Home
Shop

Ổ cứng mạng NAS là gì? Các tiêu chí lựa chọn khi mua ổ cứng NAS

ổ cứng mạng NAS

Hiện nay công nghệ đang ngày phát triển mạnh mẽ vượt trội thì cùng với đó nhu cầu sử dụng máy tính, lưu trữ và chi sẻ dữ liệu của con người ngày càng tăng và được chú trọng hơn. Các việc như duyệt web, soạn thảo, thống kê dữ liệu, các hoạt động vui chơi giải trí như: chơi game, nghe nhạc, xem phim,… hoặc các phương thức lưu trữ truyền thống như ổ cứng, USB, thẻ nhớ, cloud,… Thì hiện nay hệ thống lưu trữ NAS đã trở nên khá phổ biến được nhiều người ưa chuộng từ gia đình, đến các văn phòng, doanh nghiệp.

Vậy ổ cứng mạng NAS là gì? Lợi ích của NAS ra sao cũng như các tiêu chí giúp bạn có thể nắm bắt được để có thể lựa chọn NAS sử dụng. Hãy cùng xem qua bài viết này nhé, mình sẽ tổng hợp các thông tin cũng như kiến thức căn bản về thiết bị lưu trữ NAS.

 

Nội dung chính

Tìm hiểu tổng quan về NAS

NAS là từ được viết tắt của Network Attached Storage, có nghĩa là thiết bị lưu trữ gắn vào mạng. Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa NAS và DAS (Direct Attacked Storage), không như DAS là cắm trực tiếp vào máy tính mà ở đây NAS sẽ kết nối thẳng vào mạng. Với hệ thống NAS thì bạn có thể dễ dàng truy cập được dữ liệu dù ở bất cứ nơi nào và từ mọi thiết bị có thể kết nối mạng như: Laptop, Smartphone, PC,…

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu NAS như: Synology, Buffalo, Edimax, Linksys, D-Link, LaCie, Qnap và Zyxel…

 

Các tính năng của ổ cứng mạng NAS

ổ cứng mạng NAS

  • Tập trung dữ liệu: NAS cho phép người dùng truy cập file từ bất kỳ thiết bị nào.
  • Chia sẻ file: File và folder được liên kết đơn giản. Đồng thời, mọi thứ còn được đồng bộ với Cloud Station.
  • Truy cập từ xa: Bạn có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu nhờ Quickconnect mà không cần cơ chế chuyển tiếp cổng (port fowarding).
  • Ứng dụng di động: Dùng thiết bị di động sử dụng các hệ điều hành như IOS, Android và Windows để thưởng thức dữ liệu với các ứng dụng của Synology.
  • Đồng bộ với các thiết bị: Việc sử dụng Cloud Station có thể đảm bảo rằng các thiết bị của bạn luôn được đồng bộ.
  • Video Streaming: Phân luồng phim ảnh trong gia đình bạn mà đang sử dụng thiết bị hỗ trợ DLNA/DMA hoặc thiết bị di động.
  • Chia sẻ hình ảnh: Cho phép lưu trữ hình ảnh khi nhận bằng DS photo+ hoặc những ứng dụng của Synology.
  • Itune Streaming: NAS Synology phục vụ tương tự như một thư viện Itunes để phân luồng các video và hình ảnh lưu trữ trên DiskStation để đưa đến người sử dụng trong cùng mạng nội bộ.
  • Đồng bộ đám mây: NAS giúp đồng bộ DiskStation của bạn với dịch vụ đám mây công cộng.

 

Đặc điểm, lợi ích khi sử dựng ổ cứng mạng NAS

Ưu điểm lớn nhất mà ổ cứng mạng NAS mang lại đó là dữ liệu được quản lý tập trung, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi không giới hạn về dung lượng và số lượng thiết bị truy cập trong cùng thời điểm. 

Đối với các doanh nghiệp, ổ cứng mạng NAS sẽ giúp thay thế những hệ thống server lưu trữ đắt đỏ, đòi hỏi phải quản lý và bảo trì phức tạp với chi phí cao. Theo đó, NAS dễ dàng nâng cấp, quản trị, với các bước sử dụng đơn giản và không yêu cầu những kỹ năng đặc biệt cao cấp nào.

 

Các tiêu chí lựa chọn khi mua ổ cứng mạng NAS

Để có thể chọn phù hợp cho mình ổ cứng mạng NAS, bạn cần phải lưu ý những tiêu chí sau đây:

Dung lượng

Thường thì đây là điều ảnh hưởng nhiều nhất đến giá cả.

NAS hỗ trợ 2 đến 4 ổ cứng gắn trong với dung lượng tối đa mỗi ổ cứng 3.5inch là 14TB thì NAS 2 ổ cho dung lượng tối đa có thể lên tới 28TB phục vụ nhu cầu lưu trữ dung lượng phong phú. 

Đối với dòng NAS cho khách hàng cá nhân thường ít hỗ trợ ổ SATA gắn trong mà dùng ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng USB. 

Bên cạnh đó bạn cần phải tham khảo, tìm hiểu rõ những ổ cứng đã được kiểm tra bởi nhà sản xuất trước khi quyết định mua.

Hệ điều hành

ổ cứng mạng NAS

Hầu hết NAS đều hỗ trợ hệ điều hành WindowsMacOS Linux.

  • Đối với cácbạn hệ điều hành Windows thì không có gì phải lo lắng, hầu hết các hệ thống NAS đều hỗ trợ Windows đầu đủ.
  • Đối với các bạn dùng Mac: một số NAS hỗ trợ hệ thống sao lưu định kỳ Time Machine của Mac OSX.
  • Còn những bạn dùng Linux thì nên sử dụng những bản Linux phổ biếndo không phải ổ cứng NAS nào cũng hỗ trợ Linux.

Bộ vi xử lý

NAS có bộ vi xử lý tương tự như máy tính thông thường nên có thể dùng bộ xử lý RAM hay chip Intel. 

NAS có bộ xử lý càng nhanh, RAM càng nhiều thì NAS đó có hiệu năng càng cao. Những NAS cao cấp nhất hiện tại sử dụng ATOM 2 nhân như D510.

Nếu nhu cầu lưu trữ của bạn lớn, thực hiện các thao tác hoạt động I/O liên tục thì nên đầu tư bộ NAS dùng chip ATOM, các NAS rẻ hơn thường dùng chip Marvell. Bên cạnh đó, một số NAS cho phép nâng cấp RAM nhưng hầu hết đều gắn chết vào mainboard.

Hệ thống sao lưu và phục hồi

Các NAS cao cấp thường có những tùy chọn thiết lập RAID hay các hệ thống cảnh báo hỏng hóc hay về những vấn đề nghiêm trọng.

Một số NAS cũng hỗ trợ sao lưu dữ liệu trong ổ cứng lên máy chủ đám mây. Đây cũng là một giải pháp cực kỳ an toàn khi dữ liệu của bạn được lưu trữ ở 2 khu vực hoàn toàn tách biệt. Một số NAS còn cho phép người dùng có thể cắm ổ cứng vào cổng USB rồi sao lưu ra.

Bảo mật

Đây vẫn luôn là vấn đề quan trọng đối với dữ liệu nên bạn cần phải cân nhắc xem xét thật kĩ những ổ cứng mạng NAS có tính năng về bảo mật cao, mã hóa dữ liệu, quét virus hoặc Firewall.

 

Kết Luận

Những thông tin về ổ cứng mạng NAS trong bài viết này hy vọng giúp bạn có thể hiểu rõ tổng quan hơn về NAS cũng như lựa chọn được một thiết bị NAS phù hợp với nhu cầu lưu trữ của mình.

Các bạn có thể xem các bài viết khác tại Itsystems

Bình chọn

Tổng hợp lỗi phần cứng máy tính thường gặp và cách xử lý

lỗi phần cứng

Hiện nay, hầu như máy tính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, máy tính hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong mọi việc từ việc học tập, công việc cho đến các hoạt động vui chơi, giải trí,…

Tuy nhiên trong những lúc chúng ta sử dụng máy tính thì không thể nào tránh được những sự cố xảy ra không mong muốn. Khi gặp những sự cố này chúng ta cần nên làm những gì để khắc phục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé, mình sẽ tổng hợp các lỗi phần cứng máy tính thường gặp và cũng như cách để xử lý những lỗi đó.

Các bộ phận, linh kiện máy tính

Nội dung chính

lỗi phần cứng

Trước khi tìm hiểu về các lỗi phần cứng của máy tính thì chúng ta cần phải nắm được cơ bản các bộ phận của máy tính gồm có những gì:

  • MAINBOARD : Hay còn gọi là bo mạch chủ, đây là một bảng mạch lớn nằm trong hộp máy có chức năng giúp các thiết bị liên kết với nhau hoạt động một cách trơn tru và logics thành một khối thống nhất.
  • CPU (Central Processing Unit): Hay còn được gọi là bộ vi xử lý, đây là cơ quan đầu não giống như bộ não của chúng ta. Tốc độ và hiệu suất của CPU chính là yếu tố quan trọng giúp cho máy tính hoạt động nhanh hay chậm.
  • RAM (Random Access Memory ): Là thiết bị lưu trữ tạm thời, giúp lưu trữ những chương trình mà CPU chưa kịp xử lý, giống như chúng ta mở một lúc nhiều phần mềm CPU chưa kip xử lý thì chương trình đó sẽ được lưu trong RAM, RAM càng lớn thì càng lưu được nhiều chương trình. Nhiều bạn cứ nghĩ rằng RAM càng nhiều máy chạy càng nhanh thì chưa đúng, RAM chỉ cần đủ hoặc dư xíu là được rồi, nhiều quá không dùng hết sẽ lãng phí.
  • Ổ CỨNG : Đây là thiết bị đọc và ghi giúp lưu trữ dữ liệu cũng như hệ điều hành.
  • NGUỒN : Nguồn là thiết bị cung cấp toàn bộ nguồn điện cho mainboard, cpu, ram ổ cứng hoạt động và xử lý thông tin. Một máy tính hoạt động ổn định hay không thì nguồn chính là một trong các linh kiện quyết định vấn đề đó.
  • CARD MÀN HÌNH (Graphics card) : Đây là thiết bị chuyên xử lý các thông tin, dữ liệu về hình ảnh đồ họa trong máy tính như là: màu sắc, hình ảnh, độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.

Các lỗi phần cứng máy tính thường gặp và cách khắc phục

lỗi phần cứng

Máy tính bị treo, đơ, chậm.

Đây là trường hợp khá phổ biến mà chúng ta thường xuyên phải gặp nhất, khi chúng ta sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài thì những lỗi như treo máy, đơ, chậm,…là những điều không thể tránh khỏi.

Các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn đến vấn đề này là:

  • Do CPU quá nóng vì quạt tản nhiệt hoặc thiết bị tản nhiệt có vấn đề.
  • Máy tính chạy quá nhiều chương trình cùng một lúc.
  • Driver của máy bị lỗi.
  • Lỗi ổ cứng, hệ điều hành.
  • Máy dính những phần mềm độc hại, Virus,…
  • Ổ cứng của máy có thể đã bị va đập, bad, delay.

Cách xử lý:

  • Cài các phần mềm diệt virus.
  • Dọn dẹp rác, các tệp file lưu tạm thời, nháp.
  • Update, cài lại hệ điều hành.
  • Sửa hoặc thay thế ổ cứng mới, bạn nên sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trước khi sửa hoặc thay ổ cứng mới.
  • Vệ sinh các bộ phận như RAM, CPU, quạt tản nhiệt,…

 

Máy tính tự động tắt nguồn

Trường hợp này chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và hoảng hốt nhất. Nguyên nhân chính có thể dẫn đến trường hợp này có thể là do CPU quá nóng, nguồn điện không đủ (sụp nguồn), mainboard bị lỗi, chạm,…

Cách xử lý:

  • Ở trường hợp này, sau khi bạn kiểm tra xem nguồn điện có ổn hay chưa, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng tự động tắt nguồn này thì mình khuyến khích các bạn nên thay nguồn mới, không nên tiếp tục sửa vì có khả năng cao vẫn sẽ bị lại.
  • Tra keo tản nhiệt cho CPU
  • Nên tới các cửa hàng uy tín để sửa, thay mới mainboard

 

Máy tính tự khởi động lại

Đây có lẽ là trường hợp khiến nhiều người phải khó chịu nhất bởi vì trong khi chúng ta đang làm việc thì bỗng dưng máy tính tự động tắt mà không rõ nguyên do hay hiện bất cứ thông báo nào.

Nhưng ở trường hợp này có rất nhiều nguyên nhân khác nhan dẫn đến, có thể là do lỗi của Hệ điều hành, phần cứng không ổn định, xung đột giữa các phần mềm

Cách xử lý:

Ở trong trường hợp này bạn nên tiến hành kiểm tra lại các phần mềm, phần cứng,RAM, bộ nguồn,… cũng như bạn cần phải có phần cứng thay thế, thời gian và tính kiên nhẫn.  

 

Máy tính khởi động lại rồi tắt, liên tục

lỗi phần cứng

Ở trường hợp lỗi này thì có thể do máy tính của bạn đã bị lỗi do CPU quá nóng, mainboard mất kiểm soát.

Cách xử lý:

Bạn có thể vệ sinh lại mainboard, tra keo tản nhiệt CPU. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì bạn nên đưa đến những nơi sửa chữa máy tính uy tín.

Lỗi ổ cứng máy cứng

Khi máy tính bạn gặp phải lỗi này, bất cứ khi nào máy tính truy cập dữ liệu trong ổ cứng bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng kêu bip. 

Cách xử lý:

Đối với lỗi máy tính này cách khắc phục hiệu quả nhất là thay hoàn toàn ổ cứng mới.

Nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí hoặc chưa có điều kiện thay thế thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm để sửa lỗi ổ cứng như: HDD Regenerator hoặc Norton Save & Restore 2.0… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trước khi tiến hành sửa chữa hoặc thay mới ổ cứng nhé.

 

Máy tính không nhận ổ cứng

Nguyên nhân có thể xảy ra tình trạng này có thể là do dây cap bị lỏng hoặc bị đứt, nguồn điện cung cấp không đủ, ổ cứng hỏng cơ.

Cách xử lý:

Thử thay thế dây cap khác, thay nguồn mới, ổ cứng mới

 

Máy tính bị lỗi hệ điều hành

Khi bạn khởi động máy tính nhưng không thể nào vào được hệ điều hành Windows, hoặc máy tính của bạn thường xuyên bị lỗi hệ điều hành và lúc nào cũng phải cài lại Win khiến cho bạn gặp rắc rối và mất rất nhiều thời gian.

Nguyên nhân do ổ cứng không nhận hoặc ổ cứng bị bad.

Cách xử lý:

Nếu nguyên nhân do ổ cứng không nhận thì bạn có thể kiểm tra và cắm hoặc thay cab ổ cứng, nếu ổ cứng đã quá cũ hoặc đã thay cab nhưng không hiệu quả thì bạn nên thay mới ổ cứng, hoặc đem đi sửa chữa.

 

Màn hình không hiển thị khi khởi động

Đây là lỗi khá phổ biến, bạn khởi động máy tính và chờ rất lâu nhưng màn hình máy tính chỉ vẫn là màu đen, nguyên nhân có thể do máy đã bị lỗi liên quan đến CPU, RAM, mainboard,…

Cách xử lý:

  • Đối với lỗi do CPU: bạn có thể lắp sang một máy khác để kiểm tra hoặc vệ sinh lại CPU.
  • Còn đối với lỗi do RAM: bạn cũng có thể tiến hành tháo để vệ sinh, thay vào một máy khác để tiến hành kiểm tra.
  • Kiểm tra lại nguồn cung cấp điện cho máy tính, có bị lỏng hay đứt dây hay không.
  • Đối với lỗi do Mainboard: Đây là bộ phận rất quan trọng của máy tính, nếu bạn không hiểu rõ về Mainboard thì tốt nhất đừng nên tự sửa chữa. Bạn có thể gọi bảo hành hoặc nếu main lỗi quá nặng thì bắt buộc phải thay mới để đảm bảo máy chạy tốt. 

 

Lỗi dowload các phần mềm thì chỉ tới 99% thì đứng

Có lẽ nhiều bạn cũng đã gặp trường hợp này và rất mất thời gian khi chờ đợi tải phần mềm đến khi gần xong thì dừng không tiếp tục được nữa.

Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do lỗi Hệ điều hành, lỗi ổ cứng, ổ cứng bị bad hoặc delay.

Cách xử lý:

Cài lại hệ điều hành

Kiểm tra lại ổ cứng, nếu cần thiết thì có thể thay mới

Tiến hành quét dọn rác, virus.

 

Máy tính bị lỗi hiện màn hình xanh chữ trắng

2q27

Có lẽ đây là lỗi không mấy là xa lạ với chúng ta và khiến bạn nóng giận vô cùng khi đang làm việc, học tập mà đột nhiên máy tính bị lỗi như vậy và đương nhiên những gì bạn đang làm trên máy tính sẽ chưa kịp lưu lại.

Nguyên nhân để xảy ra trường hợp khó chịu như thế này là do lỗi liên quan đến RAM

Cách xử lý:

Trước tiên bạn nên cài lại hệ điều hành, nếu vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng màn hình xanh thì bạn nên nhờ sự giúp đỡ từ thợ sửa máy tính để kiểm tra RAM có bị bad hay không, và chúng ta sẽ phải thay một thanh RAM khác nếu RAM mà bạn đang sử dụng bị bad.

Kết luận

Trên đây là mình đã tổng hợp một số trường hợp lỗi phần cứng máy tính cũng như cách xử lý đối với từng trường hợp. Hy vọng trên đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp được các bạn khi gặp những sự cố trên.

Ngoài ra các bạn cũng có thể xem thêm các bài viết khác tại Itsystems

Bình chọn

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu? Nên lựa chọn DAS, SAN, NAS hay VSA ?

Lưu trữ dữ liệu

Cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin và sự bùng nổ về dữ liệu, thì nhu cầu về việc bảo quản, lưu trữ các thông tin, số liệu, đòi hỏi nhiều các yêu cầu về khả năng lưu trữ lớn, tốc độ và khả năng chịu lỗi cao,.. ngày càng được chú trọng và tăng cao. Chính vì vậy các giải pháp về lưu trữ dữ liệu đã ra đời để đáp ứng, giải quyết vấn đề này của người dùng.

Qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thiết bị lưu trữ dữ liệu, mình sẽ tổng hợp cho bạn các dạng lưu trữ hệ thống lưu trữ dùng cho máy chủ ảo (VPS) hoặc máy chủ riêng (Dedicated Server) như DAS, NAS, SAN, VSA để các bạn cùng nắm rõ một số kiến thức trước khi chọn mua máy chủ lưu trữ dữ liệu phù hợp cho mô hình công ty, doanh nghiệp của mình.

Các thiết bị lưu trữ là gì?

Nội dung chính

Thiết bị lưu trữ là một phần quan trọng không thể nào thiếu cho một chiếc máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu trữ các dữ liệu, ứng dụng, phần mềm trên máy tính.

Thiết bị lưu trữ được sử dụng để lưu trữ, chuyển và giải nén các tập tin dữ liệu của các đối tượng, nó vừa giữ lưu thông tin tạm thời vừa vĩnh viễn.

Tổng quát chúng ta có các mô hình lưu trữ dữ liệu sau: DAS, NAS, SAN và VSA. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của các mô hình lưu trữ này.

Các mô hình lưu trữ dữ liệu

Direct Attached Storage (DAS)

DAS (Hệ thống lưu trữ kết nối trực tiếp vào Server)

thiết bị lưu trữ

DAS là hình thức lưu trữ mà các thiết bị lưu trữ dữ liệu  nằm trong server hoặc kết nối trực tiếp vào server thông qua các khay ngoại vi (external array) hay cáp USB hay một phương pháp thay thế khác.

DAS có khả năng tương thích với nhiều loại ổ cứng như SATA, SAS hay SSD, và điều này ảnh hưởng tới tốc độ cũng như hiệu suất lưu trữ.

DAS thích hợp cho mọi nhu cầu nhỏ đến cao cấp nhất và cung cấp hiệu suất truy cập cao.

Ưu điểm

  • Dễ triển khai và cấu hình.
  • Đỡ tốn kém chi phí đầu tư vào thiết bị mạng.
  • Tốc độ truy xuất tương đối tốt.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của DAS là khả năng mở rộng hạn chế. Thực tế, DAS làm việc rất tốt với một server nhưng khi dữ liệu tăng, số lượng máy chủ cũng tăng sẽ tạo nên những vùng dữ liệu phân tán và gián đoạn. Điều đó sẽ làm tăng chi phí lưu trữ tổng thể cho doanh nghiệp và sẽ càng khó khăn hơn khi muốn sao lưu hay bảo vệ một hệ thống lưu trữ dữ liệu đang nằm rải rác và phân tán như vậy.
  • DAS không có tính linh hoạt do thiết bị lưu trữ dữ liệu được kết nối trực tiếp vào server nên khi xảy ra sự cố về nguồn điện thì phần lưu trữ dữ liệu trên server đó sẽ không sử dụng được.
  • Một khuyết điểm nữa là DAS chia sẻ chung khả năng xử lý và bộ nhớ của server trong quá trình read / write, nên việc truy cập vào ổ đĩa sẽ bị chậm khi hệ điều hành bị quá tải.

Network Attached Storage (NAS)

NAS (Hệ thống lưu trữ qua mạng)

thiết bị lưu trữ

NAS là hình thức lưu trữ dữ liệu sử dụng các thiết bị lưu trữ đặc biệt gắn trực tiếp vào mạng LAN như một thiết bị mạng bình thường (tương tự máy tính, switch hay router). Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ.

Các thiết bị NAS cung cấp khả năng truy cập lưu trữ ở mức tập tin (file-level), và người dùng phải sử dụng các giao thức như Common Internet File System (CIFS), Server Message Block (SMB),hay Network File System (NFS) để truy cập các file.

Ưu điểm

  • NAS là sự lựa chọn lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp đơn giản và chi phí hợp lý, đáp ứng việc truy cập dữ liệu nhanh trên nhiều client.
  • Sao lưu dữ liệu từ Windows, Mac, và có thể là các máy Linux
  • Dữ liệu dự phòng tốt
  • NAS đáp ứng nhiều nhu cầu hơn so với DAS
  • Khả năng lưu trữ và khả năng mở rộng của NAS thường lớn hơn so với DAS
  • Do có thể được truy cập thông qua mạng nên các file thường được đặt tại một địa điểm, thay vì bị phân tán trên nhiều server hay thiết bị như DAS
  • NAS cung cấp khả năng tập trung dữ liệu với chi phí hợp lý
  • Đối với những hệ thống phải lưu trữ một lượng lớn các video và hình ảnh cho số lượng lớn thì NAS là một lựa chọn tốt. NAS phục vụ tập tin trên một mạng và cung cấp linh hoạt hơn trong việc tiếp cận dữ liệu, vì nền độc lập của mình.
  • Ngoài ra, NAS còn có các ưu điểm khác như dễ triển khai và vận hành khi có hoặc không có nhân viên IT tại chỗ.

Nhược điểm

  • Việc truy xuất dữ liệu phụ thuộc vào đường truyền mạng nội bộ. Nếu dữ liệu lớn sẽ làm nghẽn đường truyền.
  • Hỗ trợ lưu trữ theo dạng file chứ không phải dạng block nên không đáp ứng được các dịch vụ cần cấu trúc lưu trữ theo block.

Storage Area Network (SAN)

SAN (Hệ thống lưu trữ qua mạng)

thiết bị lưu trữ

SAN cũng là một hệ thống lưu trữ dữ liệu qua mạng tuy nhiên SAN sử dụng mô hình mạng kết nối riêng Fiber chanel. SAN là một mạng riêng tốc độ cao dùng cho việc truyền dữ liệu giữa các server tham gia vào hệ thống lưu trữ cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. Hầu hết mạng SAN hiện nay dựa trên công nghệ kênh cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao.

SAN cung cấp khả năng truy cập ở mức block. Điều này có nghĩa là thay vì truy cập nội dung trên các ổ đĩa dưới dạng các file thông qua các giao thức truy cập file, SAN viết các block dữ liệu trực tiếp vào các ổ đĩa bằng việc sử dụng các giao thức như Fibre Channel over Ethernet hay Internet Small Computer System Interface (iSCSI)

Ưu điểm

  • Có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn và thường xuyên mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng thông tin trên mạng.
  • Đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ và độ trễ nhỏ ví dụ như các ứng dụng xử lý giao dịch trong ngành ngân hàng, tài chính…
  • Dữ liệu luôn ở mức độ sẵn sàng cao.
  • Dữ liệu được lưu trữ thống nhất, tập trung và có khả năng quản lý cao.
  • Có khả năng khôi phục dữ liệu nếu có xảy ra sự cố.
  • Hỗ trợ nhiều giao thức, chuẩn lưu trữ khác nhau như: iSCSI, FCIP, DWDM…
  • Có khả năng mở rộng tốt trên cả phương diện số lượng thiết bị, dung lượng hệ thống cũng như khoảng cách vật lý.
  • Mức độ an toàn cao

SAN thường được sử dụng ở những trung tâm dữ liệu lớn vì mang một số đặc điểm nổi bật như: Giảm thiểu rủi ro cho dữ liệu, khả năng chia sẻ tài nguyên rất cao, khả năng phát triển dễ dàng, thông lượng lớn, hỗ trợ nhiều loại thiết bị, hỗ trợ và quản lý việc truyền dữ liệu lớn và tính an ninh dữ liệu cao.

Nhược điểm

  • Giá thành đắt đỏ, chi phí đầu tư cao.
  • Do việc cấu hình khá phức tạp nên khi triển khai SAN, ta cần có các công cụ quản lý cũng như nhân sự có kỹ năng chuyên môn cao.

Virtual Storage Appliance (VSA)

thiết bị lưu trữ

Virtual Storage Appliance (VSA) đây là một bộ điều khiển lưu trữ mà chạy trên một máy ảo để tạo ra một lưu trữ chia sẻ mà không cần thêm phần cứng. Nó trình bày một trong hai cấp độ file hoặc lưu trữ khối cấp vào mạng.

VSA không phải là một thiết bị vật lý kết nối với bất kỳ phần cứng cụ thể nào. Nó sử dụng đĩa từ các hệ thống máy chủ để lưu trữ như một ổ đĩa ảo hoặc có thể truy cập vào ổ đĩa vật lý trực tiếp. Trong thực tế, VSA tạo ra một khu vực lưu trữ ảo tương tự để lưu trữ mạng bằng cách kết hợp khả năng gắn trực tiếp trên mỗi máy chủ vật lý.

Các doanh nghiệp nhỏ cần dự phòng và sẵn sàng cao cho lưu trữ chia sẻ và cũng có doanh nghiệp lớn mà truyền dữ liệu giữa các mảng khác nhau, đây là lựa chọn tốt cho các thiết bị lưu trữ ảo.

 

Trên đây là một số thông tin mình tổng hợp để các bạn có thể nắm rõ hơn về thiết bị lưu trữ, cũng như từng đặc điểm của các mô hình lưu trữ. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ giúp ích cho các bạn.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại Itsystems

Bình chọn

Hướng dẫn cách lựa chọn cấu hình máy chủ(server) cho doanh nghiệp nhỏ

Không ít doanh nghiệp vẫn phân vân chưa rõ máy chủ nào là phù hợp với nhu cầu của mình, hoặc thậm chí liệu họ có cần sử dụng máy chủ hay không. Các máy chủ hiện nay đã dần thay đổi cách vận hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả công việc. Vậy làm thế nào để lựa chọn máy chủ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ của bạn? Hãy tham bài viết sau đây.

Bạn hãy lưu ý những điều sau đây để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp mình 1 máy chủ phù hợp với nhu cầu.

Nội dung chính

máy chủ

1. Lưu trữ liên kết

Trên thực tế mọi nền tảng ảo hóa đều được xây dựng trên cơ sở lưu trữ chia sẻ. Nếu không có yếu tố này thì những máy chủ chạy trên những máy chủ này không thể được bảo vệ chống lại lỗi của máy chủ vật lý, hơn nữa việc xây dựng cũng như mở rộng cơ sở hạ tầng ảo hóa sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng giải pháp lưu trữ liên kết của bạn là tốt nhất trong khả năng có thể.

2. Tối đa bộ nhớ RAM

Dung lượng RAM quyết định đến số lượng máy chủ ảo hoạt động được trong công ty. Nếu như chúng ta sử dụng loại máy có số khe cắm RAM ít có thể sẽ phải tốn thêm rất nhiều tiền để mua thêm máy chủ vật lý chỉ với mục đích tăng cường RAM. Do đo, bộ nhớ và số lượng RAM có vai trò vô cùng quan trọng khi cài đặt server cho máy chủ.

3. Kết nối mạng

Những máy chủ vật lý luôn cần băng thông cao cho những kết nối mạng nhằm mục đích tránh hiện tượng tắc nghẽn cổ chai. Những máy chủ ảo thường không cần thiết sử dụng nhiều đến lưu lượng truy cập nhưng một vài ứng dụng giao dịch sẽ cần đến nên hãy sử dụng kết nối mạng lớn.

4. Thiết bị dự phòng

Việc bảo trì là việc cần có, không thể thiếu vắng trong quá trình vận hành máy chủ. Bạn cũng cần một hệ thống luôn sẵn sàng cho việc bảo trì. Nếu việc tắt một máy chủ vật lý trong 15 phút để thay thế một thanh RAM bị lỗi là không thể, vì các máy chủ còn lại không đủ năng lực xử lý luồng công việc thay cho máy bị hỏng, nghĩa là bạn đang có vấn đề, và bạn thực sự mất đi một trong những lợi ích chính của ảo hóa máy chủ, đó là: giảm thời gian tắt máy theo lịch trình. 

máy chủ

5. CPU càng nhiều nhân càng tốt 

Khi mua máy chủ, CPU là mối quan tâm trước nhất mà bạn không thể bỏ qua. Với việc ảo hóa các máy chủ, số lượng nhân (của CPU) luôn đem đến lợi thế hơn tốc độ của từng nhân. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì số lượng máy chủ ảo có được trong một thùng máy sử dụng các CPU chạy ở xung nhịp 1,7GHz, chẳng có gì quá khó khăn khi có nhiều nhân.

máy chủ

CPU càng nhiều nhân càng tốt

Với việc ảo hóa các máy chủ thì số lượng nhân luôn đem đến lợi thế hơn tốc độ của từng nhân. Nếu bạn có đủ khả năng tài chính khi lựa chọn cấu hình máy server cho doanh nghiệp thì hãy ưu tiên số lượng nhân CPU nhiều hơn.

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể quyết định lựa chọn được cho doanh nghiệp của mình một máy chủ( server) phù hợp. Ngoài ra bạn còn có thể ghé dịch vụ IT System để có thể được tư vấn và hướng dẫn bạn lựa chọn một máy chủ phù hợp với doanh nghiệp của mình. 

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết >>>>>> Tại đây 

 

 

 

 

 

 

 

Bình chọn

Ổ cứng máy tính là gì? Hiện nay có những loại ổ cứng nào?

ổ cứng

Có lẽ bạn cũng biết được rằng ổ cứng là một bộ phận quan trọng không thể nào thiếu trong máy tính. Tất cả thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng đều sẽ được lưu trữ tại đây, và chúng thường xuyên được truy xuất.

Có rất nhiều loại ổ cứng được nhiều hãng sản xuất khác nhau, và dĩ nhiên thông số của chúng cũng sẽ khác nhau.

Ổ cứng là gì?

Nội dung chính

Ổ cứng máy tính là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Ổ cứng có liên quan đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như tốc độ khởi động máy, tốc độ sao chép dữ liệu, an toàn dữ liệu cá nhân,…

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện nay thì ổ cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn, nhẹ và dung lượng ngày càng tăng lên để đáp ứng được các nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó thì ổ cứng còn có những phát triển vượt bậc như tối ưu, giảm thời gian khởi động, tiết kiệm năng lượng, và truy xuất dữ liệu nhanh hơn.

Các thành phần của ổ cứng

ổ cứng

Đĩa từ

Đĩa từ là một đĩa kim loại hình tròn được gắn bên trong ổ đĩa cứng, Đĩa từ này được làm bằng nhôm hoặc thủy tinh, phủ một lớp ôxít sắt ba hoặc hợp kim coban mỏng. Một số đĩa được gắn trên một động cơ trục chính (spindle motor) để tạo nhiều bề mặt lưu trữ dữ liệu trong một không gian nhỏ hơn.

Cấu trúc đĩa từ

Để duy trì việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu có tổ chức, các đĩa từ được sắp xếp thành các cấu trúc cụ thể. Các cấu trúc cụ thể này bao gồm các track (rãnh), sector và cluster.

  • Track

Mỗi đĩa từ được chia thành hàng ngàn vòng tròn đồng tâm được đóng gói chặt chẽ, được gọi là track. Các track này giống với cấu trúc của các vòng đời hàng năm của một cây. Tất cả các thông tin được lưu trữ trên ổ cứng đều được ghi trên track. Bắt đầu từ số không ở bên ngoài của đĩa từ, số track sẽ tăng dần khi vào trong. Mỗi track có thể chứa lượng dữ liệu lớn tính đến hàng nghìn byte.

  • Sector

Mỗi track được chia nhỏ thành đơn vị nhỏ hơn được gọi là sector. Sector là đơn vị cơ bản lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng. Một track điển hình có hàng nghìn sector và mỗi sector có thể lưu trữ hơn 512 byte dữ liệu.

  • Cluster

Các sector thường được nhóm lại với nhau để tạo thành các cluster.

Đầu đọc/ ghi 

Đầu đọc là phần giữa phương tiện từ tính nơi lưu trữ dữ liệu và các thành phần điện tử trong đĩa cứng. Đầu đọc chuyển thông tin ở dạng bit thành xung từ khi được lưu trữ trên đĩa từ và đảo ngược quá trình trong khi đọc.

Mạch xử lí dữ liệu

Đĩa cứng được làm bằng một bảng mạch thông minh được tích hợp vào bộ phận đĩa cứng. Nó được gắn trên đáy của ổ cứng. Đầu đọc, ghi được liên kết với bảng mạch xử lý dữ liệu thông qua cáp ribbon linh hoạt.

Động cơ trục chính

Động cơ trục chính đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ổ cứng bằng cách quay đĩa cứng. Một động cơ trục chính phải cung cấp năng lượng quay ổn định, đáng tin cậy và nhất quán trong nhiều giờ sử dụng liên tục. Nhiều ổ đĩa cứng xảy ra vấn đề do động cơ trục chính không hoạt động đúng cách.

Khe gắn ổ cứng

Toàn bộ đĩa cứng được gắn trong vỏ kín được thiết kế để bảo vệ nó khỏi không khí bên ngoài. Điều này là cần thiết để giữ môi trường bên trong ổ cứng không bị bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm khác. Các chất gây ô nhiễm này có thể tích lũy ở giữa đầu đọc/ghi và đĩa từ, thường làm hỏng đầu đọc.

Phía dưới ổ đĩa được gọi là phần đế. Các cơ chế truyền động được đặt trong phần đế và phần nắp đậy, thường được làm từ nhôm, được đặt trên đầu để đảm bảo độ kín cho đầu đọc và đĩa từ. Toàn bộ các thành phần của ổ cứng được đặt trong phần đế và phần nắp đậy. Nếu mở ổ cứng ra, các chất bụi bẩn có thể làm hỏng nó.

Các loại ổ cứng

Trên thị trường hiện nay, ổ cứng có 2 loại chính đó là: HDD (Hasd Disk Drive) và SSD (Solid State Drive). Ngoài ra còn có một loại nữa dành cho sever đó là ổ SAS (Serial Attached SCSI).

ổ cứng

HDD (Hasd Disk Drive)

ổ cứng

Đây là ổ cứng truyền thống, nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin.

SSD (Solid State Drive) 

ổ cứng

SSD thì trái ngược lại so với HDD, ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện vài năm trở lại đây. Chiếc SSD này được thiết kế là một loại ổ cứng thể rắn. Những chiếc SSD này được nghiên cứu và ra mắt nhằm cạnh tranh với những chiếc ổ cứng thế hệ cũ như HDD, cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ.

Cũng cùng chung một chức năng nhưng SSD vượt trội hơn HDD ở những điểm:

  • Thời gian khởi động hệ điều hành nhanh hơn.
  • Việc chép/xuất dữ liệu ra thiết bị khác nhanh hơn.
  • Hoạt động các phần mềm trên máy nhanh hơn.
  • Bảo vể dữ liệu cực tốt do có khả năng chống sốc cao cộng với được làm bằng linh kiện tốt nên bền hơn.
  • Hoạt động ít tiếng ồn hơn, tản nhiệt hiệu quả hơn.
  • Băng thông truyền tải để đọc/ghi dữ liệu lớn vì vậy giúp tăng khả năng làm việc của máy tính.

Hiện tại giá thành của SSD đã dần hạ nhiệt và sẽ sớm thay thế HDD truyền thống.

Trên đây là thông tin về ổ cứng máy tính, ngoài ra còn có những bài viết hay khác nữa, các bạn có thể xem thêm tại đây: Itsystems

 

Bình chọn

Cách sử dụng ổ cứng di động 1 cách hợp lý

Ổ cứng di động là một thiết bị được nhiều người sử dụng rộng rãi, một thiết bị quen thuộc và là người bạn động hành của mọi người. Tuy nhiên nhiều bạn không biết sử dụng sao cho hợp lý, vì vậy sẽ không phát huy được hết tiện ích sẵn có trong thiết bị và làm giảm tuổi thọ của thiết bị xuống. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây IT System sẽ cung cấp cho bạn cách làm sao có thể sử dụng ổ cứng di động 1 cách hợp lý nhất.

Vậy ổ cứng di động là gì ?

Nội dung chính

ổ cứng di động

Ổ cứng di dộng là thiết bị ổ cứng gắn ngoài, chức năng lưu trữ dữ liệu. Ổ cứng di động y chang như một chiếc ổ cứng máy tính bình thường nhưng thiết kế nhỏ gọn, có thể bỏ túi mang đi giống một cuốn hộ chiếu. Ngày nay, ổ cứng di động đã trở thành một thiết bị quen thuộc, là giải pháp sao lưu dữ liệu an toàn, nhanh chóng. Ổ cứng di động kết nối với máy tính dễ dàng thông qua dây cáp USB.

Các công dụng mang lại 

Nơi lưu trữ an toàn

Trong quá trình sử dụng máy tính để làm việc, học tập, giải trí,… sẽ có hệ thống các tệp tài liệu, file bài giảng, game, hay những bộ phim, hình ảnh, bản nhạc, máy tính không thể nào lưu trữ được hết. Bạn cần tìm một không gian khác, dung lượng lớn hơn, có thể mang ra sử dụng bất cứ lúc nào. Và ổ cứng di động chính là giải pháp hữu dụng nhất.

Back-up dữ liệu

Mất dữ liệu gây ra biết bao phiền toái, có khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh một công ty. Do đó, sử dụng ổ cứng di động để back-up lại dữ liệu là cực kì cần thiết. Một tập tin lưu trữ trên máy tính, laptop, Cloud, Google Drive,… hoàn toàn bị giới hạn về dung lượng và không đảm bảo an toàn tối đa. Nhưng chỉ cần vài thao tác sao lưu trên ổ cứng di động, bạn đã đảm bảo dữ liệu của mình được bảo mật. Đừng quên bảo quản ổ cứng tại một nơi an toàn, dễ tìm.

Bỏ túi di động

Thiết kế nhỏ gọn chỉ to hơn các loại USB một chút, ổ cứng di động có túi đựng riêng, bỏ được bên trong túi xách, mang theo sử dụng. Cùng với laptop, ổ cứng di động cùng bạn đến nơi làm việc, đi công tác xa đều được. Khá tiện lợi cho bạn có thể di chuyển đến nhiều nơi, không chiếm diện tích lớn.

Các cách sử dụng ổ di động đúng cách

ổ cứng ngoài

  • Chọn đúng cổng kết nối

Sử dụng ổ cứng di động đúng cách điều đầu tiên cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng di động là phải chọn đúng loại cổng kết nối tương thích với máy tính của bạn. Nếu không, dù có tuyệt vời đến mấy thì chiếc ổ cứng cũng đành phải “nằm im trong xó” vì không thể kết nối, đồng nghĩa với việc không thể thực hiện bất kì thao tác nào đói với ổ cứng.

  • Sử dụng đúng dây cáp

Lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là sử dụng dây cáp chính hãng bao giờ cũng tốt hơn cho ổ cứng di động của bạn. Không nên dùng những loại cáp khác mặc dù nó có vừa với cổng kết nối đi nữa.

  • Sử dụng ổ cứng di động đúng cách bằng cách hạn chế cắm trực tiếp

Khi sử dụng ổ cứng di động, nên gắn ổ cứng vào máy tính trước rồi mới khởi động máy, hạn chế cắm trực tiếp khi máy đang chạy. Điều này tuy có hơi rườm ra nhưng giúp phòng tránh những trường hợp rủi ro như sốc điện làm hỏng ổ cứng, mất dữ liệu.

  • Hạn chế lực tác động

Mặc dù được thiết kế chống sốc tốt thế nào đi nữa thì ổ cứng di động vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy không nên để ổ cứng bị va mạnh đập. Ổ cứng rơi là nguyên nhân hàng đầu làm ổ cứng hỏng, nhất là khi rơi ở trạng thái đang hoạt động. Hãy lưu ý đặt nó ở một mặt phẳng bằng phẳng, dễ nhìn thấy hoặc có ít người qua lại, vì chỉ một cái gạt tay cũng có thể khiến rủi ro xảy ra.

  • Ngắt kết nối đúng cách

Khi đã dùng xong, tuyệt đối không được rút ổ cứng một cách đột ngột, hãy chọn chế độ Safely Remove Hardware rồi mới tháo dây cáp để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Tin tức IT nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3/5 - (2 bình chọn)

Server là gì ?Lựa chọn server phù hợp

Server(Máy chủ) là một thuật ngữ mà ai trong chúng ta đã từng nghe qua. Server (máy chủ) đối nghịch với server chính là Client (máy khách). Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm server, ngay cả những người đang sử dụng nó. Hôm nay IT System sẽ giải thích khái niệm này một cách đơn giản và dễ hiểu nhất giúp bạn hình dung được. 

server

1. Server là gì ?

Nội dung chính

Server hay còn gọi là máy chủ là  một máy tính, nó được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet. Có IP tĩnh và khả năng xử lý cao. Trên máy chủ, người ta cài đặt nhiều phần mềm để giúp cho các máy tính khác truy cập và yêu cầu cung cấp dịch vụ, tài nguyên.

Các máy chủ thường hoạt động theo mô hình client – server. Là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác của client (khách hàng). Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe).

2. Các loại hình server

Cơ sở để phân loại các loại máy chủ là dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp sau:

   2.1 Máy chủ riêng (Dedicated)

Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ. Server sẽ được host bởi một công ty và chỉ cho phép một công ty thuê, cũng như truy cập .

server

  2.2 Máy chủ ảo  (Virtual Private Server – VPS)

Là máy chủ được tạo thành khi sử dụng công nghệ ảo hóa. Nhờ công nghệ ảo hóa này mà máy chủ riêng sẽ được chia tách thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Máy chủ ảo được tạo ra đều có tính năng tương tự máy chủ riêng nhưng hoạt động dựa trên việc chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý. Thay đổi cấu hình hoặc nâng cấp máy chủ ảo được thực hiện đơn giản và trực tiếp ngay trên phần mềm quản lý hệ thống.

  2.3 Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

server

3. Chức năng của server đối với người dùng

  3.1 Là cá nhân

Đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính các dữ liệu của một hệ thống ví dụ như là người làm website thì cũng bắt buộc phải thuê máy chủ hosting hay các hộ kinh doanh quán net cũng phải bắt buộc dùng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm máy khác.

  3.2 Là doanh nghiệp

Máy chủ chính là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ về thông tin, chúng quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư vào các máy trạm cá nhân khác.

Như vậy, bạn đã lựa chọn được cho mình máy chủ (server) phù hợp chưa nào ? Bạn hãy xác định những điều này trước khi lựa chọn nhé.

  • Bạn cần gì ở máy chủ? Yêu cầu của bạn đối với máy chủ? Mục đích của bạn sử dụng máy chủ là gì?
  • Ngân sách của bạn có thể sở hữu được máy chủ là bao nhiêu?
  • Sau khi xác định được loại máy chủ, bạn tiếp tục lựa chọn hãng tốt và uy tín nhất.

Bạn có thể tham khảo bài viết để lựa chọn tốt nhất nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình chọn

Firewall là gì? Tác dụng của firewall

firewall

Nếu khi bạn sử dụng máy tính nhiều hoặc thường xuyên thì có lẽ bạn đã không còn gì quá xa lạ với “Firewall”, nhưng có lẽ chúng ta chỉ hiểu được rằng Firewall là một biện pháp giúp bảo vệ an toàn cho máy tính. Vậy thực chất Firewall là gì? cách hoạt động cũng như tác dụng của Firewall là ra sao? Ở bài viết này, mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ kiến thức hơn về “Firewall”.

Ngày nay, chúng ta đều có thể thấy được sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, vượt trội của Internet, chúng ta có thể tìm kiếm, truy xuất thông tin dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, học tập, vui chơi giải trí. Nhưng cũng bởi chính sự rộng rãi của Internet mà sẽ ẩn chứa những âm mưu xấu xa như virus, các phần mềm, chương trình độc hại nhằm muốn tấn công và đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân chúng ta.

Để ngăn những truy cập trái phép cũng như các chương trình, phần mềm độc hại xâm nhập, ngoài việc cài đặt các chương trình Anti – Virus đủ mạnh cho máy tinh của bạn thì bạn còn phải có một hệ thống có khả năng quản lý tất cả các truy cập từ bên trong máy tính ra Internet và từ Internet vào máy tính. Hệ thống đó gọi là Tường Lửa ( Firewall).

 

Firewall là gì?

Nội dung chính

firewall

Tường lửa hay còn được gọi là Firewall là một thuật ngữ trong chuyên ngành về mạng máy tính. Đây được xem như là một bức tường rào chắn giữa mạng nội bộ(local network) với một mạng khác (ví dụ như là Internet), hoặc có thể dễ hiểu hơn là rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Có thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm được tích hợp vào bên trong hệ thống để chống, ngăn chặn lại sự truy cập trái phép, mã độc, ngăn chặn virus,… để đảm bảo cho nguồn thông tin, dữ liệu nội bộ được an toàn, tránh những kẻ gian đánh cắp thông tin.

Bất kỳ máy tính nào kết nối tới Internet cũng đều cần có Firewall, giúp cho có thể quản lí được những gì được phép vào mạng cũng như những gì được phép ra khỏi mạng.

Do đó, việc thiết lập tường lửa là hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với những máy tính thường xuyên kết nối internet.

Vai trò và chức năng của Firewall

– Firewall hỗ trợ máy tính kiểm soát luồng thông tin giữa Intranet và Internet. Firewall sẽ quyết định dịch vụ nào từ bên trong được phép truy cập ra bên ngoài, những người nào bên ngoài được phép truy cập vào bên trong hệ thống, hay là giới hạn truy cập những dịch vụ bên ngoài của những người bên trong hệ thống.

– Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ truy cập ra bên ngoài, đảm bảo thông tin chỉ có trong mạng nội bộ.

– Người quản trị có thể biết được kẻ nào đang cố gắng để truy cập vào hệ thống mạng.

– Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ bên ngoài truy cập vào trong.

– Bảo vệ tài nguyên của hệ thống bởi các mối đe dọa bảo mật.

– Firewall hoạt động như một Proxy trung gian.

– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

– Hỗ trợ kiểm soát địa chỉ truy cập

– Kiểm soát lượt truy cập của người dùng.

– Quản lý và kiểm soát luồng dữ liệu trên mạng.

– Xác thực quyền truy cập.

– Hỗ trợ kiểm soát nội dung thông tin và gói tin lưu chuyển trên hệ thống mạng.

– Lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số Port (cổng), giao thức mạng.

Nhiệm vụ của Firewall

  • Bảo vệ thông tin: Bảo vệ các dữ liệu quan trọng trong hệ thống mạng nội bộ, tài nguyên hệ thống, giúp cho doanh nghiệp, tổ chức an toàn thông tin .
  • Phòng thủ các cuộc tấn công: Hacker thường sử dụng một số chương trình có khả năng dò tìm các thông tin về hệ thống nhằm phát hiện lỗi của hệ thống và dó tìm tài khoản và password của người quản trị. Firewall có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tấn công trên.

Các tùy chọn triển khai tường lửa

  • Kiểm tra trạng thái: 

Chức năng cơ bản này giúp thiết lặp cơ chế chặn lưu lượng truy cập chứa mối nguy tiềm ẩn.

  • Diệt virus:

Nhờ vào các bản cập nhật các mối đe dọa mới nhất mà tường lửa có thể phát hiện virus, lỗ hổng đã biết trong lưu lượng mạng, từ đó bảo vệ chúng khỏi những mối nguy hại này.

  • Kiểm tra SSL:

Kiểm tra tầng ổ bảo mật (SSL) được sử dụng để kiểm tra lưu lượng được mã hóa xem có các mối đe dọa không. Khi ngày càng nhiều lưu lượng được mã hóa, kiểm tra SSL trở thành một phần quan trọng của công nghệ DPI đang được triển khai trong tường lửa thế hệ mới. Kiểm tra SSL hoạt động như một buf giải mã hóa lưu lượng trước khi nó được chuyển đến địa điểm cuối để kiểm tra.

  • Phân tích sâu các gói (DPI)

DPI tồn tại ở 2 dạng. Nó có thể được dùng kết hợp với IPS hoặc là một phần của IPS. DPI có tính năng khá quan trọng, đó là phân tích lưu lượng truy cập chi tiết, nhất là tiêu đề và dữ liệu lưu lượng. 

Bên cạnh đó, DPI còn có khả năng theo dõi lưu lượng gửi đi. Nó giúp đảm bảo những thông tin nhạy cảm không thể truy xuất khỏi mạng doanh nghiệp. Công nghệ này còn được gọi là Data Loss Prevention (DLP – ngăn chặn mất dữ liệu).

Kết luận

Trên đây là một số chia sẻ về Firewall, hy vọng đây là những điều bổ ích để các bạn có thể biết rõ hơn về Firewall. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra xem Firewall có hoạt động tốt hay không nhé

Các bạn có thể xem các bài viết khác tại: Itsystems

 

Bình chọn

Dịch vụ quản trị hệ thống mạng

Dịch vụ quản trị mạng đang trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Với một hệ thống CNTT được quản trị tốt, các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và cần hành động nhanh gọn hiện nay. Sử dụng dịch vụ quản trị mạng chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp của bạn tăng hiệu quả trong bộ phận CNTT, mà cả trên toàn bộ tổ chức của bạn.

dịch vụ quản trị

Việc sử dụng dịch vụ này mang lại cho bạn rất nhiều hiệu quả cao trong công việc. Bạn có thể xem một số lợi ích sau đây:

Nội dung chính

Hiệu quả từ sự đồng bộ

Theo IT System, hiệu quả hoạt động của toàn bộ tổ chức sẽ được cải thiện với dịch vụ quản trị mạng tốt. Khi mọi nhân viên trong công ty cùng sử dụng một công cụ làm việc, việc tích hợp và giao tiếp giữa các bộ phận sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sử dụng các công cụ phù hợp cho công việc và với công nghệ tốt hơn cũng sẽ giúp các bộ phận đẩy nhanh được các quy trình vốn rườm rà mất thời gian và công sức của nhân viên, từ đó tăng hiệu quả làm việc.

Áp dụng công nghệ thiết yếu cho doanh nghiệp

Dịch vụ quản trị mạng  coi trọng các công nghệ thiết yếu cho doanh nghiệp, ví dụ như điện toán đám mây. Với công nghệ này, các công việc của bạn sẽ hoạt động trôi chảy, thông suốt hơn, ít thời gian chết hơn. Hãy mường tượng xem điều đó có lợi cho bạn như thế nào trong các trường hợp như khi bạn đang cố gắng truy cập tài liệu trước một cuộc họp lớn, hoặc đang tương tác với khách hàng trên trang web của công ty.

Công cụ tự động hóa

Bộ phận thực hiện việc quản trị mạng cũng không ngừng cố gắng giúp các bộ phận khác có thể hoạt động hiệu quả hơn. Chúng tôi sử dụng các công cụ sẵn có để tự động hóa các nhiệm vụ tiêu tốn thời gian. Điều này làm giảm khả năng sai sót do con người. Từ đó cải thiện hiệu quả công việc và tối đa lợi nhuận.

Dịch vụ quản trị mạng của IT System

dịch vụ quản trị mạng

Với nhiều năm kinh nghiệm, IT System tự tin mang lại giá trị thực sự cho hệ thống của khách hàng; An toàn, Ổn định, Hiệu quả, Tiết kiệm. Hy vọng với các dịch vụ tại IT System có thể hỗ trợ bạn trong công việc được thuận lợi và hiệu quả hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ quản trị mạng uy tín và chất lượng với giá cả phù hợp. Vậy hãy đến với IT System nhé.

Bạn có thể tham khảo bài viết thêm tại Tin Tức IT

 

 

 

 

 

 

 

Bình chọn
1 2

Hướng dẫn cài snipe-It trên centos 8 để quản lý tài sản IT

Snipe-IT là một dự án Mã nguồn mở Miễn phí được xây dựng trên Laravel được thực hiện để quản lý tài sản CNTT. Ví dụ, điều này giúp các bộ phận CNTT theo dõi xem ai có máy tính xách tay nào, thời điểm mua máy tính xách tay nào, giấy phép phần mềm và phụ kiện nào có sẵn, v.v. Hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn cách cài đặt Snipe-IT Asset Management trên máy CentOS 8 Linux.

Đây là các bước bạn sẽ làm theo để cài đặt và định cấu hình Quản lý tài sản Snipe-IT trên hệ thống CentOS 8 Linux. Bạn cần có quyền truy cập root vào máy chủ hoặc tài khoản tiêu chuẩn với các đặc quyền sudo.

Bước 1: Cập nhật phần phụ thuộc Máy chủ & Cài đặt của bạn

Nội dung chính

Cập nhật hệ thống CentOS của bạn.

     sudo dnf -y update

Cài đặt git và thêm kho EPEL.

     sudo dnf -y install epel-release vim git

Bước 2: Cài đặt máy chủ web Apache

Máy chủ Apache httpd sẽ được sử dụng để lưu trữ ứng dụng web Snipe-IT Asset Management trên CentOS 8. Cài đặt nó bằng cách chạy các lệnh bên dưới.

     sudo dnf -y install httpd

Khởi động và kích hoạt dịch vụ Apache httpd.

     sudo systemctl start httpd.service

     sudo systemctl enable httpd.service

Bước 3: Cài đặt PHP và các mô-đun

PHP cũng cần thiết như một phụ thuộc chính. Làm theo hướng dẫn này để cài đặt PHP 7.4 trên hệ thống của bạn

Các kho EPEL và REMI là những yêu cầu chính cho việc cài đặt này. Thêm chúng vào hệ thống bằng cách chạy các lệnh sau:

a. Thêm kho EPEL và REMI

     sudo yum -y install https://dl.fedoraproject.org/pub/epel/epel-release-latest-8.noarch.rpm

     sudo yum -y install https://rpms.remirepo.net/enterprise/remi-release-8.rpm

b. Cài đặt PHP 7.4 trên CentOS 8

     sudo dnf -y install dnf-utils

     sudo dnf module install php:remi-7.4

Chấp nhận lời nhắc cài đặt.

1 1

c. Sử dụng lệnh tiếp theo để cài đặt các gói bổ sung:

     sudo dnf update

Một số mô-đun PHP bổ sung được yêu cầu bởi Snipe-IT:

     sudo dnf -y install php-openssl php-pdo php-mbstring php-tokenizer php-curl php-mysql php-ldap php-zip php-fileinfo php-gd php-dom php-mcrypt php-bcmath

Bước 4: Cài đặt máy chủ cơ sở dữ liệu MariaDB

a. Cập nhật hệ thống

     sudo dnf -y upgrade

b. Thêm kho lưu trữ MariaDB 10.4 vào CentOS 8

     sudo tee /etc/yum.repos.d/MariaDB.repo<<EOF

[mariadb]

name = MariaDB

baseurl = http://yum.mariadb.org/10.4/centos8-amd64

gpgkey=https://yum.mariadb.org/RPM-GPG-KEY-MariaDB

gpgcheck=1

EOF

Sau khi copy xong nhấn enter để hoàn tất qua trình lưu trữ

     sudo dnf install boost-program-options

     sudo dnf install MariaDB-server MariaDB-client –disablerepo=AppStream

c. Cài đặt kho lưu trữ MariaDB 10.4 cho CentOS 8

Nếu bị lỗi các bạn hãy copy thêm dòng code này để fix lỗi.

2 1

     curl -sS https://downloads.mariadb.com/MariaDB/mariadb_repo_setup | sudo bash

Sau đó hãy copy lại dòng code này để cài lại:

     sudo dnf install MariaDB-server MariaDB-client –disablerepo=AppStream

Tiếp theo hãy cài đặt như bình thường:

     sudo systemctl enable –now mariadb

d. Bảo mật máy chủ cơ sở dữ liệu MariaDB

     sudo mysql_secure_installation

e. Khởi động và kích hoạt MariaDB:

     sudo systemctl start mariadb.service

     sudo systemctl enable mariadb.service

Bước 5: Tạo cơ sở dữ liệu Snipe-IT

a. Vào Mariadb để tạo csdl

     mysql -u root -p

b. Tạo cơ sở dữ liệu

CREATE DATABASE snipeit;

CREATE USER ‘snipeit‘@’localhost’ IDENTIFIED BY ‘Je1eimom4chahth‘; # Make sure you have used strong password here.

GRANT ALL PRIVILEGES ON snipeit.* TO ‘snipeit‘@’localhost’;

FLUSH PRIVILEGES;

EXIT;

Bước 6: Cài đặt PHP Composer

Composer là một trình quản lý gói ứng dụng PHP được tạo ra để cung cấp một định dạng tiêu chuẩn để quản lý các phần phụ thuộc của phần mềm PHP và các thư viện bắt buộc.

a. Cài đặt PHP và tải composer

     sudo dnf install @php

     sudo dnf -y install wget

     wget https://getcomposer.org/installer -O composer-installer.php

b. Cài đặt PHP Composer trên CentOS 8

     sudo php composer-installer.php –filename=composer –install-dir=/usr/local/bin

Bước 7: Tải phần mềm Snipe-IT trên CentOS 8

     sudo git clone https://github.com/snipe/snipe-it /var/www/html/snipe

Bước 8: Cấu hình Snipe-IT

Sau khi bạn có bản sao của Snipe-IT trong máy chủ cục bộ của mình, bây giờ chúng ta hãy tiến hành cấu hình nó.
Tạo tệp .env .

Chúng ta đã có tệp .env.example từ các tệp đã tải xuống. Thay đổi vào thư mục mà bạn đã tải xuống tệp từ git và chỉ cần sao chép .env.example như được hiển thị bên dưới.

     cd /var/www/html/snipe

     sudo cp .env.example .env

Bây giờ hãy để chúng tôi chỉnh sửa tệp .env cho phù hợp. Tệp có nhiều tùy chọn như bạn có thể nhận thấy, nhưng những tùy chọn sau là quan trọng nhất hiện tại. Bạn có thể thêm phần còn lại theo ý thích của mình, chẳng hạn như cài đặt máy chủ thư và phần còn lại.

     sudo vim .env

APP_URL = example.com          # Nhập Địa chỉ IP hoặc FQDN của Ứng dụng Snipe của bạn

APP_TIMEZONE = ‘UTC‘             # Nhập nó để khớp với quốc gia bạn đang ở                 

DB_DATABASE = snipeit            # Nhập tên của cơ sở dữ liệu chúng tôi đã tạo trước đó

DB_USERNAME = snipeit            # Nhập tên người dùng của cơ sở dữ liệu chúng ta đã tạo trước đó

DB_PASSWORD = Je1eimom4chahth    # Nhập mật khẩu của cơ sở dữ liệu chúng ta đã tạo trước đó

Sau khi chúng tôi hoàn tất, trong khi vẫn còn trong thư mục chúng tôi đã tải xuống Snipe-IT, hãy cấp cho các tệp của chúng tôi các quyền và quyền sở hữu phù hợp như minh họa bên dưới.

     sudo chown -R apache:apache storage public/uploads

     sudo chmod -R 755 storage

     sudo chmod -R 755 public/uploads

Bước 9: Cài đặt các gói cần thiết của PHP bằng Composer

     sudo /usr/local/bin/composer install –no-dev –prefer-source

3 3

Bước 10: Tạo “APP_Key”.

     sudo php artisan key:generate

Application In Production!  * 

Do you really wish to run this command? (yes/no) [no]:

> yes

Application key [base64:yXaQTcuJo/rXHoNxG+C/X/aYyHQ6/Va3NHu4YUPpBAQ=] set successfully.

Bước 11: Cấu hình Apache

Cấu hình dịch vụ tường lửa của bạn để cho phép cổng http:

     sudo firewall-cmd –permanent –add-service=http

     sudo firewall-cmd –reload

Điều hướng đến thư mục Apache và tạo máy chủ ảo SnipeIT:

     cd /etc/httpd/conf.d/

Tạo tệp cho máy chủ ảo của bạn và thêm cấu hình VirtualHost bình thường tương tự như cấu hình được minh họa bên dưới.

      sudo vim geeksnipe.conf

<VirtualHost *:80> 

ServerName example.com 

DocumentRoot /var/www/html/snipe/public 

<Directory  /var/www/html/snipe/public>   

Options Indexes FollowSymLinks Multiviews   

AllowOverride All   

Order allow,deny   

allow from all 

</Directory>

</VirtualHost>

4 1

Khởi động lại apache:

     sudo systemctl restart httpd

Bước 12: Cấu hình SELinux

     sudo yum provides /usr/sbin/semanage

     sudo yum install policycoreutils-python-utils

Sau khi nó được cài đặt, hãy điều hướng đến thư mục chứa các tệp SnipeIT của bạn và chạy lệnh dưới đây với tư cách là thư mục gốc.

     sudo semanage fcontext -a -t httpd_sys_rw_content_t ” /var/www/html/snipe(/.*)/?”

    sudo restorecon -R -v /var/www/html/snipe/

    sudo semanage fcontext -a -t httpd_sys_rw_content_t “/var/www/html/snipe/storage(/.*)?”

    sudo restorecon -RF /var/www/html/snipe/storage

SELinux có thể ngăn Apache mở bất kỳ ổ cắm đi nào. Để cho phép nó, hãy chạy lệnh sau với quyền root:

     sudo setsebool -P httpd_can_network_connect on

Hướng dẫn cài đặt

Xem thêm các tin tức khác tại đây

 

 

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ