Home
Shop

Google Drive Không giới hạn – Cách mua và Bảng giá

Google Drive Không giới hạn – Cách mua và Bảng giá

Google Drive Không giới hạn

 

 

Google Drive đã trở thành một công cụ rất quen thuộc và vô cùng hữu dụng với rất nhiều người dùng hiện nay nhờ sự ổn định, thân thiện, dễ sử dụng, dễ chia sẻ, dễ quản lý và nhiều tính năng ưu việt khác.

Tuy nhiên với những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn như các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, bất động sản (lưu trữ bản vẽ, thiết kế, hình ảnh sản phẩm…) hay các đơn vị truyền thông (lưu trữ video, hình ảnh, game, sách, audio…) thì dung lượng 15G hay các gói mua bổ sung dung lượng của Google không đáp ứng đủ.

GIẢI PHÁP LÀ GOOGLE WORKSPACE ENTERPRISE PLUS!

Với dung lượng DRIVE KHÔNG GIỚI HẠN, Google Workspace Enterprise Plus là giải pháp tuyệt vời và hoàn toàn phù hợp cho những người dùng có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn với chi phí rất hợp lý chỉ 9.390.000đ/người dùng/năm, chưa bao gồm phí đăng ký tên miền. Phiên bản chính thức và có bản quyền trực tiếp từ Google.

Google Drive Không giới hạn

Bộ nhớ Google Drive Không giới hạn của tài khoản Google Workspace Enterprise Plus

Ngoài các tính năng căn bản của gói G Suite (Google Workspace) như Gmail tên miền riêng; Docs; Sheets; Slides; Form; Sites; Hangouts; Calendar… bạn còn có thêm tính năng Shared Drive (còn gọi là Team Drive hay Bộ nhớ dùng chung) với tuỳ chọn linh hoạt cho phép các thành viên được tải lên/sửa/xoá/xem các tài liệu trong cùng 1 thư mục.

Google Drive Không giới hạn

Tính năng Shared Drive (Bộ nhớ dùng chung) trong Google Workspace Enterprise Plus cho phép chia sẻ thư mục với các thành viên khác được phép upload/download/xem/sửa/xoá dữ liệu không giới hạn.

Một số khách hàng sử dụng phiên bản Google Workspace Enterprise Plus với Bộ nhớ Drive dung lượng không giới hạn do Infolinks cung cấp:

Google Drive Không giới hạn

Google Drive Không giới hạn

Google Drive Không giới hạn

Google Drive Không giới hạn

BẠN NHẬN ĐƯỢC GÌ KHI ĐĂNG KÝ G SUITE (GOOGLE WORKSPACE) VỚI INFOLINKS:

+ Dịch vụ bản quyền chính thức. Cam kết uptime 99.99% từ Google.

+ Tư vấn dịch vụ và giải pháp phù hợp giúp tiết kiệm chi phí và khai thác tối đa tính năng của G Suite. 

+ Thiết lập, khởi tạo dịch vụ và hướng dẫn sử dụng miễn phí. 

+ Giải quyết các sự cố và hỗ trợ kỹ thuật 24/7

+ Xuất hoá đơn VAT. 

+ Mức giá Ưu đãi với chính sách chiết khấu khi đăng ký số lượng lớn. 

+ Tặng kèm tên miền và Mã khuyến mại quảng cáo Google Ads trị giá 1.300.000đ khi đăng ký số lượng lớn (có điều kiện áp dụng)


Liên hệ Infolinks – Đối tác Uỷ quyền của Google để được tư vấn và Đăng ký Google Drive Không giới hạn/Google Workspace Enterprise Plus bản quyền chính thức từ Google.

olympus digital camera 998 768x768 1

Đánh giá Lenovo ThinkPad X1 Nano: Chỉ 907g, pin hơn 10 tiếng, màn hình 13 inch 16:10, thiết kế huyền thoại

Mới đây, Lenovo đã bổ sung thêm một sản phẩm cao cấp vô cùng gọn nhẹ vào dòng sản phẩm ThinkPad, đó chính là ThinkPad X1 Nano.

Có thể nói dòng sản phẩm ThinkPad đã trở thành biểu tượng của thương hiệu Lenovo. Bằng những tính năng cao cấp và kiểu dáng hiện đại, Lenovo ThinkPad đã chiếm được sự yêu thích của rất nhiều người dùng. Để tiếp nối thành công, ThinkPad X1 Nano đã ra mắt.

ThinkPad

X1 Nano được biết đến là chiếc ThinkPad nhỏ và nhẹ nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng đây sẽ là một sản phẩm giá rẻ hơn vì chiếc laptop này có giá thành lên đến hơn 1800USD. Đi kèm với đó là thông số kỹ thuật ấn tượng như Intel Tiger Lake thế hệ 11 Core i7-1160G7, RAM 16GB, ổ cứng SSD 512GB và màn hình IPS 2K, tỉ lệ 16:10.

Bước vào thị trường, ThinkPad X1 Nano đã sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác. Chúng ta hãy cùng đánh giá chiếc laptop này thông qua góc nhìn của Digital Trends nhé.

Thiết kế Lenovo ThinkPad

Lenovo đã mang lại cho ThinkPad X1 Nano một thiết kế nhỏ gọn hơn bất kỳ một chiếc ThinkPad nào trước đây nhưng lại rất hài hòa về mặt thẩm mỹ. Thiết bị này có màu đen giống như phần lớn sản phẩm trong dòng ThinkPad.ThinkPad

Để bổ sung thêm những nét nổi bật, Lenovo đã tô điểm cho chiếc X1 Nano một chút sắc đỏ đỏ như phần nút bấm trên Touchpad và nút TrackPoint nổi tiếng của dòng ThinkPad. Nhìn chung, sản phẩm sở hữu thiết kế đơn giản, không bóng bẩy.

Tương tự như những người tiền nhiệm trong dòng ThinkPad, X1 Nano được trang bị một khung máy chắc chắn với vật liệu lai sợi carbon tạo nên phần nắp và hợp kim nhôm magiê ở phần đáy. Không chỉ giúp máy cứng cáp, những vật liệu này còn giảm thiểu khối lượng của X1 Nano khiến máy chỉ nặng khoảng 0.9 kg.

Kết hợp với kích thước mỏng, X1 Nano chắc chắn sẽ giúp người dùng dễ dàng mang theo bên người.

ThinkPad

Tuy nhiên, cũng vì tối giản kích thước và khối lượng của máy nên X1 Nano chỉ được trang bị 2 cổng kết nối USB-C Thunderbolt 4 và 1 jack cắm tai nghe 3.5. Hoàn toàn không có cổng USB-A và đầu đọc thẻ nhớ.

Về kết nối, ThinkPad X1 Nano sở hữu kết nối không dây Wi-Fi 6, Bluetooth 5.0 và hỗ trợ 4G, 5G nhờ khe cắm SIM ở mặt sau.

Bảo mật

Là một chiếc laptop với giá thành khá cao nên ThinkPad X1 Nano cũng sở hữu hệ thống bảo mật hiện đại và thông minh.

ThinkPad

Khi nói đến ThinkPad, dòng sản phẩm này luôn sở hữu thanh trượt vật lý Think Shutter để bao phủ webcam và Think Pad X1 Nano không phải ngoại lệ. Nhưng Lenovo đã thêm vào thiết bị này công nghệ HPD, sử dụng radar để quét xem người dùng có ở trước máy hay không, Chỉ cần bạn ở phía trước thiết bị, X1 Nano vẫn sẽ hoạt động bình thường.

Khi di chuyển ra xa máy, X1 Nano sẽ tắt màn hình, khóa lại và chuyển sang Chế độ chờ (Modern Standby) để duy trì tuổi thọ pin. Khi người dùng quay trở lại, ThinkPad X1 Nano sẽ tự động thức dậy và nếu Windows Hello được thiết lập để nhận dạng khuôn mặt, bạn sẽ được đăng nhập lại ngay.

Tính năng này hoạt động thực sự hiệu quả nhưng với điều kiện bạn đang không chạy tác vụ nào. Vì máy sẽ rơi vào trạng thái ngủ nên những tác vụ không thể tiếp tục hoạt động. Bên cạnh đó, ThinkPad X1 Nano cũng không có cài đặt để tắt Chế độ chờ hiện đại này.

Hiệu suất

ThinkPad X1 Nano sử dụng CPU Tiger Lake thế hệ thứ 11 mới nhất của Intel, đó là Core i7-1160G7 (tối đa lên tới i7-1180G7). Bộ xử lý này sở hữu tốc độ tối đa là 4.4GHz và có dải công suất thiết kế nhiệt (TDP) từ 7 – 15W. Điều này làm máy ít ngốn điện hơn và mát hơn.

ThinkPad

Thông qua những bài đo điểm chuẩn, ThinkPad X1 Nano sở hữu mức điểm rất ấn tượng. Chiếc laptop này luôn hoàn thành các tác vụ với tốc độ nhanh ngay cả khi hoạt động với tần suất cao. Dù sở hữu thân hình nhỏ bé nhưng X1 Nano lại không hề thua kém những đối thủ khác.

Về khả năng chơi game, thiết bị sở hữu Intel Iris Xe mang lại hiệu năng khá tốt. Khi thử chạy FortNite trên X1 Nano, máy đạt 31 fps ở đồ họa cao và 23fps ở đồ họa rất cao. Một con số đủ cạnh tranh với những dòng laptop nhỏ gọn khác trên thị trường.

Màn hình

ThinkPad X1 Nano có màn hình 13.0 inch với tỉ lệ khung hình 16:10 cùng độ phân giải 2K (2160 x 1350) sở hữu chất lượng hiển thị rất sắc nét.

ThinkPad

Có thể nói đây là một màn hình tốt cho một chiếc máy tính xách tay nhỏ gọn nhưng không phải một màn hình tuyệt vời. Tuy hiển thị sắc nét nhưng màn hình của X1 Nano có một chút ánh vàng, màu sắc chưa thực sự chính xác nhất.

Độ sáng của tấm nền trên thiết bị này dù thấp hơn so với một số mẫu máy tính xách tay nhỏ gọn khác nhưng vẫn đủ ấn tượng để chinh phục người dùng.

Điểm đặc biệt của màn hình trên X1 Nano đó là tỷ lệ khung hình 16:10. Khi bạn đã quen với nhiệt độ màu ấm hơn một chút của chiếc laptop này, chắc chắn bạn sẽ thích chất lượng hiển thị của máy.

Bàn phím và touchpad

Theo Lenovo, bàn phím của ThinkPad X1 Nano cũng tương tự như các sản phẩm ThinkPad khác nhưng cảm giác gõ của thiết bị này có phần tốt hơn.

ThinkPad

Touchpad trên X1 Nano tạo ra trải nghiệm khá tốt với các cử chỉ cảm ứng đa điểm đúng theo chức năng trong Windows 10. Không gian của vùng điều khiển cũng được cải thiện nhờ màn hình cao hơn.

Tuổi thọ pin

ThinkPad X1 Nano sở hữu viên pin 48Wh, một con số khá khiêm tốn tương tự các dòng ThinkPad trước đây nhưng nhờ màn hình nhỏ hơn và CPU công suất thấp hơn nên thời lượng pin được cải thiện.

ThinkPad

Sau khi thực hiện các thử nghiệm, ThinkPad X1 Nano cung cấp thời lượng sử dụng là 10.25 giờ với tác vụ duyệt web và 18 giờ với tác vụ xem video, một con số ấn tượng.

Tạm kết

ThinkPad X1 Nano là một thiết bị nổi bật trong thị trường máy tính xách tay nhỏ gọn. Chiếc laptop này cung cấp hiệu suất ổn định. thời lượng pin lớn và kết cấu vững chắc.

Lenovo đã xây dựng nên một chiếc X1 Nano khá tốt và sẽ có khả năng sử dụng kéo dài trong nhiều năm.

xem thêm tin tức mới nhất Tại Đây.

 

 

 

 

 

windows 10 cập nhật mới

Hướng dẫn khôi phục file bị mất/xóa bằng công cụ chính chủ của Windows 10

Hướng dẫn khôi phục file bị mất/xóa bằng công cụ chính chủ của Windows 10 các bạn hầu như sẽ chỉ kiếm thấy các ứng dụng một là tính phí, hai là có phiên xài thử. Tuy nhiên, phiên bản xài thử chỉ thực hiện các lệnh quét cơ bản, còn nếu bạn muốn quét sâu hơn thì bạn phải bỏ tiền ra mua ứng dụng đó.

Thế nhưng, mới đây Microsoft vừa tung ra một ứng dụng miễn phí có tên Windows File Recovery Tool trên Microsoft Store. Ứng dụng này có khả năng khôi phục lại các file bị mất hoặc bị xóa từ ổ cứng HDD, SSD, thẻ nhớ SD, và USB. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ phục hồi nhiều định dạng file khác nhau và cho phép người dùng phục hồi theo từng loại file.

Lưu ý trước khi thực hiện

Thứ nhất: Để tải được ứng dụng Windows File Recovery từ Microsoft Store, bạn cần phải cập nhật hệ điều hành lên bản Windows 2004.

 

Để cập nhật lên bản 2004, bấm Windows > Settings > Update & Security. Tại mục Windows Update, nếu bạn thấy Feature update to Windows 10, version 2004 có dòng Download and install tức là bạn đã có thể tải và cài đặt phiên bản mới nhất này.

win

Thứ hai: Windows File Recovery sẽ có giao diện cửa sổ Command Prompt chứ không hề có giao diện nào khác. Mặc dù đây là một ứng dụng tiện ích của Microsoft nhưng nó sẽ đòi hỏi bạn phải thực hiện kha khá thao tác phức tạp, nhưng nếu bạn đã quen rồi thì đó không còn là vấn đề.

win

Thứ ba: Windows File Recovery không hứa trước sẽ có thể khôi phục được tất cả các file. Thực ra, việc bạn có thể khôi phục được file đã xóa là do các file đó chưa bao giờ bị xóa khỏi ổ cứng, mà thực chất ổ cứng chỉ ghi đè các file khác lên đúng vị trí file bị “xóa” đã từng được lưu. Chính vì thế, nếu file đó bị ghi đè quá nhiều thì bạn sẽ không khôi phục lại được, hoặc chỉ khôi phục được một số dữ liệu của file đó mà thôi.

 

Xem thêm: Dữ liệu bị xóa khỏi máy tính có thật sự biến mất, đây là câu trả lời.

Hướng dẫn tải Windows File Recovery

Bước 1: Đầu tiên, bạn tải Windows File Recovery Tool tại đây. Sau đó chọn Tải miễn phí.

win

Xuất hiện thông báo xác nhận thì bạn chọn Mở Microsoft Store.

win

Cửa sổ Microsoft Store hiện lên thì bạn chọn Get.

win

Bước 2: Bấm Windows + S và gõ Windows File Recovery rồi Enter. Ứng dụng sẽ hiển thị với giao diện cửa sổ Command Prompt.

win

Hướng dẫn sử dụng Windows File Recovery

Vì Windows File Recovery có giao diện Command Prompt nên bạn cần phải dùng code (lệnh) để sử dụng.

Bạn copy và paste dòng code sau đây vào Windows File Recovery. Tuy nhiên, bạn cần phải chỉnh sửa một chút để phù hợp với nhu cầu của bạn. Mình cũng sẽ giải thích từng chi tiết một để bạn dễ hiểu và dễ sử dụng.

 

Đoạn code:

winfr source-drive: destination-folder [/switches]

Ví dụ:

winfr D: “E:\Test Folder” /n *.mp3

Giải thích: 

winfr: Vì Windows File Recovery Tool là ứng dụng sử dụng code để khôi phục, nên bạn sẽ cần phải gõ winfr để mở ứng dụng.

 

source-drive: Đây là drive (ổ) mà ứng dụng sẽ dùng để khôi phục file, bạn cần phải thay cụm source-drive bằng tên ổ đĩa mà bạn muốn khôi phục như ổ C, D, E.v.v.

destination-folder: File sau khi được khôi phục sẽ lưu ở đây. Bạn cùng cần phải thay bằng ổ C, D, E.v.v. nơi mà bạn muốn lưu file sau khi khôi phục.

[/switches]: Những cái switches này dùng để mô tả cho Windows File Recovery Tool biết rằng nên khôi phục file nào hay nên tìm file nào trong quá trình khôi phục. Giải thích cụ thể hơn về cách sử dụng switches bên dưới.

Lưu ý: Source-drive không nên bị trùng vị trí với destination-folder, và nếu trong phần destination-folder của bạn có dấu cách ra thì bạn cần phải đóng ngoặc destination-folder lại. Ví dụ như E:\Test Folder có dấu cách trong tên nên phải đóng ngoặc thành “E:\Test Folder”.

 

Ngoài ra sau khi khôi phục, tại vị trí ổ mà bạn chọn làm destination-folder sẽ xuất hiện một thư mục “Recovery_[ngày và giờ]” chứa các file mà bạn đã khôi phục.

Các Mode quét và khôi phục của Windows File Recovery

Sau khi bạn đã hiểu được đoạn code gốc có ý nghĩa là gì, tiếp theo chúng ta sẽ đi tiếp tới các kiểu Mode quét của Windows File Recovery mà bạn sử dụng để khôi phục file.

Có 3 kiểu Mode đó là DefaultSegment, và Signature. Mode Default là chế độ quét nhanh nhất, trong khi chế độ Segment sẽ chậm hơn nhưng quét kỹ hơn. Còn đối với Mode Signature sẽ được dùng để quét file theo loại chẳng hạn như ASF, JPEG, MP3, MPEG, PDF, PNG, và file Zip (nếu bạn quét file Zip thì Windows File Recovery cũng sẽ tìm luôn cả các file Office như DOCX, XLSX, và PPTX).

 

Vậy thì bạn nên sử dụng Mode nào để quét các file cần khôi phục?

Để biết được nên sử dụng Mode nào thì trước hết các bạn cần phải biết loại file hệ thống (File system) của ổ cứng mà bạn muốn quét. Để biết được File system của một ổ cứng, bạn mở This PC lên. Sau đó nhấp chuột phải vào ổ cứng muốn quét (ví dụ trong hình là ổ C) rồi chọn Properties. Tại mục General, bạn sẽ thấy được File system của ổ cứng.

win

Sau khi xác định File system xong, bạn sẽ sử dụng:

  • Mode Default khi: nếu bạn đang cần khôi phục lại một file mới xóa gần đây trong ổ cứng có định dạng File system là NTFS.
  • Mode Segment khi: nếu bạn đang cần khôi phục file trong ổ cứng có định dạng NTFS nhưng với một nhu cầu khác. Ví dụ như, bạn muốn kiếm lại file mà bạn đã xóa cũng được một thời gian rồi, hoặc bạn đã định dạng (format) lại ổ đĩa, hoặc ổ đĩa bị hỏng, hãy thử Mode Segment trước rồi sử dụng Mode Signature sau nếu không được.
  • Mode Signature khi: nếu như bạn đang muốn kiếm các file trong các ổ cứng định dạng FAT, exFAT, hay ReFS bởi vì các Mode Default và Segment chỉ dùng được cho các ổ có định dạng NTFS.

Nếu thấy quá khó khăn, bạn cứ thử lần lượt từ Mode Default trước rồi sau đó đến Mode Segment và Mode Signature. Mình cũng đã test thử khả năng khôi phục file hình ảnh JPEG của Windows File Recovery thì đôi lúc đến Mode thứ 3 mới khôi phục được.

 

Hướng dẫn khôi phục file bằng Mode Default

Như mình đã nêu đoạn code gốc winfr source-drive: destination-folder [/switches] ở đầu bài và đã giải thích đầy đủ từng phần bên trọng có ý nghĩa gì, trừ phần [/switches], thì đây chính là lúc để sử dụng những cái switches này. Mỗi một Mode sẽ có cách sử dụng switches khác nhau.

Đối với Mode Default, bạn thay /switches bằng /n + tên và đuôi của file bạn muốn quét và khôi phục. Ví dụ, nếu bạn muốn quét một file có tên là document.docx thì bạn thay /switches thành /n document.docx.

Nếu bạn không muốn tìm một file cụ thể hoặc không nhớ tên file thì hãy sử dụng ký tự * thay cho tên file. Ví dụ, /n *.docx sẽ tìm tất cả các file .docx trong ổ đĩa mà bạn quét chứ không tìm một file .docx có tên cụ thể nào.

Tóm lại, nếu bạn muốn tìm tất cả các file có cùng loại ví dụ như .docx trong ổ đĩa C và khôi phục nó sang ổ D thì bạn sẽ có dòng code như sau:

 

winfr C: D: /n *.docx

Copy dòng code sau khi chỉnh sửa sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn rồi paste vào Windows File Recovery và Enter. Sau đó bấm phím “Y” để tiếp tục.

win

Như mình đã nêu từ trước, sau khi khôi phục xong thì ở destination-folder mà bạn chọn sẽ xuất hiện thư mục “Recovery_[ngày và giờ]” chứa các file đã được khôi phục.

win

Hướng dẫn khôi phục file bằng Mode Segment

Mode Segment hoạt động gần như tương tự với Mode Default. Để sử dụng chế độ này, bạn thêm /r lên phía trước /n. Hay nói cách khác là cách thức sử dụng code y chang như Default, bạn chỉ cần thêm /r là code sẽ chuyển thành Mode Segment.

Ví dụ, để khôi phục các file MP3 bị xóa trong ổ đĩa C và chuyển nó qua ổ đĩa D bằng Mode Segment, bạn sử dụng đoạn code sau:

 

winfr C: D: /r /n *.mp3

Tóm lại, nếu Mode Default không giúp bạn kiếm được file mong muốn, hãy thêm /r vào và thực hiện lại.

win

Hướng dẫn khôi phục file bằng Mode Signature

Mode Signature hoạt động hơi khác một tí so với các mode còn lại. Nó sẽ kiểm tra loại file để nó có thể chỉ tìm những file bị xóa của các loại file đó. Để sử dụng Mode Signature, bạn dùng lệnh /x để chỉ định Mode Signature và /y để liệt kê các loại file mà bạn muốn tìm kiếm.

Dưới đây là danh sách các loại file được hỗ trợ và các nhóm file được xếp theo từng loại đó (được lấy từ Microsoft).

  • ASF: wma, wmv, asf
  • JPEG: jpg, jpeg, jpe, jif, jfif, jfi
  • MP3: mp3
  • MPEG: mpeg, mp4, mpg, m4a, m4v, m4b, m4r, mov, 3gp, qt
  • PDF: pdf
  • PNG: png
  • ZIP: zip, docx, xlsx, pptx, odt, ods, odp, odg, odi, odf, odc, odm, ott, otg, otp, ots, otc, oti, otf, oth

Bạn có thể mở lại danh sách này bất cứ lúc nào bằng cách nhập lệnh:

 

winfr /#

win

Tóm lại, ví dụ nếu như bạn muốn khôi phục lại file hình ảnh có định dạng JPEG trong ổ đĩa E và chuyển nó qua ổ đĩa D sau khi khôi phục, bạn dùng lệnh sau:

winfr E: D: /x /y:JPEG

Ngoài ra, bạn còn có thể tìm nhiều file khác nhau bằng cách thêm dấu cách giữa chúng. Ví dụ như bây giờ bạn muốn tìm file JPEG, PDF, và Word document. Bạn thêm dấu cách như sau:

winfr E: D: /x /y:JPEG, PDF, ZIP

windows

Kết luận

Windows File Recovery Tool không hứa hẹn rằng nó có thể khôi phục lại được bất kỳ hoặc toàn bộ file này và thực tế thì không có ứng dụng nào có thể làm được điều đó. Khi thử nghiệm thì Windows File recovery cho thấy nó có thể khôi phục lại các file đã bị Delete hoặc bị cut/paste sang một ổ khác trong vòng 1 tuần. Nếu như bạn vừa bị mất một file nào đó thì sử dụng Windows File Recovery Tool là một ứng dụng mà bạn nên thử đầu tiên.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Cập nhật Tin Tức mới nhất Tại Đây

 

windows 10

Cách tắt ứng dụng bị treo trên máy tính Windows 10 với 2 cách đơn giản

Cách tắt ứng dụng bị treo trên máy tính Windows 10 Có khá nhiều nguyên nhân khiến máy tính bị treo và nguyên nhân thường gặp phải đó là bạn chạy một phần mềm quá nặng hoặc nháy liên lục vào một phần mềm đang trong quá trình mở, việc đó khiến CPU và RAM tăng cao dẫn đến máy tính không thể hoạt động được và bị treo. Dưới đây là 2 cách để tắt ứng dụng bị treo trên máy tính Windows 10.

Sử dụng Task Manager để tắt ứng dụng đang bị treo

Bước 1: Trước hết, bạn cần mở Task Manager bằng cách nhấn chuột phải vào thanh Taskbar, sau đó chọn vào Task Manager. Ngoài ra, bạn còn có thể mở Task Manager bằng cách sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + Alt + Del.win

Bước 2: Trong Task Manager, tại mục Apps trong phần Processes sẽ hiện ra những ứng dụng đang chạy trên máy tính. Việc của bạn lúc này đó là bấm chuột phải vào ứng dụng đang bị treo, sau đó chọn vào End task. Ứng dụng đang bị treo đó sẽ dừng ngay lập tức.

win

Tạo shortcut để buộc dừng một chương trình đang bị treo trên máy tính

Bước 1: Tại màn hình chính Desktop, bạn hãy nhấn chuột phải vào một nơi bất kỳ, sau đó chọn vào New > Shortcut.

win

Bước 2: Bảng Create Shortcut sẽ hiện ra ngay sau đó. Lúc này, bạn hãy nhập vào dòng lệnh dưới đây sau đó nhấn vào Next.

  • taskkill /f /fi “status eq not responding”

win

Dòng lệnh trên mang ý nghĩa như sau:

 
  • Taskkill là lệnh để buộc dừng một chương trình nào đó khi nó bị treo.
  •  /f/ được dùng để ép buộc chương trình đó phải thoát ra. Nếu không có kí tự này thì Windows sẽ chỉ yêu cầu tiến trình đó tự thoát và không có hiệu quả nếu chương trình đó bị treo.
  • /fi/ được dùng để chạy trên các chương trình đáp ứng đủ điều kiện cho câu lệnh.
  • Chỉ những chương trình nào có dòng chữ Not Responding mới có thể ép buộc thoát.

Sau đó, bạn có thể tùy chọn đặt tên cho Shortcuts, ví dụ ở đây mặc định là taskkill rồi nhấn vào Finish để hoàn thành.

win

Bước 3: Tiếp theo, bạn có thể gán một tổ hợp phím tắt để giúp việc mở shortcut thuận tiện hơn bằng cách nhấn chuột phải vào shortcut taskkill vừa tạo, chọn vào Properties.

win

Bảng chỉnh sửa shortcut sẽ hiện lên ngay sau đó, lúc này bạn hãy gán một tổ hợp phím tắt bằng cách chọn vào mục Shortcut key và điền vào tổ hợp đó, ví dụ ở đây là Ctrl + Alt + Q.

Ngoài ra, shortcut này sẽ tạm thời gọi lên một cửa sổ Command Prompt nên bạn có thể chỉnh mục Run thành Minimized để khỏi phải nhìn thấy một màn hình nhá lên khi bạn dùng shortcut này.

Vậy khi có ứng dụng bị treo, chỉ cần sử dụng tổ hợp phím này thì ứng dụng sẽ được đóng lại.

win

Trên đây là 2 cách “nhỏ mà có võ” để tắt ứng dụng đang bị treo trên máy tính Windows 10. Chúc bạn thành công và đừng quên chia sẻ bài viết này tới bạn bè và người thân nhé.

xem thêm tin tức tại đây

tai

Cách tăng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7 giúp máy chạy mượt mà hơn

Cách tăng, mở rộng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7…, Ổ C bị đầy khiến máy tính chạy chậm, máy nóng và đôi lúc sập nguồn? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách

Khi bạn cài đặt bất kỳ chương trình, phần mềm nào, nó sẽ chiếm mất một khoảng không gian trong ổ C. Sau một thời gian, ổ đĩa này bị đầy và bạn nhận ra máy tính đang chạy chậm dần. Về cơ bản, hệ điều hành cần có một không gian trống trong ổ C để chạy mượt, nhưng khi không có đủ dung lượng, nó sẽ hoạt động không bình thường.

Sau đây là một số cách để người dùng mở rộng ổ C trên Windows 7,8,10. Cách thứ nhất là sử dụng tính năng quản lý đĩa có sẵn của Windows và cách thứ hai là sử dụng phần mềm của bên thứ 3.

 

Sử dụng tính năng quản lý ổ đĩa của Windows

Lưu ý quan trọng: Nếu không sử dụng tính năng này đúng cách, bạn có thể làm mất dữ liệu của mình. Và tính năng quản lý ổ đĩa của Windows có chức năng giới hạn.

 
  1. Mở File Explorer bằng cách nhấn Windows + E.
  2. Nhấp chuột phải vào This PC hoặc My Computer (tùy thuộc vào phiên bản hệ điều hành của bạn).
  3. Chọn Manage.

a

4. Chọn Disk Management trong cửa sổ Computer Management.

b

Nhìn ảnh chụp màn hình bên trên, chúng ta thấy các ổ CEF theo thứ tự. Nếu bạn muốn tăng không gian ổ đĩa C, bạn phải có không gian trống để phân bổ cho ổ C. Vì thế, bạn phải xóa một ổ đĩa nào đó và phần không gian sẽ được chuyển sang ổ C. Trước khi xóa ổ đĩa thì hãy đảm bảo rằng bạn đã chuyển tất cả dữ liệu ở đó sang ổ đĩa khác hoặc ổ cứng ngoài.

5. Nhấp chuột vào ổ E hoặc ổ đĩa bất kỳ nào khác muốn xóa (trừ ổ C).

6. Chọn Delete Volume. Nếu ổ đĩa lớn, hãy sử dụng tùy chọn Shrink Volume để thu nhỏ ổ đĩa. Ví dụ, ổ E của bạn là 150 GB và bạn chỉ cần thêm 50 GB vào ổ C. Nếu chọn Delete Volume thì toàn bộ 150 GB sẽ được chuyển tất sang ổ C. Còn nếu chọn Shrink Volume, ổ E sẽ được thu nhỏ còn 50 GB, còn 100 GB chưa được phân bổ ở ổ E bạn chỉ cần đổi tên thành một chữ cái khác để tạo thành ổ đĩa mới. Bây giờ hãy xóa ổ E 50 GB để dung lượng đó được chuyển sang ổ C.

7. Nhấp chuột phải vào ổ C.

8. Chọn phần Extend Volume. Chọn Next và Finish.

Khi sử dụng tùy chọn Disk Management, người dùng phải xóa không gian của các ổ đĩa khác (ngoại trừ ổ C), bởi bạn không thể tạo không gian chưa phân bổ còn lại cho bất kỳ ổ đĩa nào bằng cách sử dụng Shrink Volume. Bạn chỉ có thể tạo không gian chưa phân bổ ở ngay ở ổ đĩa đó. Để mở rộng ổ đĩa C mà không xóa bất kỳ ổ đĩa nào, bạn cần phải sử dụng công cụ phân vùng ổ cứng của bên thứ 3.

Sử dụng phần mềm Macrorit Partition Expert

Phần mềm này rất dễ sử dụng, miễn phí (hoặc nếu mua bản pro thì cũng rẻ hơn nhiều so với các phần mềm cùng loại khác) và hoạt động nhanh. Bên cạnh đó, Macrorit Partition Expert cung cấp nhiều tính năng khác ngoài chức năng chia vùng ổ cứng.

Macrorit Partition Expert

Bước 1. Chọn ổ E.

Bước 2. Nhấp vào Resize/Move Volume ở menu trái.

c

Bước 3. Chỉ cần kéo từ bên trái để tạo không gian chưa phần bổ còn lại sang ổ E và ấn OK.

d

Bước 4. Một lần nữa bạn trở về màn hình chính. Chọn ổ C. Bạn sẽ thấy một cửa sổ khác và kéo về bên phải. Nhấp OK.

Bước 5. Nhấp vào Commit phía trên cùng. Nó sẽ khởi động lại máy tính và trong vòng 10 phút, không gian ổ C của bạn đã được mở rộng.

Sử dụng phần mềm EaseUS Partition Master

Trước hết chúng ta cần tải phần mềm EaseUS Partition Master – phần mềm chuyên dụng cho các thao tác ổ cứng.

Tải EaseUS Partition Master

Sau khi cài đặt phần mềm vào máy, ta sẽ tiến hành tăng dung lượng cho ổ C bằng cách chuyển dung lượng còn dư từ ổ bên cạnh. Lưu ý là chỉ có thể chuyển dung lượng từ ổ ngay sát ổ C nhé các bạn.

 

Trong cửa sổ phần mềm, chọn ổ nằm sát ổ C (ở đây là ổ D) sau đó nhấn nút Rezize/Move trên thanh công cụ.

e

Ở hộp thoại hiện ra, hãy kéo thanh dung lượng của ổ D để tạo ra một vùng ổ đĩa trống (Unallowcated Space), sau đó nhấn OK. Đây cũng chính là khoảng dung lượng bạn sẽ thêm vào cho ổ C.

f

Tiếp theo, chọn ổ C và tiếp tục nhấn vào nút Resize/Move một lần nữa.

g

Hộp thoại resze lại hiện ra, lần nà các bạn kéo thanh dung lượng hết cỡ (đầy thanh) để lấy hết số lưu lượng mà bạn đã cắt từ ổ D trước đó. Nhấn OK để lưu lại.

h

Cuối cùng, hãy nhấn nút Apply trên thanh công cụ để phần mềm tiến hành gộp dung lượng và hoàn thành việc tăng sức chứa cho ổ C.

j

Chúc các bạn thực hiện thành công!

xem thêm tin tức tại đây

 

cuoc chien thap ky giua apple va facebook

Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook

Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook chỉ là diễn biến tiếp theo trong cuộc chiến kéo dài hơn thập kỷ giữa hai “ông trùm” công nghệ thế giới.

facebook and apple

Trong một hội thảo bảo mật tại Brussels tháng 10/2018, CEO Tim Cook đã “vỗ mặt” các đối thủ lớn trong làng công nghệ bằng bài phát biểu của mình. “Mỗi ngày, hàng tỷ USD được giao dịch, vô số quyết định được đưa ra, dựa trên các nút “like”, “dislike”, bạn bè, gia đình, mối quan hệ và hội thoại của chúng ta. Mong ước của chúng ta, nỗi sợ của chúng ta, hi vọng của chúng ta, giấc mơ của chúng ta. Những dữ liệu vụn vặt này, dù bản thân vô hại, lại được lắp ghép, thu thập, giao dịch và mua bán một cách cẩn trọng”.

Dù không chỉ đích danh Facebook, rõ ràng công ty của Mark Zuckerberg là một trong số này. Facebook xây nên một đế chế từ dữ liệu của người dùng để phục vụ cho hệ thống quảng cáo mục tiêu. Doanh thu của Facebook trong quý trước đạt 20 tỷ USD, gần 99% đến từ quảng cáo.

Bài phát biểu chỉ là một trong số hàng loạt các đòn mà Cook và Zuckerberg tung ra trong hơn một thập kỷ qua. Căng thẳng giữa Facebook và Apple bắt đầu từ thời kỳ sơ khai của iPhone và ham muốn kiểm soát làn sóng điện toán tiếp theo.

Chẳng hạn, trong câu chuyện trang bìa trên tạp chí Time 2014, Zuckerberg chỉ trích Apple và lập trường của Cook về quyền riêng tư. Ông chủ Facebook cho rằng Apple bán sản phẩm quá đắt.

Khẩu chiến trong 10 năm cho thấy khác biệt căn bản về ý kiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ về cách kinh doanh trên Internet. Theo quan điểm của Facebook, Internet là “rừng hoang” với nhiều nền tảng cạnh tranh nhau, cung cấp dịch vụ sáng tạo miễn phí. Bạn có thể không trả tiền để sử dụng mà bằng dữ liệu để nhà quảng cáo hiển thị thứ bạn muốn mua ngay trước mắt bạn khi chuyển đổi từ thiết bị và dịch vụ này sang thiết bị và dịch vụ khác. Theo quan điểm của Apple, Internet chỉ là phần mở rộng của cuộc cách mạng điện toán máy tính mà công ty hỗ trợ khởi động trong những năm 1980 và điện thoại là thiết bị mang tính riêng tư nhất. Bạn nên biết các công ty đang làm gì với thông tin thu thập được qua chiếc điện thoại đó trước khi chia sẻ dữ liệu.

Trận chiến dài hơi

Tuần trước, Facebook thực hiện chiến dịch chống Apple kéo dài 2 ngày. Mạng xã hội mua quảng cáo trên nhiều tờ báo in để nhấn vào thay đổi sắp tới trong hệ điều hành iPhone. Thay đổi sẽ thông báo cho người dùng khi có ứng dụng muốn theo dõi dữ liệu cá nhân của họ như địa điểm, lịch sử duyệt web. Đây là hành vi mà những hãng như Facebook dùng để phục vụ quảng cáo. Nó cũng cho phép người dùng tùy chọn chặn theo dõi trước khi dùng ứng dụng.

facebook and apple                                                                                                                                                    Thông báo quyền riêng tư mới trên iOS 14

Facebook cho rằng quyết định của Apple là nhằm nghiền nát các doanh nghiệp nhỏ đang phụ thuộc vào quảng cáo mục tiêu để tiếp cận khách hàng qua mạng. Facebook cũng cảnh báo – dù không có bằng chứng – rằng quyết định của Apple sẽ buộc các nhà sản xuất ứng dụng ngừng cung cấp phần mềm miễn phí, hỗ trợ quảng cáo cho khách hàng. Thay vào đó, họ phải thu tiền qua hình thức thuê bao hoặc một số khoản phí khác. Còn Apple sẽ hưởng lợi từ phần trăm giao dịch qua nền tảng.

Facebook vẽ ra bức tranh “quỷ quyệt” về Apple: Một công ty toàn quyền kiểm soát nền tảng, thực hiện thay đổi nhằm bóp nghẹt doanh nghiệp nhỏ, buộc họ đi theo mô hình tính phí để công ty thu hoa hồng. Facebook truyền tải thông điệp đó trong quảng cáo báo giấy, blog, bài viết Instagram và các website khác.

Apple phủ nhận cáo buộc của Facebook. Công ty khẳng định thông báo mà người dùng nhìn thấy trên ứng dụng chỉ được thiết kế nhằm cho họ biết khi nào và bằng cách nào mà ứng dụng theo dõi bạn, chứ không cấm hoàn toàn. Những nhà phát triển ứng dụng như Facebook vẫn có quyền sử dụng thông báo và không gian khác để giải thích vì sao bạn nên cho họ theo dõi. Các ứng dụng vẫn thoải mái thu thập tất cả dữ liệu về người dùng như trước đó nhưng phải được cho phép. Theo Apple, nó chỉ là một trong số hàng loạt tính năng tập trung vào quyền riêng tư mà hãng bổ sung cho các sản phẩm trong các năm qua.

Gốc rễ của cuộc chiến Facebook – Apple đã có từ lâu.

Vào thời sơ khai của iPhone, người ta đã tranh luận về hình dáng của Internet di động. Liệu nó giống như trên desktop, nơi mọi người chủ yếu dùng trình duyệt di động để ghé thăm website và mọi thứ được xây dựng trên tiêu chuẩn công khai? Hay người dùng sẽ chuyển sang những “ứng dụng”, mang đến quyền kiểm soát lớn hơn cho các công ty sở hữu nền tảng di động?

 

Facebook ủng hộ quan điểm thứ hai và thúc đẩy các ứng dụng. Tuy nhiên, phần lớn hãng thua cuộc vì Apple, người ủng hộ mô hình ứng dụng là cách thực hiện tác vụ trên iPhone và App Store là cách hợp pháp và dễ dàng duy nhất để tìm, cài đặt ứng dụng. Trong khi đó, Google “chơi” cả hai tay khi vừa đầu tư vào Android và Google Play, vừa phát triển trình duyệt Chrome và gây ảnh hưởng lên các tiêu chuẩn web.

Khi tương lai trở nên rõ ràng, Facebook nỗ lực sản xuất smartphone để không phải nhường quyền kiểm soát vào tay Apple, Google. Nhưng thiết bị chưa bao giờ được nhìn thấy ánh sáng. Tiếp đó, Facebook lại phát triển một giao diện dành cho thiết bị Android, tích hợp dịch vụ riêng, song cũng thất bại ê chề. Ngày nay, công ty đang đặt ra nền móng cho nền tảng điện toán lớn tiếp theo để không còn phải chơi theo luật của bất kỳ người nào khác nữa. Đó là lý do vì sao mạng xã hội đang nghiên cứu những thứ như kính thông minh, dự kiến ra mắt năm 2021. Trong lúc này, họ vẫn phải đối phó với Apple.

Kết thúc nào cho Facebook?

Mỉa mai thay, Facebook tố Apple lợi dụng sức mạnh thị trường chỉ vài ngày sau khi Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC) và một nhóm luật sư liên bang kiện Facebook vi phạm luật chống độc quyền, đề nghị phá vỡ công ty. Trên hết, tranh luận của Facebook còn vạch trần vị trí của hãng trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp nhỏ không phải phụ thuộc vào họ nhiều như thế nếu họ có một đối thủ xứng tầm để các công ty mua quảng cáo.

Apple cũng đối mặt với mức độ theo dõi tương tự nhưng chưa có vụ kiện nào chính thức xảy ra. Vào tháng 10, Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện công bố báo cáo lớn về “sức mạnh độc quyền” của bốn đại gia công nghệ, cáo buộc Apple sử dụng quyền kiểm soát App Store để phá đối thủ tiềm năng.

Cả hai công ty đều bác bỏ những khiếu nại vi phạm luật chống độc quyền. Rất khó để biết cuộc chiến kết thúc như thế nào. Apple không có ý định khoan nhượng, còn Facebook không muốn mất hàng triệu người dùng khi gỡ ứng dụng khỏi App Store.

Giám đốc Chính sách công và quyền riêng tư Facebook Steve Satterfield tuần này cho biết công ty vẫn tuân thủ quy định mới của Apple. Facebook sẽ không vi phạm, châm ngòi cuộc chiến tương tự Apple và Epic Games hiện tại. Theo ông Satterfield, mục tiêu của Facebook rất đơn giản, đó là họ muốn Apple lắng nghe. “Họ công bố chính sách vào tháng 6 mà không có sự cố vấn ý nghĩa… Xét tới ảnh hưởng sâu rộng của nó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị”.

Cũng rất khó để thông cảm cho những tranh luận của Facebook chống lại Apple. Trong nhiều năm, hãng nói rằng người dùng ưa thích quảng cáo cá nhân, mục tiêu thay vì quảng cáo ngẫu nhiên. Nếu đây là sự thật, không có lý do gì để người dùng tắt theo dõi khi Apple hiển thị thông báo.

Dù vậy, vào tháng 8, Facebook đi ngược lại những gì mình tuyên bố khi công bố nghiên cứu cho thấy việc vô hiệu hóa theo dõi sẽ dẫn tới doanh thu giảm 50% trên mạng lưới quảng cáo. Công ty cũng cảnh báo nhà đầu tư rằng doanh thu năm nay sẽ giảm khi Apple bắt đầu kích hoạt tính năng mới.

Theo Facebook, họ muốn sử dụng công cụ kiểm tra quyền riêng tư riêng, giúp người dùng hạn chế dữ liệu chia sẻ thay vì thông báo của Apple. Song Apple lại kiên quyết về việc người dùng muốn tích hợp nhiều tính năng kiểm soát quyền riêng tư hơn trong iPhone. Sau nhiều năm chỉ trích hành vi kinh doanh của Facebook, Apple dần dần đưa thêm nhiều tính năng bảo mật hơn.

Không chỉ Apple phản bác Facebook. Các nhóm doanh nghiệp nhỏ, đối tượng mà Facebook nói đang cố gắng bảo vệ, đã nhấn chìm hashtag #SpeakUpForSmall trên Twitter bằng hàng loạt khiếu nại vì không được Facebook chú ý như khách hàng lớn vào đúng ngày Facebook mua quảng cáo nói xấu Apple.

Theo CNBC

xem thêm tin tức Tại Đây

 

 

Dark web la gi

Dark Web là gì? Ai sử dụng nó? Những nguy hiểm tiềm tàng trong Dark Web và lời cảnh báo

Dark Web là gì? Dark Web chứa những nội dung gì? Đó chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều người cảm thấy tò mò. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về Dark Web, những nguy hiểm tiềm tàng trong “tảng băng chìm” của khối băng Internet và những lưu ý khi tiếp cận Dark Web.

Vào tháng 12 năm 2014, thủ tướng Anh khi đó là David Cameron đã công bố một cơ quan cảnh sát, tình báo mới để theo dõi Dark Web (theo báo cáo của The Independent). Ông Cameron cho biết, Dark Net là khía cạnh tiếp theo của vấn đề khi mà những kẻ ấu dâm, các phần tử cực đoan đang chia sẻ hình ảnh nhưng lại không sử dụng các thành phần Internet như cách mà người bình thường sử dụng.

Chuyên gia tư vấn web độc lập Mark Stockley cũng đồng ý với nhận định này, trong tuyên bố với Naked Security, ông nói rằng, Dark Web thu hút những người muốn tham gia vào lĩnh vực phạm pháp như cướp, mại dâm, buôn bán vũ khí, khủng bố, phân phối sách báo ấu dâm,… Trên International Business Times, tác giả Charles Paladin và Jeff Stone cho biết các loại hàng hóa điện tử, những kẻ giết người theo hợp đồng, vũ khí, hộ chiếu, ID giả và hacker làm thuê luôn sẵn sàng và đầy rẫy trên Dark Web, ngoài ra còn có những loại thuốc bất hợp pháp và sách báo khiêu dâm, ấu dâm.

Đối với hầu hết công chúng, vụ bắt giữ Ross Ulbright năm 2013, được biết đến là Dread Pirate Roberts, người sáng lập ra trang Dark Web có tên là Silk Road – là bằng chứng đầu tiên về web ẩn, Dark Web. Silk Road là một trong nhiều trang web nằm ngoài khả năng tìm kiếm của những trình duyệt web thông thường như Google Chrome, Firefox, Safari,… Dù phần lớn các sản phẩm được bán trên Silk Road là thuốc bất hợp pháp, nhưng sự thành công của trang web đã dẫn đến những Dark Web khác như Sheep Marketplace và Black Market Reloaded với sự hạn chế về các sản phẩm, dịch vụ được rao bán.

Do hậu quả của việc thiếu các quy định pháp lý, David J. Hickton, luật sư người Mỹ ở quận phía Tây của Pennysylvania, đã gọi Dark Web là “Vùng phía Tây hoang dã của Internet” trong cuộc phỏng vấn với Rolling Stone. Nhóm Managed Security Services Threat Research của IBM gọi các trang web ẩn là nơi cho ma túy, vũ khí, dữ liệu bị đánh cắp và bất cứ thứ gì khác mà những kẻ phạm tội cần mua bán, họ cũng khuyên khách hàng của mình rằng Dark Web không phải là một khu vực nên ghé thăm, dù vì bất cứ lý do gì.

Vậy rốt cuộc Dark Web, Web đen là gì? Tại sao chính phủ, cơ quan an ninh lại “ác cảm” với nó đến thế? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, trước hết chúng ta cần nắm được về cấu tạo của Web.

Địa tầng Web

Thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được sử dụng thay cho nhau, nhưng thực ra chúng không phải là một. Internet đề cập đến một mạng lưới rộng lớn của các mạng, hàng triệu kết nối máy tính trên khắp thế giới, nơi bất kỳ máy tính nào cũng có thể giao tiếp với nhau, miễn là chúng được kết nối Internet. World Wide Web là một mô hình chia sẻ thông tin, được xây dựng trên Internet, sử dụng giao thức HTTP, các trình duyệt như Chrome, Firefox và các trang web để chia sẻ thông tin. Web là một phần to lớn của Internet nhưng không phải là thành phần duy nhất. Ví dụ, email, tin nhắn không phải là một phần của web nhưng là một phần của Internet.

Một số phân tích đã so sánh web với đại dương, một phạm vi rộng lớn các địa điểm không xác định và không thể truy cập bởi đa phần người dùng. Giống như đại dương, phần lớn web là “vô hình” đối với những người dùng bình thường, duyệt web dựa vào các công cụ tìm kiếm.

dark web

Web trên bề mặt

Theo tạp chí PC Magazine, web bề mặt là một phần web có sẵn cho công chúng, hoàn chỉnh với những liên kết được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. BrightPlanet, một dịch vụ web thông minh, xác định web bề mặt chỉ chứa những trang web được lập chỉ mục và có thể được tìm kiếm bởi các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo. Đôi khi, chúng còn được gọi là web hữu hình. Web bề mặt thường bao gồm những trang web có tên miền kết thúc bằng .com, .org, .net, .vn hoặc các biến thể tương tự. Nội dung của các trang web này không yêu cầu bất kỳ cấu hình đặc biệt nào để truy cập. Phần này của web là quen thuộc nhất với mọi người dùng và nó liên tục mở rộng:

  • 4.62 tỷ trang được Google lập chỉ mục (tính đến tháng 5/2016, theo WorldWideWebSize)
  • Gần 148 triệu tên miền hoặc trang web duy nhất (theo ước tính của Domain Tools)
  • Hơn 3.5 tỷ lượt tìm kiếm Google bao gồm hơn 20 tỷ trang mỗi ngày (theo báo cáo của Internet Live Stats)

Mặc dù những con số trên nghe có vẻ to tát, nhưng web bề mặt chỉ chứa chưa đầy 5% thông tin của toàn bộ Internet. Theo CNNMoney, người dùng thường chỉ lướt web “trôi nổi trên một đại dương thông tin rộng lớn”, đại dương ấy có chứa hàng chục nghìn tỷ trang web không thể truy cập, trang web không được lập chỉ mục, bao gồm mọi thứ từ những số liệu thống kê nhàm chán đến việc rao bán các bộ phận trên cơ thể người.

Deep Web

Nếu tiếp tục ví Internet là một đại dương thì phần bền dưới web bề mặt chính là Deep Wep.

Phần lớn trang web được biết đến như là Deep Web, đôi khi còn được gọi là web ẩn, web vô hình, chúng đề cập đến tất cả các nội dung kỹ thuật số mà không thể được tìm thấy với một công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm email trong tài khoản Gmail, các bản kê ngân hàng trực tuyến, mạng nội bộ, tin nhắn trực tiếp qua Twitter, hình ảnh được đánh dấu riêng tư khi tải lên Facebook. Chính phủ, các nhà nghiên cứu và các công ty lưu trữ dữ liệu thô không thể tiếp cận được với công chúng. Nội dung này được lưu trữ trên các trang web động (được xây dựng dựa trên thông tin truy vấn) và những trang bị khóa, những trang cá nhân không liên kết ra bên ngoài. Theo Trend Micro, một phần quan trọng của Deep Web là được dành riêng cho những blog cá nhân hoặc chính trị, các trang tin tức, diễn đàn thảo luận, các trang web tôn giáo và thậm chí đài phát thanh.

Một bài báo trong Tạp chí Electronic Publishing ước tính rằng, vào năm 2001, Deep Web chứa đến gần 550 tỷ tài liệu cá nhân, nhiều hơn 550 lần so với tài liệu trên web bề mặt. Mặc dù đã được ẩn khỏi các công cụ tìm kiếm thông thường, 95% nội dung trên Deep Web có thể được người dùng truy cập tới, mặc dù phải sử dụng những công cụ tùy chỉnh như “Direct query engine” của BrightPlanet.

Mọi người thường xuyên sử dụng nội dung của Deep Web mà không nhận ra nó. Phần lớn thông tin mà người dùng tìm thấy trên Deep Web sẽ được tạ ra tự động thông qua một trang web mà họ truy cập trên web bề mặt và là một trang duy nhất được nhìn thấy, chỉ khi người dùng yêu cầu.

Ví dụ: Các trang du lịch như Hotwire và Expedia cung cấp phần mềm cho phép người tìm kiếm trực tiếp truy cập vào cơ sở dữ liệu hàng không, khách sạn, thông qua hộp tìm kiếm, chẳng hạn như tên của địa điểm đến. Nôi dung của hầu hết các cơ sở dữ liệu của chính phủ cũng đạt được theo cách tương tự thông qua công cụ tìm kiếm chuyên biệt.

Như vậy, Deep Web không hẳn là toàn thứ xấu xa, kinh khủng như chúng ta vẫn tưởng tượng. Nhưng phía dưới Deep Web vẫn còn một tầng nữa, đó chính là Dark Web.

Dark Web

Mỗi thiết bị được kết nối với Internet đều có địa chỉ IP (Internet protocol) duy nhất. Tên và địa chỉ vật lý của một người có thể có được thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet với sự cho phép hợp pháp, còn IP cho phép bất cứ ai xác định vị trí của máy tính được kết nối. Do đó, các bên liên quan sẽ dễ dàng tìm được một người sử dụng Internet cụ thể.

Với mong muốn ẩn danh – đặc biệt là chính phủ khi tìm cách bảo vệ những thông tin, mạng lưới tình báo nhạy cảm – đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của The Onion Router (Tor) do đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải Quân Hoa Kỳ tạo ra. Tên Onion (củ hành) bắt nguồn từ việc bạn phải lột ra nhiều “lớp vỏ” để có thể tìm thấy danh tính thật sự của người dùng.

Tor, được phát hành miễn phí cho người dùng vào năm 2004, cung cấp sự riêng tư bằng cách mã hóa và điều hướng lưu lượng truy cập thông qua một sê-ri “đường hầm ảo (virtual tunnel)”, phân phối các giao dịch qua nhiều máy tính ngẫu nhiên trên Internet, do đó, không một máy tính nào liên kết người dùng đến cơ sở hoặc điểm đến của họ. Không giống như những trang web bề mặt (kết thúc bằng .com, .org, .net hoặc các biến thể tương tự), các trang Tor kết thúc bằng .onion và chỉ có thể được mở bằng phần mềm Tor.

Tor cũng sử dụng các máy chủ ẩn mà chỉ có thể truy cập bằng một địa chỉ Tor khác để làm cho việc nhận dạng trở nên phức tạp hơn nữa. Theo trang web của Tor, mạng là một công cụ đánh lừa sự kiểm duyệt hiệu quả, cho phép người dùng tiếp cận đến những nội dung, đích đến bị chặn.

Theo Cryptorials, các mạng ngang hàng (peer-to-peer) ẩn danh miễn phí khác sẽ được mã hóa theo lớp bao gồm I2P (Invisible Internet Project), Freenet, GNUNet, FAI (Free Anonymous Internet), và ZeroNet. Việc sử dụng các mạng như vậy để truy cập vào Internet đã rạo ra Dark Web, một phần của trang web không được lập chỉ mục và có nội dung được bảo vệ bởi tường lửa, địa chỉ IP ẩn và các lớp mã hóa.dark web

Bản thân Dark Web có bất hợp pháp không?

Câu trả lời rất đơn giản. Bản thân Dark Web không bất hợp pháp. Một số hoạt động diễn ra trên Dark Web, ví dụ, bán chất cấm, mua bán vũ khí bất hợp pháp, hay phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em mới là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, bản thân Dark Web không hề bất hợp pháp. Nó cung cấp nhiều trang web, thường bị phản đối, nhưng không vi phạm luật. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy các diễn đàn, blog và các trang mạng xã hội, bao gồm một loạt các chủ đề như chính trị và thể thao không phạm pháp.

Truy cập và duyệt Dark Web có phạm pháp không?

Sử dụng Tor để truy cập và duyệt Dark Web không phải là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thận trọng. Lướt Dark Web có thể không vi phạm pháp luật, nhưng việc truy cập các trang web nhất định hoặc thực hiện một số giao dịch mua nào đó thông qua Dark Web là bất hợp pháp.

Nếu bạn sử dụng Dark Web để mua chất cấm hay vũ khí bất hợp pháp, điều đó là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bạn sẽ không phạm tội nếu chỉ sử dụng Dark Web để tham gia vào các diễn đàn hoặc đọc ẩn danh những bài đăng trên blog (trừ khi diễn đàn đó có nội dung kích động hoặc khuyến khích hành vi phạm tội).

Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là ý thức của người dùng. Chỉ cần nhớ rằng, nếu điều gì đó bị coi là bất hợp pháp bên ngoài Dark Web, nó cũng sẽ bị tính là phạm pháp trong phần ẩn này của Internet.dark web

Truy cập và duyệt Dark Web có an toàn không?

Nếu cẩn thận, bạn có thể truy cập và duyệt Dark Web một cách an toàn. Đầu tiên, hãy tải xuống trình duyệt Tor, trình duyệt này sẽ cho phép bạn truy cập vào các trang Dark Web và giúp bạn ẩn danh trong khi tìm kiếm ở các góc đôi khi phức tạp hơn trên Internet.

Tor sẽ cho phép bạn truy cập các trang web có phần mở rộng .onion. Đó là lý do tại sao tên đầy đủ của Tor là The Onion Router.

Bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư vào VPN hoặc mạng riêng ảo khi truy cập và tìm kiếm Dark Web. VPN giúp bạn ẩn danh khi tìm kiếm trên Internet, cho dù bạn đang quét web trên bề mặt hay Dark Web. Khi sử dụng VPN, rất có thể chỉ bạn và nhà cung cấp VPN mới biết bạn đã truy cập những trang nào.

Những người dùng Dark Web

Nhận thức được lợi ích của ẩn danh trực tuyến, bọn tội phạm và khủng bố cũng như những nhà chính trị tự do nhanh chóng khai thác phần mềm mới. Số lượng người dùng Dark Web đã tăng lên, bổ sung thêm một số người dùng Dark Web mới bao gồm:

  • Những kẻ chiến đấu tự do để phản đối chế độ áp bức: Rất nhiều người dùng Tor là thành phần quan trọng trong Arab Spring 2010/2011. Người dân ở Trung Quốc và Nga sử dụng nó để vượt qua tường lửa Great Wall ở đất nước của mình để đến được với những trang web nước ngoài bị chặn. Tiễn sĩ Watson, giáo sư về luật thông tin và truyền thông tại Đại học Queen Mary ở London, đã cảnh báo trong Motherboard rằng những người ghé thăm Dark Web phải luôn ghi nhớ “những kẻ khủng bố chính là những tay chiến đấu tự do”. Không có gì ngạc nhiên khi ISIS sử dụng Dark Web để quảng bá quan điểm của chúng, như SITE đã báo cáo.
  • Người tố cáo những nội dung nhạy cảm, có thể bị trả đũa: Theo Wired, The New Yorker đang điều hành Strongbox – một Dark Web – để người tố cáo có thể để lại những tài liệu, tin nhắn một cách an toàn. Dead Man Zero cung cấp cho những người tố giác một hệ thống có khả năng tự động xuất bản và công khai bí mật của họ nếu họ bị thương, bị chết hay bị bắt. Nếu người dùng không thường xuyên đăng nhập vào trang web theo những khoảng thời gian được xác định trước, thông tin sẽ được tự động phát hành tới một bộ địa chỉ email và các báo do người dùng thiết lập.
  • Nạn nhân bị lạm dụng và phân biệt đối xử: Sự ẩn danh của Dark Web cho phép các cá nhân chia sẻ câu chuyện riêng tư của mình và an ủi những người cùng cảnh ngô mà không sợ những thông tin riêng tư của mình bị lộ. Những trang web dành cho nạn nhân bị hãm hiếp, người chuyển giới và nhóm người bị ngược đãi khác, không phân biệt tôn giáo, chính trị hay văn hóa.
  • Tổng công ty và chính phủ: Dark Web là một nơi an toàn để giữ và giới hạn truy cập vào những thông tin nhạy cảm, dù đó là hồ sơ công ty hay thông tin mật về chính trị. Lực lượng thực thi pháp luật sử dụng Dark Web để ẩn danh tính của mình trong khi truy cập đến các trang web, tạo các trang giả để lừa người phạm tội.

dark web

Về mặt nguyên tắc, nhiều người dùng Internet đã phàn nàn về việc các tập đoàn truy cập thông tin cá nhân từ những hoạt động trực tuyến của họ. Hơn nữa, nhiều người lại phản đối cơ quan chính phủ, cơ quan an ninh quốc gia thu thập dữ liệu từ những cuộc gọi, tin nhắn, email cá nhân của họ. Theo Peter Yeung, một tác giả trên Motherboard, Dark Weeb mang đến sự thoải mái, lý tưởng và cả một cộng đồng cùng với sự bất hợp pháp, vô đạo đức và kỳ quái.

Một báo cáo năm 2016 của Intelliagg và U.S Counterpart, DARKSUM, gợi ý rằng Dark Web nhỏ hơn nhiều so với dự kiến ban đầu – khoảng 30.000 trang web – và rằng một nửa nội dung của chúng là hợp pháp (theo pháp luật của Anh và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, nội dung bất hợp pháp trong Dark Web bao gồm đầy đủ các hoạt động phạm tội, từ khiêu dâm đến bán lẻ thuốc, vũ khí và bạo lực. Do khách ghé thăm Dark Web là ẩn danh, nên không thể xác định được số lượng người dùng truy cập những trang web này, dù là hợp pháp hay phi pháp.

Cảnh báo khi truy cập Dark Web

Đối với người dùng Internet thông thường, Dark Web có thể là một nơi nguy hiểm. Duyệt những trang web ẩn mà không có sự đề phòng thì giống như việc đang cố gắng để được an toàn khi đi qua một ngôi làng bị nhiễm Ebola (một dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm). Việc truy cập ẩn danh thường khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp bao gồm việc mua bán thuốc cấm, vũ khí, ID và hộ chiếu giả, thiết bị điện tử bị đánh cắp. Các trang web trong Dark Web quảng cáo dịch vụ cho tin tặc, những kẻ làm giả đồ và thậm chí cả kẻ giết người.

Đồng thời, nhiều trang web trong Dark Web đang giả mạo để thu hút nạn nhân không được bảo vệ hoặc được thực thi bởi cơ quan hành pháp để xác định và theo dõi hoạt động tội phạm thực tế cũng như tiềm ẩn. Vì ẩn danh tồn tại ở cả hai phía nên người dùng không bao giờ có thể chắc chắn 100% về ý định của người mà họ đang tương tác cùng.

Phần mềm độc hại

Khả năng truy cập vào Dark Web có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại là rất cao, trừ khi những biện pháp phòng ngừa được thực hiện. Theo một bài báo của Motherboard, khách truy cập ngẫu nhiên vào Dark Weeb có thể vô tình để máy tính của mình mắc phải những chương trình sau:

  • Vawtrack: Được thiết kế để truy cập vào tài khoản tài chính của nạn nhân.
  • Skynet: Được sử dụng để đánh cắp bitcoin (một loại tiền ảo) hoặc tham gia vào cuộc tấn công DDos (tấn công từ chối dịch vụ) trên các trang web khác bằng máy tính của nạn nhân.
  • Nionspy: Có thể ghi lại các cú nhấn phím (keystroke), ăn cắp tài liệu, bản ghi, video, sử dụng máy tính bị lây nhiễm.

Sự giám sát của chính phủ

Ngoài các mối nguy hiểm của phần mềm độc hại, một người truy cập Dark Web để đến những trang web chính trị cần phải lưu tâm đến việc thu hút sự chú ý của các cơ quan chính phủ và trở thành đối tượng bị giám sát chính thức, dù không mong muốn. Trong Rolling Stone, Jeremy Gillula, một nhân viên công nghệ của Electronic Frontier Foundation (EFF) đã nói rằng: “Ở một số quốc gia, việc truy cập vào những trang web chính trị về chế độ dân chủ có thể khiến bạn bị bỏ tù. Đó là lý do mạnh mẽ nhất khiến Tor phải tồn tại”. Khách truy cập vào những trang web Tor liên quan đến hàng hóa bất hợp pháp hoặc thể hiện quan điểm chính trị đối lập trong mắt chính phủ nên biết rằng, Dark Web thường xuyên bị cảnh sát mạng giám sát và thâm nhập, nhiều khách và chủ sở hữu website đã bị lộ, trong đó có đến 3 phiên bản của Silk Road.

Những phần mềm để làm cho Dark Web trở nên minh bạch hơn liên tục được phát triển, cũng giống như bọn tội phạm cố gắng phát triển phần mềm để ẩn hoạt động của chúng. Cơ quan chính phủ và lực lượng thực thi pháp luật giờ đây có thể sử dụng Memex, một công cụ tìm kiếm được phát triển gần đây bởi DARPA và được thiết kế đặc biệt cho Dark Web, để tìm các trang web trong đó cũng như lưu trữ dữ liệu để phân tích sau. Theo Scientific American, cơ quan thực thi pháp luật ghi nhận phần mềm nhờ việc phát hiện và tìm ra những hoạt động buôn người ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Luyện tập để duyệt web

Nhiều chuyên gia web khẳng định rằng web bề mặt – phần Internet mà hầu hết người dùng ghé thăm – không khác gì Dark Web, nghĩa là nó cũng tồn tại nhiều nguy hiểm tương tự. Có hàng ngàn trang web liên quan đến bạo lực và phân biệt chủng tộc. Các nhà quảng cáo thu thâp và bán dữ liệu cá nhân, cũng như lịch sử duyệt web của bạn. Phần mềm độc hại có thể phát sinh từ một trang web bề mặt, không khác gì Dark Web và chính phủ vẫn theo dõi lưu lượng Internet cũng như các tin nhắn được gửi qua mạng.

Do đó, nhiều chuyên gia Internet khuyến cáo rằng khi bạn truy cập web trên tất cả các cấp độ Internet thì nên thực hiện các hoạt động sau:

  • Nếu có ai đó thân thiện với bạn một cách bất thường, hãy tự hỏi tại sao. Cố gắng để nhận thức được hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện tương tác trên web và tin tưởng vào bản năng của mình.
  • Bảo vệ danh tính: Tạo một địa chỉ email miễn phí. Không sử dụng tên người dùng nào mà bạn đã từng sử dụng với các trang web trước đây trong email của mình. Không bao giờ sử dụng tên thật hoặc cung cấp dữ liệu cá nhân trừ khi bạn đang việc trên một trang web tin cậy, có sử dụng mã hóa. Không sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản trực tuyến.
  • Tránh sử dụng thẻ tín dụng cá nhân: Thay vì sử dụng thẻ tín dùng có thể truy xuất trực tiếp đến bạn và hiển thị những thông tin tài chính thì hãy sử dụng thẻ trả trước, thẻ mua hàng 1 lần cho các giao dịch trực tuyến. Nếu cần sử dụng thẻ tín dụng thì hãy đảm bảo rằng trang web được bảo mật bằng cách kiểm tra địa chỉ trang web. Địa chỉ nên bắt đầu bằng “https://” chứ không phải “http://”. Chữ “s” là viết tắt cho SSL và nó có nghĩa là các dữ liệu khi gửi và nhận qua trang web này đã được mã hóa.
  • Theo dõi tài khoản tài chính với những cảnh báo trực tuyến: Hầu hết các ngân hàng và công ty cung cấp thẻ tín dụng cho phép bạn thiết lập những cảnh báo bất thường bất cứ lúc nào bạn nhận tiền, thanh toán hoặc lấy tiền từ tài khoản.
  • Không tải, mở tập tin trực tuyến nhất là từ Dark Web. Nếu bạn phải tải xuống một cái gì đó, hay quét nó bằng phần mềm diệt virus (hoặc dịch vụ miễn phí như VirusTotal) trước khi mở để phát hiện virus, sâu, trojan và những phần mềm độc hại khác. Không nhấp vào những liên kết đáng ngờ, đặc biệt là những quảng cáo về các hoạt động bất hợp pháp.
  • Luôn cập nhật trình duyệt web. Tùy chỉnh các thiết lập của trình duyệt để bảo mật tốt hơn, cấu hình mặc định của trình duyệt không được thiết lập để đảm bảo an ninh một cách tốt nhất. Ví dụ: đặt mức bảo mật của bạn thành High/Cao ngay cả khi điều này sẽ làm vô hiệu hóa một số tính năng như ActiveX và Java.

dark web

Lời cuối

Mọi người thường miêu tả Dark Web như một mạng lưới ẩn, chỉ tồn tại để phục vụ những mong muốn xấu xa, điên rồ và dâm ô nhất của khách truy cập. Theo Fortune, những thứ mà người dùng có thể mua được trên Dark Web thật khủng khiếp. Những nhà thực thi pháp luật đã phải thốt lên rằng, Dark Web khiến cho công việc của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì người ta có thể mua được mọi thứ từ hổ, lựu đạn đến những chất cấm.

Nhưng mặt khác, những người ủng hộ quyền riêng tư trên Internet thì lại khẳng định rằng Dark Web là điều cần thiết cho sự tự do.

Dù bạn có đồng ý với những quan điểm trên hay không, nhưng nếu có ý định truy cập vào Dark Web hãy cân nhắc cẩn thận về những nguy cơ tiềm ẩn mà những trang web đó có thể mang lại.

 

           

xem thêm tại đây

snapdragon 888

Qualcomm công bố kết quả điểm chuẩn của Snapdragon 888: Hiệu năng tương đương Kirin 9000, nhưng so với A14 Bionic thì…

Qualcomm

Qualcomm đã công bố một số kết quả điểm chuẩn của vi xử lý Snapdragon 888 5G. Cụ thể, con chip này đạt được 730.000 điểm AnTuTu, điểm đơn nhân, đa nhân của chip trong bài test hiệu năng trên Geekbench lần lượt là 1.135 điểm và 3.794 điểm.

Cho đến thời điểm hiện tại, điểm AnTuTu tốt nhất của Snapdragon 865 là 671.000 điểm. Theo tính toán, điểm số của Snapdragon 888 cao hơn khoảng 10%. Tuy nhiên, kết quả tốt nhất của Snapdragon 865 ở đây có được sau một năm tối ưu hóa. Điều này có nghĩa là Snapdragon 888 vẫn chưa được phát hành, cần được tối ưu nhiều hơn.

Đối với hiệu năng Geekbench, Snapdragon 888 đạt 1.135 điểm đơn nhân và 3.794 điểm đa nhân. Khi so với Samsung Galaxy S20 FE đi kèm Snapdragon 865, điểm số đơn nhân, đa nhân của con chip mới nhà Qualcomm cao hơn lần lượt là 18% và 26%. Mặt khác, nếu so sánh với chip Kirin 9000 đạt 1.020 điểm đơn nhân và 3.710 điểm đa nhân, thì hai con chip này có vẻ gần như tương tự nhau.

Snapdragon

Ngoài ra, Qualcomm cũng cung cấp kết quả của Snapdragon 888 trong GFXBench 5.0 và Manhattan 3.0. Điểm số 1080p màn hình là 169 FPS và điểm Aztec Ruins Vulkan 1080p/màn hình là 86 FPS. Thành tích này thực sự rất tốt, cao hơn 40% và 45% so với kết quả tốt nhất của Snapdragon 865.

Trong các bài kiểm tra này, Snapdragon 888 không vượt qua được chip A14 Bionic của Apple. Mặc dù API khác nhau và cả hai đều đạt được tốc độ khung hình tương tự trong điểm chuẩn Manhattan, nhưng Snapdragon 888 không hoạt động tốt trong bài kiểm tra Aztec. Vi xử lý A14 Bionic có kết quả kiểm tra đa nhân cao hơn 7%, trong khi điểm đơn nhân cao hơn đến 41%.

Theo Qualcomm Technologies, các bài kiểm tra điểm chuẩn nói trên không thể phản ánh đầy đủ những trải nghiệm được hỗ trợ bởi nền tảng di động Snapdragon, chẳng hạn như kết nối, camera, video, âm thanh, thời lượng pin và tốc độ sạc.

Qualcomm

Các bài kiểm tra được thực hiện bằng thiết kế tham chiếu Snapdragon 888. Nguyên mẫu tham chiếu Snapdragon 888 được trang bị RAM LPDDR5 12 GB, bộ nhớ trong 512 GB, pin 3.780 mAh và màn hình 6.65 inch độ phân giải 2.340 × 1.080 px, hỗ trợ tần số quét 120 Hz.

Hơn nữa, trong quá trình thử nghiệm, Qualcomm đã thực hiện ba lần cho mỗi bài kiểm tra và lấy giá trị trung bình. Công ty cho biết trong suốt thời gian thực hiện các bài kiểm tra, thiết kế tham chiếu Snapdragon 888 sử dụng cài đặt mặc định. Đây là những cài đặt cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dùng, có tính đến hiệu suất và mức tiêu thụ điện năng.

Bạn nhận xét như thế nào về kết quả điểm chuẩn của Geekbench trong các bài kiểm tra?

Nguồn: Gizchina

xem thêm tin tức tại đây.

 

 

Ban do bao loi Google 1414 1608048653

Sự cố toàn cầu của Google phơi bày rủi ro của Big Tech

Sự cố toàn cầu của Google,Việc tập trung cơ sở hạ tầng vào Big Tech có thể khiến cả ngành công nghệ bị tê liệt khi một trong số bốn công ty gặp sự cố.

Google vừa trải qua sự cố lớn trên phạm vi toàn cầu vào ngày 14/12. Trong khoảng một giờ đồng hồ, các dịch vụ như Gmail, Drive, YouTube và Nest đều không hoạt động.

Sự cố của Google còn ảnh hưởng đến mọi sản phẩm liên quan đến thoả thuận cung cấp dịch vụ của công ty. Lỗi xác thực cũng ảnh hưởng đến những dịch vụ đăng nhập bằng tài khoản Google như Pokemon Go. Hồi tháng 10, Google cho biết họ có 2,6 tỷ người dùng thường xuyên trên các ứng dụng, trong đó có 6 triệu tài khoản doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, chính phủ.

ban đo

                                                                                   Bản đồ báo lỗi về các dịch vụ của Google vào tối 14/12.

Việc những ứng dụng của Google bị lỗi không phải điều lạ, nhưng sự cố ở mức lớn như vừa rồi là hiếm thấy. Trước đó vào tháng 3, YouTube, Hangouts và Gmail đã gặp lỗi do bộ định tuyến ở Atlanta. Tháng 8, một sự cố khác liên quan đến Gmail, Drive cũng khiến người dùng châu Á bị gián đoạn.

Google cũng không phải công ty công nghệ duy nhất gặp phải những sự cố toàn cầu. Tháng 11, dịch vụ đám mây AWS của Amazon ngừng hoạt động, khiến hàng loạt khách hàng khác như Roku, Adobe và iRobot cũng bị ảnh hưởng theo. Gần đây nhất, Messenger của Facebook cũng tác động đến chức năng nhắn tin của Instagram khi dùng chung một cơ sở hạ tầng.

Những sự cố trên là lời cảnh báo rõ ràng nhất về việc thế giới Internet đang trở nên phụ thuộc thế nào vào sức mạnh cơ sở hạ tầng hợp nhất của Big Tech (Google, Apple, Facebook, Amazon). Mỗi sự cố kể trên đều ảnh hưởng đến mọi thứ từ việc nhắn tin, liên lạc, xem video đến kết nối các thiết bị IoT gia đình.

Nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng đã bắt đầu kêu gọi các cuộc tái cơ cấu, xem xét lại luật chống độc quyền. Việc này không chỉ giải quyết việc các công ty công nghệ lớn chiếm lĩnh thị phần mà còn cả cách họ tạo ra ảnh hưởng trong cơ sở hạ tầng cũng như cơ chế cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Trong năm 2019, Big Tech cũng phải đối mặt với nhiều vụ điều tra, kiện tụng liên quan đến chống độc quyền ở nhiều quốc gia. Bộ Tư pháp Mỹ cũng giải quyết các vụ kiện liên quan đến Google. Công ty đang chiếm lĩnh thị phần lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, quảng cáo và chia sẻ dữ liệu người dùng.

Những điều trên cho thấy tác hại của việc hợp nhất các công ty độc quyền lớn như Big Tech. Đây không chỉ là các vấn đề về giá cả, cạnh tranh mà còn là sự tập trung hạ tầng Internet mà người dùng đang bị lệ thuộc.

theo Business Insider

xem thêm tin tức tại đây.

 

 

cachchuyenhedieuhanhtuohddsangossd 1200x675 800 resize

Cách chuyển hệ điều hành từ ổ HDD sang ổ SSD không cần cài lại Windows, đơn giản, an toàn và không mất dữ liệu

 

Cách chuyển hệ điều hành từ ổ HDD sang ổ SSD không cần cài lại Windows ,

Sau khi sử dụng máy tính một thời gian bạn có nhu cầu nâng cấp ổ cứng từ HDD sang SSD để phục vụ cho công việc, học tập được mượt mà, trơn tru hơn, bạn có nhu cầu chỉ chuyển hệ điều hành Windows từ HDD sang SSD mà không cần phải cài lại máy. Partition Wizard, một phần mềm có giao diện đơn giản, giúp bạn chuyển hệ điều hành từ HDD sang SSD mà không cần cài lại hệ điều hành.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Hướng dẫn tải và cài đặt MiniTool Partition Wizard

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

MiniTool Partition Wizard là phần mềm phân vùng ổ đĩa miễn phí tốt nhất được hàng chục triệu người dùng ưa chuộng. Nó còn giúp bạn phân vùng lại ổ cứng, định dạng phân vùng, kiểm tra hệ thống tập tin, căn chỉnh phân vùng SSD, đo hiệu suất SSD, và cả chuyển Windows từ HDD sang SSD nữa.

Bước 1: Truy cập trang web chính thức của MiniTool Partition Wizard để tải phiên bản miễn phí mới nhất về.

Link tải ở đây: MiniTool Partition Wizard.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Bước 2: Tiến hành cài đặt MiniTool Partition Wizard. Bạn chọn Next tất cả và đợi máy chạy 1 lúc nhé.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Sau khi máy chạy xong bạn chọn Finish để hoàn tất cài đặt nhé.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Bước 3: Sau khi đã cài đặt xong, tiến hành khởi động ứng dụng và chọn vào mục Migrate OS to SSD/HD.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Bước 4: Tại đây sẽ xuất hiện 2 lựa chọn cho bạn:

  • Lựa chọn A: Di chuyển Windows và dữ liệu từ các ổ khác sang ổ cứng mới.
  • Lựa chọn B: Chỉ di chuyển Windows sang ổ cứng mới.

Vì dữ liệu chúng ta thường lưu ở HDD do ổ có dung lượng lớn, còn ổ SSD thì để Windows giúp khởi động nhanh hơn và mượt mà hơn, nên bạn có thể chọn lựa chọn 2 nếu ổ SSD của bạn có dung lượng nhỏ.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Lựa chọn phương án A ở bước 4:

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Tiếp theo, bạn hãy chọn ổ cứng mới > nhấn Next.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Giao diện mới có hai lựa chọn:

Fit partitions to entire disk: Tự động thay đổi kích thước các phân vùng trên ổ cứng mới.

Copy Partitions without resize: Giữ nguyên kích thước các phân vùng trên ổ cứng mới.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Sau đó chọn Next để tiến hành chuyển Win sang ổ cứng mới.

Lưu ý:

– Chọn Align partitions to 1MB giúp cải thiện hiệu suất ổ cứng SSD.

– Chọn Use GUID Partition Table for the target disk giúp sử dụng tối đa dung lượng ổ đĩa trên 2TB

Tại giao diện mới bạn chọn Finish để tiếp tục.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Cuối cùng nhấn Apply > nhấn Yes để lưu thay đổi.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Lựa chọn phương án B ở bước 4:

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Bạn hãy chọn ổ cứng mới để chuyển hệ điều hành sang > sao đó chọn Next

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Tiếp theo, chọn sao chép kích thước hoặc tự điều chỉnh cho phân vùng của Windows > sao đó chọn Next.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Tại giao diện mới bạn chọn Finish để tiếp tục.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Cuối cùng nhấn Apply > nhấn Yes để lưu thay đổi.

cach-chuyen-he-dieu-hanh-windows-tu-hdd-sang-ssd

Lưu ý: Hình ảnh hướng dẫn chi tiết từng thao tác để thực hiện. Dung lượng và tên ổ cứng có thể sẽ khác trên máy của các bạn, lưu ý kiểm tra kĩ trước khi thực hiện nhé.

Partition Wizard là một trong những phần mềm miễn phí hỗ trợ chuyển hệ điều hành Windows từ HDD sang SSD. Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn.

Chúc các bạn thành công!

 

xem thêm tin tức tại đây.

Product has been added to your cart
Liên hệ