Home
Shop

Việt Nam và cơ hội trở thành thị trường “bùng nổ” IT toàn cầu

Mục lục

Theo CMC Ciber Vietnam, Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường bùng nổ tiềm năng của thế giới về ITO trong năm 2022.

Kể từ làn sóng dịch Covid đầu tiên vào tháng 3/2020 tới thời điểm hiện tại, thị trường IT cũng như nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin đã trải qua không ít giai đoạn, từ khó khăn dễ thích nghi, đến hồi phục và lấy lại đà phát triển.

Với việc ý thức cao và sự chuẩn bị cho các làn sóng chuyển đổi số, đi kèm với những chuyển biến tích cực từ các chính sách & sự linh hoạt của Chính phủ, bên cạnh đó là sự chủ động của doanh nghiệp và vận động cạnh tranh không ngừng nghỉ của thị trường. Nhờ vậy, tất cả đang dần lấy lại được sự cân bằng, tỉnh táo để điều phối sự sống còn và phát triển.

Xu hướng CNTT ở một “thế giới mới”

Khi thế giới dần hồi phục, các chính sách, chiến lược mới đã bắt đầu được tiến hành. Những thành tựu trước đây cần được gác lại để tạo tiền đề cho cuộc đua sắp tới – cuộc đua của công nghệ và chất xám.

Trong khi xung quanh còn tồn tại những điều bất ổn, sự hợp lực giữa những tư duy cấp tiến tích cực sẽ giúp ích rất nhiều, để biến mối đe dọa thành cơ hội, tiềm năng thành năng lực và trí tuệ thành “vũ khí” trong cuộc đua chuyển đổi số công nghệ toàn cầu.

Một trong số đó là xu hướng IT Outsourcing (ITO – Gia công phần mềm CNTT) – việc thuê ngoài một công ty chuyên cung cấp dịch vụ IT để thực hiện các quy trình kinh doanh liên quan đến IT, dịch vụ và giải pháp CNTT.

Theo nghĩa rộng hơn, Outsourcing là việc giao khoán các phần công việc thường được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp cho các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài.

Các công ty Outsourcing có thể chịu trách nhiệm toàn bộ về tất cả nghiệp vụ quản lý các mảng liên quan đến IT, hoặc họ có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho bộ phận IT nội bộ cho doanh nghiệp, hay còn được gọi là hỗ trợ IT co-sourced và thường được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn.

Thực tế cho thấy, ITO đã trở thành một trong những dịch vụ quan trọng nhất được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay.

Không những vậy, Báo cáo của Statista còn chỉ ra, thị trường ITO toàn cầu vào năm 2020 ước tính đạt 342,9 tỷ USD, tổng giá trị của các công ty ITO có thể vượt 413,72 tỷ USD vào cuối năm 2021 và dự kiến đạt 410,2 tỷ USD vào năm 2027.

Do đó, vị thế của các nhà cung cấp dịch vụ ITO trong ngành công nghệ đã thay đổi từ hoạt động thủ công đơn giản sang trở thành lựa chọn hàng đầu trong nhiều ngành/lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là trong các giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện.

Cũng từ điều này, các công ty ITO không còn được gọi là “Agency của các Developer” mà Nhiều nhà cung cấp ITO đã phát triển biến mình từ nơi kết nối các chuyên viên IT thành đối tác chiến lược toàn diện cho các doanh nghiệp, nỗ lực cho quan hệ đối tác lâu dài, chia sẻ rủi ro và liên doanh doanh nghiệp.

Để bắt kịp với sự đổi mới về công nghệ toàn cầu, ngành CNTT Việt Nam đã và đang tận dụng tốt những cơ hội của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh và giữ vững vị trí hàng đầu ổn định trên thị trường quốc tế. Năm 2019, Việt Nam đã lọt vào danh sách top 5 quốc gia tốt nhất trong ngành IT Outsourcing trên thế giới của Market Insider vào.

Năm 2022, theo dự báo từ CMC Ciber Vietnam, Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường bùng nổ tiềm năng của thế giới về ITO.

Việt Nam có “cửa sáng” trở thành khu vực trọng điểm toàn cầu

Sở dĩ thị trường ITO trên thế giới hiện nay có tính cạnh tranh rất cao do có rất nhiều nhà cung cấp ITO cho thị trường nội địa và quốc tế. Những ông lớn trong ngành ITO phải kể đến các nước và Tổ chức kinh tế như: Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nhật Bản ..

Nhằm bắt kịp sự phát triển của Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu, Việt Nam đang có mục tiêu đầy tham vọng là đưa quốc gia trở thành một khu vực trọng điểm trong nền kinh tế số toàn cầu.

Dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam dự kiến sẽ thành lập các doanh nghiệp IT cạnh tranh với thị trường quốc tế và biến một trong những thành phố lớn của đất nước – Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng – trở thành trung tâm CNTT toàn cầu. Để làm được điều đó, ngành CNTT Việt Nam đã phải đối mặt với những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong hai năm vừa qua.

Xu hướng thị trường - Việt Nam và cơ hội trở thành thị trường 'bùng nổ' IT toàn cầu

Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực ITO cũng đang được chứng minh vượt trội ở các điểm: chi phí nhân công, lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao và hạ tầng CNTT phát triển.

Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực ITO cũng đang được chứng minh bởi lượng lớn các dự án ITO từ các khách hàng lớn trên thế giới như Samsung, IBM và Microsoft với những lợi thế nhất định.

Thứ nhất, chi phí nhân công thấp. Nhìn chung, dịch vụ ITO Việt Nam rẻ hơn 20-30% so với các nước Đông u và Mỹ Latinh. Chỉ có các trung tâm công nghệ ở Châu Phi mới có thể so sánh được với chi phí lao động của Việt Nam, tuy nhiên điều này không thể đảm bảo bởi cơ sở hạ tầng các nước này kém phát triển dẫn đến chất lượng có thể giảm xuống.

Thứ hai, nguồn lao động trẻ dồi dào và có tay nghề cao. Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành IT nhất.

Theo TopDev, Việt Nam có hơn 400.000 kỹ sư CNTT và hơn 50.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm từ 153 trường cao đẳng, đại học ngành kỹ thuật-công nghệ. Số lượng lớn kỹ sư này có thể đủ để cung cấp lực lượng lao động cho các dự án với chi phí nhân công phù hợp mà không làm giảm chất lượng.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng CNTT phát triển vượt bậc. Để thúc đẩy Việt Nam trở thành khu vực nổi bật trong lĩnh vực công nghệ cao, những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã tích cực đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ tài chính, giảm giá thuê đất và các đặc quyền khác cho các doanh nghiệp CNTT trong nước.

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ