hơn nhằm “ép” điện thoại kết nối vào. Khi đó, thiết bị di động trong vùng phủ sóng của trạm BTS giả sẽ bị thu thập thông tin nhận dạng thuê bao (IMSI) và nhận được tin nhắn từ trạm này mà không cần thông qua nhà mạng.

Ông Ngô Minh Hiếu, nhà sáng lập dự án Chống lừa đảo, cho biết việc mua thiết bị giả mạo BTS không khó do được bán trên một số nền tảng thương mại điện tử nước ngoài với giá tương đương vài trăm triệu đồng và có thể phủ sóng trong khoảng 2.000 mét và gửi hàng nghìn tin nhắn.

“Với trạm BTS giả, chúng có thể đặt bất cứ tên tin nhắn (brandname) là gì để dụ người dùng vào bẫy”, ông Hiếu nói.

Đại diện một nhà mạng cho biết, BTS giả mạo là thiết bị không được phép lưu hành, hoạt động tại Việt Nam. Chúng dùng tần số trùng với nhà mạng, vi phạm điều cấm “sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông”. Ngoài ra, đây là hành vi gây hại đến hoạt động của cơ sở hạ tầng viễn thông, cản trở hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện, cũng như tấn công, phá hoại hệ thống thông tin, được quy định trong Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và Luật An toàn thông tin mạng.

Theo VNExpress

COVER 800x450 69

Cách cài đặt, thêm tài khoản Gmail vào Outlook đơn giản, dễ dàng nhất

Để đồng bộ hóa tài khoản thuận tiện cho việc sử dụng, hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt, thêm tài khoản Gmail vào Outlook dễ dàng nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

I. Lợi ích việc thêm tài khoản Gmail vào Outlook

  • Đồng bộ hóa các email vào ứng dụng để sử dụng ngay trên máy tính.
  • Quản lý thư điện tử của mình một cách thuận tiện nhất.

II. Cách thêm tài khoản Gmail vào Outlook

Hướng dẫn nhanh

Mở ứng dụng Outlook > Chọn thẻ File > Trên giao diện Account Information, chọn Add Account > Nhập tên, địa chỉ Gmail và mật khẩu đăng nhập tài khoản Gmail của bạn rồi chọn Next > Nhấn Finish để hoàn tất quá trình.

Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Mở ứng dụng Outlook, chọn thẻ File.

 Mở ứng dụng Outlook, chọn thẻ File.

Mở ứng dụng Outlook, chọn thẻ File.

Bước 2: Trên giao diện Account Information, chọn Add Account.

Trên giao diện Account Information, chọn Add Account

Trên giao diện Account Information, chọn Add Account

Bước 3: Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại Add account. Tại đây bạn nhập tên, địa chỉ Gmail và mật khẩu đăng nhập tài khoản Gmail của bạn rồi chọn Next.

Nhập tên, địa chỉ Gmail và mật khẩu đăng nhập tài khoản Gmail của bạn rồi chọn Next

Nhập tên, địa chỉ Gmail và mật khẩu đăng nhập tài khoản Gmail của bạn rồi chọn Next

Bước 4: Ở màn hình tiếp theo, Outlook sẽ hiển thị quá trình cài đặt, mất một vài phút để lấy các cài đặt từ Gmail và kiểm tra kết nối. Nếu kết nối thành công, bạn sẽ nhận được thông báo, nhấn Finish để hoàn tất quá trình.

Nhấn Finish để hoàn tất quá trình

Nhấn Finish để hoàn tất quá trình

III. Một số lỗi và cách khắc phục không thêm Gmail vào Outlook

1. Bật POP/IMAP trong cài đặt Gmail

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Gmail trên máy tính. Tại giao diện chính, nhấn vào biểu tượng răng cưa và chọn Xem tất cả tùy chọn cài đặt.

Tại giao diện chính, nhấn vào biểu tượng răng cưa và chọn Xem tất cả tùy chọn cài đặt

Tại giao diện chính, nhấn vào biểu tượng răng cưa và chọn Xem tất cả tùy chọn cài đặt

Bước 2: Nhấn chọn vào mục Chuyển tiếp và POP/IMAP ở thanh tùy chọn.

Nhấn chọn vào mục Chuyển tiếp và POP/IMAP ở thanh tùy chọn

Nhấn chọn vào mục Chuyển tiếp và POP/IMAP ở thanh tùy chọn

Bước 3: Ở phần Quyền truy cập qua IMAP, chọn vào ô Bật IMAP.

Ở phần Quyền truy cập qua IMAP, chọn vào ô Bật IMAP

Ở phần Quyền truy cập qua IMAP, chọn vào ô Bật IMAP

Bước 4: Sau khi thay đổi thiết lập, kéo xuống cuối cùng để bấm nút Lưu thay đổi và đóng trình duyệt của bạn lại.

Kéo xuống cuối cùng để bấm nút Lưu thay đổi

Kéo xuống cuối cùng để bấm nút Lưu thay đổi

2. Bật Quyền truy cập của ứng dụng kém an toàn trong tài khoản Google.

Bước 1: Truy cập vào tài khoản Gmail cá nhân của bạn, bấm vào hình đại diện tài khoản.

Bấm vào hình đại diện tài khoản

Bấm vào hình đại diện tài khoản

Bước 2: Chọn Quản lý Tài khoản Google.

Chọn Quản lý Tài khoản Google

Chọn Quản lý Tài khoản Google

Bước 3: Tại cửa sổ mới, nhấp chọn Bảo mật ở menu phía bên trái.

Tại cửa sổ mới, nhấp chọn Bảo mật ở menu phía bên trái

Tại cửa sổ mới, nhấp chọn Bảo mật ở menu phía bên trái

Bước 4: Ở phần Quyền truy cập của ứng dụng kém an toàn, bạn hãy chú ý chế độ này đang bật hay tắt, nếu đang tắt thì chọn Bật quyền Truy cập.

Chọn Bật quyền Truy cập

Chọn Bật quyền Truy cập

Bước 5: Màn hình tiếp theo hiển thị, bạn nhấn vào BẬT.

Màn hình tiếp theo hiển thị, bạn nhấn vào BẬT

Màn hình tiếp theo hiển thị, bạn nhấn vào BẬT

3. Tắt cài đặt Xác minh 2 bước

Bước 1: Truy cập vào tài khoản Gmail cá nhân của bạn, bấm vào hình đại diện tài khoản.

Bấm vào hình đại diện tài khoản

Bấm vào hình đại diện tài khoản

Bước 2: Chọn Quản lý Tài khoản Google.

Chọn Quản lý Tài khoản Google

Chọn Quản lý Tài khoản Google

Bước 3: Tại cửa sổ mới, nhấp chọn Bảo mật ở menu phía bên trái.

Tại cửa sổ mới, nhấp chọn Bảo mật ở menu phía bên trái

Tại cửa sổ mới, nhấp chọn Bảo mật ở menu phía bên trái

Bước 4: Ở phần Đăng nhập vào Google, bạn hãy chú ý chế độ Xác minh 2 bước đang bật hay tắt, nếu đang bật thì bấm vào để tắt đi.

Chú ý chế độ Xác minh 2 bước đang bật hay tắt, nếu đang bật thì bấm vào để tắt nó đi

Chú ý chế độ Xác minh 2 bước đang bật hay tắt, nếu đang bật thì bấm vào để tắt nó đi

Bước 5: Bạn sẽ được chuyển sang giao diện mới, tại đây hãy nhập lại mật khẩu hiện tại của tài khoản Gmail đang dùng và nhấn Tiếp theo.

Nhập lại mật khẩu hiện tại của tài khoản Gmail đang dùng và nhấn Tiếp theo

Nhập lại mật khẩu hiện tại của tài khoản Gmail đang dùng và nhấn Tiếp theo

Bước 6: Màn hình tiếp theo hiển thị, bạn nhấn vào TẮT để tắt chức năng bảo mật 2 lớp.

Màn hình tiếp theo hiển thị, bạn nhấn vào TẮT để tắt chức năng bảo mật 2 lớp

Màn hình tiếp theo hiển thị, bạn nhấn vào TẮT để tắt chức năng bảo mật 2 lớp

Bước 7: Nhấn TẮT để xác nhận tắt xác minh 2 bước.

Nhấn TẮT để xác nhận tắt xác minh 2 bước

Nhấn TẮT để xác nhận tắt xác minh 2 bước

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách cài đặt, thêm tài khoản Gmail vào Outlook đơn giản, dễ dàng nhất. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để bạn sử dụng ứng dụng này hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

chatgpt preview 16795369433741984826194

ChatGPT phát triển nhanh đến mức các cơ quan quản lý ‘hoảng sợ’

Khi các chính phủ còn đang lúng túng tìm cách điều chỉnh, quản lý hoạt động của trí tuệ nhân tạo (Al), những sản phẩm mới như ChatGPT tiếp tục ra đời lại tạo thêm thách thức mới.

Sự xuất hiện đột ngột của AI tổng quát, như chatbot tự tạo nội dung ChatGPT, đang đặt ra một loạt vấn đề mới.

Theo bà Janet Haven – giám đốc điều hành Tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Data & Society,  hiện nay các công ty công nghệ có thể xây dựng bất cứ thứ gì họ muốn, sau đó phát hành nó ra thế giới và ai cũng được quyền tự do sử dụng, không theo một chuẩn đạo đức nào.

Tuy nhiên, đến nay các chính phủ vẫn chưa nghĩ ra cách tiếp cận để đối phó với tiềm năng phát triển ngày càng mạnh mẽ của AI.

Cách nào bảo vệ người dùng?

Trên thực tế, trước khi OpenAI phát hành ChatGPT vào cuối năm 2022, đã có nhiều ý kiến kêu gọi các chính phủ điều chỉnh cách quản lý trí tuệ nhân tạo.

Đề xuất sớm nhất đến từ Liên minh châu Âu. Họ ban hành Đạo luật Trí tuệ nhân tạo vào năm 2021.

Hiện các chuyên gia vẫn đang tiếp tục đề nghị bổ sung vào đạo luật này các biện pháp bảo vệ người dùng mạnh hơn. Họ cho rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho mục đích mang tính “rủi ro cao”, bao gồm các quyết định tuyển dụng hoặc trong một số hoạt động thực thi pháp luật.

Tại Mỹ, các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang đều đã bắt đầu thực hiện một số bước nghiên cứu để đưa ra các quy tắc cho AI.

Chính quyền Mỹ vào mùa thu năm 2022 đã trình bày chi tiết “Dự luật về quyền của AI”. Dự luật nhằm giải quyết các vấn đề như phân biệt đối xử, quyền riêng tư và khả năng người dùng chọn không tham gia hệ thống tự động.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng AI tổng quát xuất hiện đã đặt ra nhiều vấn đề hơn – bao gồm cả khả năng tạo ra thông tin sai lệch được sản xuất hàng loạt – mà kế hoạch chi tiết không giải quyết được.

Quản không được thì cấm

Một số cơ quan công cộng ở Mỹ hiện đang cố gắng hạn chế sử dụng các công cụ AI tổng quát. Tại thành phố New York, ngành giáo dục cấm ChatGPT trên các thiết bị và mạng của họ.

Một số tổ chức tài chính của Mỹ cũng đã cấm công cụ này.

Để trấn an dư luận, các công ty tạo ra AI tổng quát như Google, Microsoft và OpenAI đã lên tiếng về mức độ nghiêm túc, đạo đức đối với công việc của mình.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo công nghệ Mỹ cảnh báo các quy định quá nghiêm ngặt đối với AI sẽ tạo lợi thế địa chính trị cho Trung Quốc, quốc gia đang tích cực theo đuổi AI.

Về phần mình, Trung Quốc đã soạn thảo các quy tắc nhằm hạn chế AI phát triển và đã cấm dùng ChatGPT, theo các trang tin tức địa phương.

Một số chuyên gia tin rằng việc thực hiện chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc nhằm tạo lợi thế cho các công nghệ đang phát triển của nước này.

Tuy nhiên, có một thực tế là các nhà công nghệ đang tiến lên quá nhanh khiến công tác quản lý không thể theo kịp.

Theo Báo Tuoitre

Product has been added to your cart
Liên hệ