Home
Shop

Virus WannaCry là gì? Cơ chế làm việc của Ransomware WannaCry sau khi lây nhiễm?

Chắc hẳn mọi người cũng biết cách đây 2-3 năm về trước thì cái tên Virus Wannacry không quá xa lạ với chúng ta. Và sự xuất hiện của nó khiến cho cả thế giới phải đau đầu. Chính xác là ngày 12/5/2017, Cuộc tấn công do virus wannacry bắt đầu xảy ra với quy mô lan rộng cực kỳ lớn và khoảng 75.000 máy tính bị lây nhiễm trên 99 quốc gia. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều bởi cuộc tấn công này.

Vậy Virus Wannacry là gì? Cơ chế làm việc của ransomware wannacry sau khi lây nhiễm vào máy tính nạn nhân là gì? Và cách phòng chống như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nó qua bài viết dưới đây nhé!

 

Virus Wannacry là gì?

Nội dung chính

Đây là một loại mã độc tống tiền (ransomware), có các tên gọi khác như là WCry,WCrypt,Wanacrypt0r hay WannaCryptor 2.0. Với mục đích chính của nó là mã hóa dữ liệu của người dùng , chặn người dùng truy cập và sử dụng hệ thống trên máy tính của họ (chủ yếu là ở hệ điều hành Windows), sau đó là tống tiền đòi tiền chuộc.

Với tốc độ lây lan cực kỳ mạnh mẽ, mã độc Wannacry đã lây nhiễm trên 250 000 máy tính trên phạm vi toàn cầu chủ yếu là do sử dụng những phần mềm không rõ nguồn gốc, các phần mềm lậu, Window Crack,…Đặc biệt Virus Wanncry lây cực kỳ nhanh trên mạng Lan, chỉ cần một máy tính nhiễm thì coi như cả hệ thống cũng không ngoại lệ.

Nó khai thác lỗ hổng hệ thống trên hệ điều hành Windows được nắm giữ bởi Cơ quan An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) và nó sử dụng chính những công cụ của NSA để lây lan mã độc wannacry.

virus wannacry

Ransomware lây nhiễm như thế nào?

Ransomware lây nhiễm vào máy tính của người dùng bằng rất là nhiều hình thức, đó là:

  • Nó được đính kèm trong cái gói phần mềm miễn phí trên Internet, và khi bạn tải những phần mềm này về và cài đặt vào máy, Ransomware sẽ len lỏi vào và lây nhiễm máy tính.
  • Nó nằm trong các E-mail gửi đến hộp thư người dùng. Khi bạn mở thư vào đọc và vô tình nhấn vào tệp đính kèm nằm trong thư, Ransomware sẽ có cơ hội lây nhiễm vào máy của bạn.
  • Và còn nữa, các trang web đen, các website giả mạo, các đường link độc hại, lừa đảo với những nội dung như là: clip “khiêu dâm”, clip “hot”, link chia sẻ những phần quà hấp dẫn, ứng dụng hay, phần mềm ưu đãi miễn phí,… những nội dung này khiến cho người dùng tò mò, xuất hiện mọi nơi trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như là Facebook, youtube, Intagram, Twitter,… và khi bạn click vào những đường link này thì máy của bạn mở đường cho ransomware tiến vào rồi đấy.

virus wannacry

Trên đây là hình ảnh minh họa cho thấy tầm ảnh hưởng lan rộng của virus wanncry lớn đến chừng nào trên toàn cầu.

Đó chỉ mới là những trường hợp phổ biến thôi, bên cạnh đó thì còn rất nhiều con đường khác mà chúng ta không thể nào biết trước được, ngay cả khi chúng ta sơ xuất nhẹ mà vô tình cài đặt ransomware vào máy tính của mình.

 

Cơ chế làm việc của Ransomware wannacry sau khi lây nhiễm vào máy tính nạn nhân là gì?

Sau khi được được cài về máy tính, Virus Wannacry sẽ đi tìm kiếm các tệp tin (nhưng thông thường sẽ là các tệp tin dạng văn bảng) nằm ở trong ổ cứng và bắt đầu mã hóa chúng. Lúc đầu người dùng sẽ không hề phát hiện rằng mình đang bị đánh cắp dữ liệu cho đến khi nhận được thông báo rằng máy tính đã bị khóa và các tập tin cũng vậy. Để khôi phục dữ liệu lại thì người dùng phải trả một khoản phí bằng đồng tiền ảo như Bitcoin, Ethereum hoặc Monero,… nhưng chủ yếu sẽ là Bitcoin với trị giá là khoản 300 USD cho kẻ gây ra cuộc tấn công này. Không chỉ dừng lại ở đó, chỉ cần sau 3 ngày bạn không thanh toán, thì mức tiền chuộc lại tăng lên gấp đôi và dữ liệu của người dùng sẽ mất hoàn toàn sau 7 ngày. Màn hình máy tính của người dùng khi bị nhiễm virus wannacry sẽ hiển thị đầy đủ thông tin để thanh toán cùng với đó là thời gian đếm ngược cho đến lúc dữ liệu bị xóa hoàn toàn và được thể hiện qua 28 ngôn ngữ.  

virus wannacry

Khi một máy tính của người dùng bị nhiễm Ransomware trong Network, nó sẽ tiếp tục lây lan sang các máy tính khác trong mạng nội bộ và sẽ tiếp tục lập lại quy trình mã hóa đánh cắp dữ liệu và tống tiền đòi tiền chuộc.

Cách phòng chống sự tấn công lây nhiễm của Virus Wannacry

  • Bạn cần cập nhật ngay hệ điều hành Windows mà bạn đang sử dụng
  • Không mở, click vào các E-mail không rõ nguồn gốc (spam)
  • Thường xuyên kiểm tra, lưu trữ dữ liệu để tránh bị mã hóa toàn bộ dữ liệu
  • Cài đặt và liên tục cập nhật các phiên bản mới của các chương trình diệt chống Virus, nên sử dụng các phần mềm chống Virus có bản quyền
  • Kiểm tra cẩn thận với các tệp tin, phần mềm được cài đặt vào máy tính
  • Không truy cập các đường link, các website giả mạo, độc hại.
  • Tận dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các tổ chức, doanh nghiệp như là: Firewall, IDS/IPS, SIEM,…Thực hiện ngăn chặn, xác nhận được các máy tính bị nhiễm để có hành động biện pháp xử lí kịp thời.
  • Hoặc liên hệ với các cơ quan chức năng, các tổ chức chuyên trong lĩnh vực an toàn bảo mật thông tin mạng để hỗ trợ khi cần đến.

Các bạn có thể tham khảo các phần mềm diệt virus ở đây: Các phần mềm diệt virus

virus wannacry

Bên cạnh đó, khi cuộc tấn công quy mô lớn này xảy ra thì cũng có người đã tạo ra được công cụ giải Virus wannacry như là công cụ WannaKiwi được tạo ra bởi Benjamin Delpy. Dựa trên việc giúp đơn giản hóa quá trình giải mã những tệp tin bị Virus WannaCry mã hóa.

Công cụ này được cung cấp miễn phí, cài đặt và chạy trên các máy bị nhiễm mã độc thông qua giao diện dòng lệnh cmd.

Mặc dù công cụ trên tuy không hiệu quả với tất cả các máy, nhưng đó vẫn là giải pháp mang đến hy vọng cho các nạn nhân để lấy có thể lấy lại dữ liệu.

 

Vậy virus máy tính thì sao? Nó có lây lan hay không? các bạn có thể xem thêm tại đây: Virus máy tính là gì? 

Còn các bài viết bổ ích khác nữa, các bạn có thể xem và tham khảo tại Itsystems

Nếu bạn muốn phòng chống thì hãy backup thường xuyên dữ liệu của mình. và nếu bạn muốn 1 công ty chuyên nghiệp giống IT Systems hỗ trợ thì hãy tham khảo dịch vụ Bảo Trì Máy Tính của IT Systems nhé. 

 

5/5 - (358 bình chọn)
1

Intel hãy coi chừng, AMD vừa ra mắt thế hệ vi xử lý APU Ryzen 4000 tích hợp đồ họa Radeon, có thể “cân” nhiều tựa game bom tấn mà không cần đến GPU

AMD đã bất ngờ tung ra những phiên bản làm mới của vi xử lý Ryzen 4000 mobile APU, tích hợp đồ họa Radeon và hiện mới chỉ được sử dụng trong 1 số bộ PC lắp ráp sẵn (pre-built). Đây có thể không phải là thông tin tuyệt vời nhất mà các fan của “đội đỏ” mong đợi, bởi thứ họ quan tâm là thế hệ card đồ họa mới, được sử dụng trong hệ máy Xbox và PlayStation tương lai. Thế nhưng, những phiên bản Ryzen 4000 mới này lại là 1 nước đi quan trọng giúp AMD cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ truyền kiếp Intel, đặc biệt là trong thị trường máy tính bàn pre-built. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người dùng sắp được sở hữu các bộ CPU tích hợp card đồ họa đủ mạnh để chiến tốt những tựa game khủng hiện nay, không cần quá bận tâm đến GPU rời nữa.

chip adm

Theo khảo sát phần cứng của Steam trong tháng 6/2020, 76,84% người tham gia hiện đang sử dụng CPU của Intel, trong khi chỉ có 23,16% sử dụng linh kiện của AMD. Điểm quan trọng là khảo sát này không phân định rạch ròi giữa các bộ PC pre-build và PC tự chọn linh kiện (custom built). Ngoài ra, phần lớn người dùng Ryzen trên đây nhiều khả năng vẫn đang sử dụng dòng 2000 hoặc 3000 chưa tích hợp card đồ họa.

AMD vẫn đang “ăn nên làm ra” trong thị trường máy tính custom-built hay thậm chí là máy tính pre-built ở phân khúc cao cấp. Điều họ cần làm hiện giờ là nhanh chóng đuổi kịp Intel trong thị trường pre-built tầm trung. Đó cũng là lý do chính khiến họ tung ra những phiên bản mới của Ryzen 4000 mobile APU dành cho desktop.

chip amd

Với những phiên bản APU Ryzen 4000 mới, AMD đang hy vọng có thể đuổi kịp Intel trong thị trường máy tính pre-built tầm trung.

Trong 1 cuộc họp ngắn mới đây về sản phẩm, AMD cho biết thị trường máy tính pre-built sẽ có quy mô lớn gấp 4 – 5 lần so với thị trường custom-built (hay còn gọi là DIY). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ lại chuyển hướng phát triển của mình và tập trung hơn vào những những phẩm pre-built. Với thế hệ Ryzen 4000 mobile đã ra mắt được 1 thời gian, họ có thể đánh giá khách quan nhất sức mạnh của chúng để cải thiện thêm cho những phiên bản làm mới. Rất nhiều nhà sản xuất như Lenovo đã lựa chọn Ryzen 4000 cho các mẫu laptop mới của họ, với mức giá rẻ hơn so với những sản phẩm sử dụng linh kiện của Intel. Ví dụ, 1 chiếc Lenovo IdeaPad Gaming 3i (bản Intel) có giá 840 USD, trong khi bản AMD thì chỉ có giá 660 USD mà thôi.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng dự đoán rằng điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với các sản phẩm máy tính bàn. Sở hữu hiệu năng không có nhiều chênh lệch, rõ ràng người dùng sẽ có xu hướng lựa chọn những mẫu máy sử dụng linh kiện của AMD vì có chi phi rẻ hơn. Tuy nhiên hiện tại, “đội đỏ” vẫn chưa đưa ra bất kì thông báo nào về ngày ra mắt chính thức của các bộ máy tính pre-built sử dụng chip Ryzen 4000G.

Đây không phải lần đầu tiên AMD ra mắt APU desktop – cụm từ được sử dụng đối với những sản phẩm CPU tích hợp card đồ họa của hãng. Thế nhưng, đây lại là lần đầu tiên họ sử dụng kiến trúc Zen 2 mới để tạo ra những linh kiện APU nhanh hơn và cũng ngốn điện hơn. Các APU đồ họa của AMD vẫn luôn nhỉnh hơn so với đối thủ Intel, nhưng khi xét đến khía cạnh đồ họa, chúng vẫn chưa phải lựa chọn tối ưu nhất và buộc người dùng phải giảm cấu hình game xuống thì mới có thể trải nghiệm mượt mà.

chip adm

Những sản phẩm APU mới của AMD sẽ có hiệu năng tốt hơn và khả năng “cân” đồ họa đỉnh hơn.

Điểm đắt giá nhất trên những sản phẩm APU desktop mới của AMD chính là khả năng “cân” đồ họa của những tựa game phổ biến nhất hiện nay, qua đó tạo nền móng cho 1 tương lai ngập tràn những cỗ máy gaming giá rẻ hơn khi người chơi không cần quá bận tâm đến card đồ họa rời nữa. Hãy thử lấy ví dụ thế này: Ryzen 5 3400G có thể chiến Far Cry 5 với chất lượng 1080p, 30fps ở thiết lập đồ họa thấp nhất; và 35fps đối với Shadow of the Tomb Raider. Nói cách khác, nếu cố đấm ăn xôi thì game thủ vẫn có thể chơi được, nhưng chắc chắn trải nghiệm của họ sẽ không thể trọn vẹn khi đồ họa không được đặt ở mức cao/cao nhất.

 

AMD cho biết chip Ryzen 5 4600G sẽ mạnh hơn khoảng 6% so với Ryzen 5 3400G, và có thể mang đến những cải tiến khác nhau tùy vào tựa game mà bạn lựa chọn. Về mặt lý thuyết, 6% hiệu năng này sẽ giúp tăng thêm khoảng 1 – 2fps, con số tưởng nhỏ nhưng thực chất lại là cả 1 bước nhảy vọt đối với 1 con chip có tích hợp card đồ họa.

Dưới đây là danh sách cụ thể những phiên bản APU mới của AMD trong các bộ PC pre-built:

– Ryzen 7 4700G: 8 nhân/16 luồng, xung nhịp 3.6 GHz (4.4 GHz boost) 12 MB cache, 8 nhân đồ họa, tốc độ đồ họa 2100 MHz, 65W TDP.

– Ryzen 7 4700GE: 8 nhân/16 luồng, xung nhịp 3.1 GHz (4.3 GHz boost) 12 MB cache, 8 nhân đồ họa, tốc độ đồ họa 2000 MHz, 35W TDP.

– Ryzen 5 4600G: 6 nhân/12 luồng, xung nhịp 3.7 GHz base (4.2 GHz boost) 11 MB cache, 7 nhân đồ họa, tốc độ đồ họa 1900 MHz, 65W TDP.

– Ryzen 5 4600GE: 6 nhân/12 luồng, xung nhịp 3.3 GHz base (4.2 GHz boost) 11 MB cache, 7 nhân đồ họa, tốc độ đồ họa 1900 MHz, 35W TDP.

– Ryzen 3 4300G: 4 nhân/8 luồng, xung nhịp 3.8 GHz base (4.0 GHz boost) 6 MB cache, 6 nhân đồ họa, tốc độ đồ họa 1700 MHz, 65W TDP.

– Ryzen 3 4300GE: 4 nhân/8 luồng, xung nhịp 3.3 GHz base (4.0 GHz boost) 6 MB cache, 6 nhân đồ họa, 1700 MHz tốc độ đồ họa, 35W TDP.

Ví dụ, nếu chúng ta so sánh APU di động Ryzen 7 4700G với Ryzen 9 4900H, mọi thông số gần như sẽ tương đương nhau ngoại trừ tốc độ đồ họa. Phiên bản dành cho desktop có chỉ số cao hơn, nên về lý thuyết, nó có thể hiển thị hình ảnh tốt hơn và nâng cao hiệu năng chơi game. AMD cũng cho biết các nhà sản xuất máy tính có thể lựa chọn APU Ryzen 4000 với bất kì 1 mẫu card đồ họa rời nào tùy thích. Tuy nhiên, bản thân những sản phẩm APU này cũng hoàn toàn có khả năng cân được những tựa game nặng về đồ họa với mức fps tốt ở độ phân giải 1080p.

Theo Gizmodo

xem thêm tin tức,sản phẩm và dịch vụ tại itsystems.vn

 

 
Bình chọn
tai

Mạng 5G “bùng nổ” và hàng loạt rủi ro bảo mật: Khóa cửa cũng có thể bị hack

Mạng 5G”bùng nổ”Các sự cố bảo mật của thiết bị IoT (Internet vạn vật két nối) đã, đang và sẽ không ngừng xảy ra.

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng 2020, ông Bill Feng – chuyên gia cao cấp về giải pháp an ninh mạng và bảo mật dữ liệu của Huawei Carrier BG đã có bài chia sẻ về cách làm thế nào để bảo vệ các thành phố thông minh sử dụng nền tảng IoT.

Theo ông Bill Feng, với việc tăng tốc triển khai mạng 5G, các kịch bản ứng dụng Internet vạn vật (IoT) đã đến. Kèm với đó, các kịch bản này ngày càng đòi hỏi đ

ộ trễ thấp và độ tin cậy cao. Hiện nay, không chỉ nhiều thiết bị nhà thông minh được kết nối với Internet, mà thành phố thông minh cũng có nhiều ứng dụng như đèn đường thông minh, bãi đậu xe thông minh, giao thông thông minh,… Ngoài ra còn có các nhà máy thông minh, thiết bị đeo thông minh và thiết bị đọc đồng hồ thông minh.

mạng 5g

mạng 5g

Ông dẫn một dự cáo từ IDC cho rằng, số lượng thiết bị IoT trên toàn thế giới sẽ đạt 41,6 tỉ vào năm 2025. Còn GSMA dự báo thị trường IoT toàn cầu sẽ đạt doanh thu 900 tỉ USD trong 5 năm tới, cao gần gấp 3 lần so với năm 2019. Bản đồ phát triển IoT của GSMA cho thấy NB- IoT hay LTE-M IoT đã nhanh chóng được triển khai ở hầu hết các khu vực trên thế giới.

Với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng IoT như vậy, ông Bill Feng cảnh báo các sự cố bảo mật của IoT đã, đang và sẽ không ngừng xảy ra. “Các phương tiện truyền thông đã đưa tin về nhiều sự cố IoT, chẳng hạn như virus Stuxnet, sự cố lưới điện Ukraine và sự cố mất kết nối Internet ở Đông Mỹ do virus Mirai lây nhiễm trên một số lượng lớn camera. Trong năm 2019, nhiều khóa cửa thông minh cũng được phát hiện có lỗ hổng bảo mật. Những kẻ tấn công có thể sử dụng các lỗ hổng để mở cửa và đột nhập vào nhà từ xa”, ông dẫn chứng.

Theo ông, các mối đe dọa bảo mật IoT đến từ các thiết bị đầu cuối, đường truyền, nền tảng/đám mây và ứng dụng. Các thiết bị IoT thường có yêu cầu chi phí thấp, môi trường triển khai cũng rất phức tạp, thậm chí triển khai tại hiện trường dẫn đến rủi ro lớn. Một thiết bị có thể có các rủi ro như mô phỏng danh tính, thay thế phần mềm hay firmware, điều khiển từ xa và gỡ bỏ bất hợp pháp. Do số lượng lớn các thiết bị IoT trên mạng trực tiếp, mạng của các nhà mạng đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công DDoS. mạng 5g

“Để ngăn ngừa rủi ro IoT, chúng tôi khuyến nghị rằng các thiết bị đầu cuối, đường truyền và nền tảng IoT được phải bảo vệ và liên tục thực hiện O&M (vận hành và bảo trì – PV) an ninh mạng”, ông Bill Feng nói. Do mức tiêu thụ điện năng thấp và yêu cầu chi phí thấp cho các thiết bị IoT, các giải pháp bảo mật đơn giản cũng được sử dụng trên các thiết bị này. Trong những trường hợp như vậy, các thiết bị dễ dàng bị tin tặc tấn công và chiếm quyền điều khiển để tạo thành các mạng botnet, khởi động các cuộc tấn công DDoS, dẫn đến sự cố mạng và gián đoạn dịch vụ.

Do đó, ông Bill Feng khuyến nghị, mạng của các nhà mạng, đặc biệt là các trạm gốc không dây phải có khả năng chống lại các cuộc tấn công DDoS. Cơ chế kiểm soát lưu lượng dựa trên mức độ ưu tiên của dịch vụ và mức độ tắc nghẽn là một biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ bị tấn công DDoS.

“Đảm bảo an ninh IoT đòi hỏi nỗ lực và hợp tác chung của tất cả các bên liên quan: Chính phủ điều chỉnh bảo mật IoT thông qua pháp luật; các tổ chức tiêu chuẩn hóa và phát triển các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật của ngành; các nhà mạng xây dựng và duy trì các mạng an toàn và linh hoạt; các nhà cung cấp thiết bị cung cấp các sản phẩm và thiết bị an toàn và đáng tin cậy dựa trên các tiêu chuẩn; và các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh nền tảng dịch vụ và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Chúng tôi tin rằng bảo mật IoT sẽ được đảm bảo một cách hiệu quả thông qua những nỗ lực và hợp tác chung trong toàn ngành”, ông Bill Feng nói.

Nguồn: http://danviet.vn/mang-5g-bung-no-va-hang-loat-rui-ro-bao-mat-khoa-cua-cung-co-the-bi-hack-50202012111943258.htm

xem thêm tin tức và sản phẩm công nghệ tại itsystems.vn

 
 
Bình chọn
6

Apple sắp cho ra Máy tính Mac mới sẽ thổi bùng cuộc chiến chip PC

Apple dự kiến giới thiệu máy tính Mac mới sử dụng chip tự phát triển. Động thái có thể tái kích hoạt cuộc đua giành thị trường chip máy tính và làm lợi cho các công ty như Qualcomm.

apple

 

Intel và AMD thống trị thị trường chip máy tính từ năm 2006 sau khi Apple bắt đầu sử dụng chip dựa trên kiến trúc x86 của Intel như phần đông đối thủ. Vào ngày 10/11, “táo khuyết” sẽ tổ chức sự kiện mới, bắt đầu quá trình “chia tay” Intel sau gần 15 năm gắn bó. Công ty dự kiến ra mắt máy tính mới dùng chip tự phát triển trên nền công nghệ từ Arm.

Apple cho biết, bộ xử lý mới sẽ tập trung vào việc kết hợp hiệu quả năng lượng với hiệu năng xử lý. Là một CPU tám nhân, M1 được Apple tuyên bố là CPU mang lại hiệu năng trên mỗi Watt tốt nhất thế giới, với hiệu năng đỉnh của nó tương đương một CPU laptop thông thường nhưng chỉ tiêu tốn năng lượng bằng ¼. Bên cạnh 4 nhân CPU tốc độ cao, M1 còn có 4 nhân CPU tiết kiệm năng lượng, vốn đã có hiệu năng tương đương chiếc MacBook Air dual core hiện tại.

Trong khi đó, chiếc MacBook Pro 13 inch mới có thời gian lướt web bằng wifi lên tới 17 giờ và xem phim lên tới 20 giờ – trong khi phiên bản dùng chip Intel của năm nay chỉ có thời lượng 10 giờ lướt web và 10 giờ xem phim tương ứng. Khác với MacBook Air, dòng MacBook Pro dùng M1 vẫn cần có quạt cho hệ thống tản nhiệt của mình.

Apple sẽ thiết kế chip sử dụng công nghệ của Arm và giao cho đối tác, nhiều khả năng là TSMC, sản xuất. TSMC hiện đang cung ứng chip cho iPhone. Công nghệ của Arm cũng có mặt trong hầu hết điện thoại Android

Trước đó, từ năm 2016, Qualcomm cũng bắt tay với Microsoft để chuyển đổi Windows tương thích với chip Qualcomm dựa trên Arm. Qualcomm và Microsoft làm việc với các nhà sản xuất máy tính như Lenovo, Asustek để bán laptop dùng chip mới này. Bản thân Surface Pro X của Microsoft cũng vậy.

Hiện tại, chúng vẫn được xem là dành cho thị trường “ngách”, song một khi Apple đặt chân vào, nó sẽ thu hút sự chú ý từ người dùng, đặc biệt khi con chip của Apple có thể cạnh tranh về hiệu suất với chip Intel.

apple

Máy tính dùng chip nền Arm có nhiều khác biệt so với máy tính dùng chip Intel. Do thường dùng trên smartphone, nơi tiêu thụ năng lượng là vấn đề lớn, chúng sẽ có pin tốt hơn. Cũng giống như smartphone, chúng có thể bật lên nhanh chóng và liên tục kết nối với mạng di động. Khả năng kết nối sẽ tỏa sáng trong bối cảnh làm việc ở nhà đang là xu hướng vì Covid-19, theo Miguel Nunes, Giám đốc quản lý sản phẩm cấp cao tại Qualcomm.

Tuy nhiên, máy tính dùng chip nền Arm vẫn có nhiều chướng ngại vật cần vượt qua. Hầu hết phần mềm viết trong 20 năm qua đều hướng tới chip Intel và nếu được viết lại, nó có thể chạy chậm lại. Intel nhận thức được điều này. Trong một tuyên bố, công ty cho biết, dòng chip của mình giúp mọi người sử dụng chương trình Windows một cách mượt mà.

Nhà phân tích Ben Bajarin của hãng Creative Strategies nhận định, phép thử quan trọng dành cho máy tính nền Arm là liệu lập trình viên có viết lại phần mềm mà các doanh nghiệp lớn đang dùng hay không. Việc Apple gia nhập thị trường không đảm bảo điều đó sẽ xảy ra.

Theo Reuters

Các tin tức liên quan: apple,  intel

xem thêm tin tức tại itsystem.

 

Bình chọn

Những giải pháp wifi tốt nhất cho quán cà phê, khách sạn

Bạn đang kinh doanh quán cà phê hay khách sạn, bạn đang muốn lắp đặt wifi nhưng chưa biết mô hình giải pháp wifi mang lại hiệu quả cao nhất cho việc kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

giai phap wifi marketing cho quan ca phe 1

Tại sao cần lắp đặt wifi cho quán cà phê, khách sạn?

Nội dung chính

Nhu cầu về sử dụng mạng hiện nay khi vào quán cà phê hay là khách sạn rất cao. Bởi công nghệ phát triển và mang lại nhiều tiện ích khác nhau khi con người sử dụng mạng và thiết bị điện tử có thể kết nối mạng để tiện cho công việc.

Hơn nữa những địa điểm quán cà phê có thể là nơi nghỉ ngơi sau giờ làm hoặc là nơi để ăn bữa sáng chuẩn bị cho ngày mới, công việc mới. Việc khách hàng đến và nhâm nhi tách cà phê, đọc một vài tin tức thì cũng cần đến wifi.

Do vậy mà việc lắp đặt hệ thống wifi ổn định cho quán cà phê, khách sạn cũng là một cách để có thể đẩy mạnh kinh doanh và gây ấn tượng cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu cho nhiều khách hàng khác nhau.

Lợi ích của mô hình giải pháp wifi

Để có thể có được hệ thống wifi ổn định tại quán của mình thì bạn cần phải hiểu được rằng việc cần phải có một mô hình lắp đặt chuẩn.

Bởi nếu như bạn không hiểu và nắm rõ về nhu cầu sử dụng của lượng khách hàng trong các thời điểm trong ngày, thì khó có thể tự mình tính toán về lượng kết nối thì sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn modem để mang lại hiệu quả tốt.

Đồng thời còn phải tính toán tới mô hình của quán để lên cách lắp đặt hợp lý sao cho mọi điểm cần thiết trong quán đều có thể kết nối và có được tốc độ ổn định.

Và ngoài ra thì việc tự mình lắp đặt nhưng lại lo lắng về chi phí khi chọn mua thiết bị wifi, modem kém chất lượng thì sẽ khó có thể mang lại được trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Do đó mà bạn cần phải nhờ đến những nhà mạng hoặc là các chuyên gia để có thể hỗ trợ tư vấn về giải pháp cũng như là cách lắp đặt modem sao cho phù hợp.

Mô hình giải pháp wifi cho khách sạn, quán cà phê tốt nhất là gì?

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm được giải pháp wifi cho quán cà phê, khách sạn thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để có được thiết kế phù hợp nhé.

Quán cà phê, khách sạn có <50 thiết bị

Quán cà phê hay khách sạn thông thường có từ dưới 50 thiết bị cùng lúc hoạt động sẽ cần phải có một giải pháp mô hình wifi hiệu quả. Từ đó đảm bảo độ ổn định của những thiết bị truy cập.

Phương án thực hiện cho nhỏ hơn 50 thiết bị cùng lúc:

  • Sử dụng một thiết bị Router: lưu ý thiết bị phải hỗ trợ MU-MIMO và đồng thời có chuẩn Wireless AC cho tốc độ đường truyền cao nhất.
  • Tắt wifi trên thiết bị modem của nhà mạng, đồng thời chuyển thiết bị modem của nhà mạng thành thiết bị Bridge.
  • Tiến hành nối dây cáp từ cổng LAN của modem vào cổng WAN của thiết bị Router chuẩn bị ở trên.
  • Cấu hình PPPoE cho Router (cấu hình tên điểm Wi-Fi, mật khẩu, phương thức bảo mật,…). Sau đó tiến hành phát Wi-Fi.
  • Nếu trường hợp quán cà phê rộng hoặc khách sạn nhiều tầng thì phải tính đến phương án tăng bộ phát wifi.
  • Đặc biệt, cần phải sử dụng gói cước tốc độ phù hợp để tránh tốc độ truy cập quá thấp ở các thiết bị.
  • Hãy phát sóng với 2 băng tầng 2.4G và 5G để đảm bảo tăng tính ổn định cho các thiết bị truy cập. Do đó, khách hàng sử dụng chơi game có thể vào 5G, nếu chỉ lướt web đọc báo có thể dùng tốc độ 2.4G

Quán cà phê, khách sạn có hơn 50 thiết bị

Quán cà phê hay khách sạn có từ trên 50 thiết bị cho đến khoảng 100 thiết bị sử dụng cùng lúc hoạt động.

Giải pháp wifi

Khi đó, lượng thiết bị lớn cần phải có một mô hình chuẩn để thiết lập giải pháp wifi, hạn chế khả năng giật lag khi chơi game. Đặc biệt là tăng khả năng truy cập, hạn chế tình trạng thiết bị không kết nối được wifi.

Phương án thực hiện giải pháp wifi cho lớn hơn 50 thiết bị đến 100 thiết bị cùng lúc:

  • Sử dụng một thiết bị Router có khả năng chịu tải cao: lưu ý thiết bị phải hỗ trợ MU-MIMO và đồng thời có chuẩn Wireless AC cho tốc độ đường truyền cao nhất, hỗ trợ phát wifi theo 2 băng tầng 2.4G và 5G.
  • Tắt wifi trên thiết bị modem của nhà mạng, đồng thời chuyển thiết bị modem của nhà mạng thành thiết bị Bridge.
  • Tiến hành nối dây cáp từ cổng LAN của modem vào cổng WAN của thiết bị Router chuẩn bị ở trên.
  • Cấu hình PPPoE cho Router (cấu hình tên điểm Wi-Fi, mật khẩu, phương thức bảo mật,…). Sau đó tiến hành phát Wi-Fi.
  • Trong trường hợp tòa nhà cao tầng thì nên sử dụng thêm số lượng bộ phát wifi để giúp các thiết bị dễ dàng kết nối trong phạm vi phủ sóng tốt.

Như vậy, với cả hai mô hình lắp đặt trên đây, quý khách hàng có thể sẽ mất chi phí khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng kết nối.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn giải pháp wifi cho quán cà phê và khách sạn. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu dụng cho bạn nếu như bạn đang có ý định kinh doanh quán cà phê và mong muốn có thể mang đến phục vụ tốt cho khách hàng.

Bạn có thể tham khảo các thiết bị wifi tại store của IT System.

 

 

 

Bình chọn

Mail Server là gì? Tại sao nên sử dụng Mail Server?

Bạn thường hay sử dụng email do Google hoặc Yahoo cung cấp nhưng vẫn thắc mắc cái email theo dạng tên miền là gì? Hãy cùng điểm qua một vài thông tin hữu ích về mail server cùng với IT SYSTEMS trong bài viết sau đây.

Mail server là gì?

Nội dung chính

mail server la gi 2

Mail Server hay còn có thể gọi là Email Server, đây là hệ thống máy chủ được cấu hình theo tên miền của một cá nhân hoặc doanh nghiệp. Mục đích của email server là được dùng để gửi và nhận thư.

Ngoài ra thì Mail Server còn được biết đến với tính năng hỗ trợ việc lưu trữ và sắp xếp email trên internet, Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc giao tiếp thư tín, quản lý truyền thông và giao dịch thương mại cùng với những tính năng khác.

Những ưu điểm của mail server:

  • Mail server cho phép nhận gửi email thông qua các địa chỉ mail theo cấu trúc tên miền của cá nhân, doanh nghiệp.
  • Mail server giúp hạn chế được spam và virus
  • Mail server giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng quản lý được nội dung mail của các thành viên, nhân viên có trong công ty, tổ chức đó.

Mail server hoạt động như thế nào?

Mail server hoạt động bằng cách gửi và nhận thư thông qua một số giao thức. Theo đó, mỗi hoạt động gửi hay nhận thư sẽ dựa trên những giao thức khác nhau.

8.png

Incoming mail server là gì?

Incoming mail server được hiểu là mail server nhận thư. Thông thường phương thức nhận thư thường được sử dụng là POP3 hoặc IMAP. Dưới đây là chi tiết của 2 giao thức nhận thư mail server:

  • POP3: đây là một giao thức nhận thư trong đó email nhận được sẽ chuyển đến máy tính client, tức người dùng thường dùng các dịch vụ email như: Outlook, Windows mail, Mac Mail,…
  • IMAP: đây là một giao thức nhận mail phức tạp hơn, theo đó mail gốc sẽ được lưu trên máy chủ mail và đặc biệt nhiều mail (bản sao) sẽ được gửi đi đến mail box (cho phép nhiều client có thể kết nối đến).

Outgoing mail server là gì?

Outgoing mail server là việc mail server gửi thư đi với giao thức dịch chuyển mail đơn giản SMTP (Simple Mail Transfer Protocol), cho phép liên lạc và gửi nhiều thư tới nhiều server khác nhau, thậm chí là các server từ xa.

Tại sao cần sử dụng mail server?

Việc sử dụng Mail Server mang lại rất nhiều ưu điểm cũng như là tính năng vượt trội, khi dùng Mail Server thì bạn có thể gửi và nhận email qua internet trực tiếp bằng tên miền của mỗi tổ chức.

Như vậy thì bạn có thể tránh được tình trạng việc xuất hiện những email spam hoặc là có chứa liên kết độc hại. Nhờ đó mà vấn đề bảo mật cũng như là an toàn của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo.

Hơn nữa khi sử dụng Mail Server bạn còn có thể kiểm tra email mọi nơi dù là bạn đang ở đâu hay là sử dụng phần mềm hay trình duyệt mail nào, nhờ có hỗ trợ tính năng Fowarder Email dùng cài đặt Email offline, mang lại rất nhiều tiện ích.

Hơn nữa còn hỗ trợ về không gian lưu trữ và ngăn chặn việc bị xâm phạm hay bị spam. Những thông tin quan trọng của doanh nghiệp sẽ được bảo mật nhờ trang bị giao thức SSL.

Mail server Microsoft và Google là gì?

Mail Server Mail Google Mail Nao Tot Hon 1

Google và Microsoft là 2 trong số những dịch vụ lớn nhất giúp bạn quản lý email server dễ dàng. Chỉ cần một vài thiết lập đơn giản, bạn có thể quản lý được số lượng email lớn với rất nhiều ứng dụng trên 2 nhà phát triển này.

Đối với Google – G Suite chính là nền tảng mail server tốt giúp và có rất nhiều gói ưu đãi tốt. Chỉ một vài bước thiết lập đơn giản (được hướng dẫn chi tiết) là bạn đã kết nối thành công tên miền với dịch vụ email của Google.

Bên cạnh đó, bạn còn được sử dụng các ứng dụng trong gói G Suite (tùy theo từng gói khác nhau). Những ứng dụng nổi bật như: Google Web Mail, Drive,…

Đối với Microsoft – Mail 365 là một nền tảng mail server giúp quản lý email hiệu quả nhất. Cũng có nhiều gói tương tự như Google.

Một nhược điểm của những dịch vụ mail server từ 2 “ông lớn” công nghệ này là giá thành khá cao. Thậm chí tính theo số lượng người dùng trên email. Vì vậy, bạn phải cân nhắc trước khi chính thức sử dụng G Suite hay Mail 365 cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Dịch vụ mail server là gì?

Dịch vụ mail server có thể hiểu tương tự như dịch vụ của Google và Microsoft. Tuy nhiên còn có rất nhiều các đơn vị khác thực hiện lưu trữ mail, dịch vụ mail server. Có thể hình dung một cách đơn giản nhất, dịch vụ mail server là dịch vụ nền tảng quản lý, cung cấp server lưu trữ mail.

Tìm một dịch vụ mail server chất lượng cao không dễ. Chính vì vậy đòi hỏi khách hàng phải có nền tảng kiến thức tốt, đủ để nhận biết được nhà cung cấp nào là chuyên nghiệp và tránh trường hợp xảy ra lỗi khi hoạt động.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về mail server. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và chọn một dịch vụ đăng ký mail server chất lượng cao với giá tốt nhất cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm:

 

 

 

Bình chọn

Những điều cần biết về ngành Quản Trị Mạng Máy Tính

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay và những thiết bị như máy tính đóng vai trò quan trọng không chỉ trong học tập, đời sống mà còn là trong công việc, góp phần giúp kết nối trao đổi thông tin trong xã hội kinh tế hiện đại. Do đó mà nhà quản trị mạng máy tính đóng vai trò rất lớn hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành quản trị mạng máy tính với những thông tin dưới đây nhé.

quản trị mạng máy tính

Quản trị mạng máy tính là gì?

Nội dung chính

Trước hết thì quản trị mạng là chỉ các công việc quản trị mạng lưới gồm các hoạt động dịch vụ như hỗ trợ và đảm bảo cho mạng lưới hoạt động một cách hiệu quả.

Quản trị mạng máy tính là công việc mà người làm nghề này thực hiện điều khiển hệ thống mạng của một tổ chức hoặc là doanh nghiệp nào đó.

Công việc như vậy nhằm mục đích đảm bảo bảo mật thông tin và dữ liệu cho tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời phải đảm cho kết nối hệ thống mạng của các nhân viên có thể vận hành ổn định.

Do đó người làm công việc quản trị mạng máy tính phải là người thỏa mãn được các yêu cầu chuyên sâu về công nghệ để đảm bảo sự vận hành ổn định của tổ chức.

Những công việc của quản trị mạng máy tính

Công việc của một người làm quản trị mạng máy tính bao gồm những công việc như sau:

  • Đảm bảo và duy trì cấu hình mạng máy tính cho nội bộ tổ chức, doanh nghiệp
  • Kiểm tra và quản lý những công cụ hỗ trợ bảo mật mạng
  • Theo dõi, kiểm tra để xác định, khắc phục sự cố và giải quyết những vấn đề liên quan đến kết nối và hiệu suất mạng
  • Hỗ trợ cài đặt điện thoại đường dây cứng cùng với những thiết bị viễn thông nối mạng
  • Theo dõi và kiểm tra hiệu suất mạng để có thể kịp thời tối ưu hóa tốc độ mạng và sẵn sàng tối ưu
  • Thực hiện cài đặt cấu hình cũng như là duy trì phần cứng mạng
  • Nâng cấp phần mềm mạng
  • Duy trì các hệ thống sao lưu cũng như là khôi phục khẩn cấp cho máy chủ quan trọng
  • Điều chỉnh quyền truy cập của người dùng vào các file nhạy cảm để có thể bảo vệ tránh vấn đề vi phạm an ninh nội bộ

Làm sao để trở thành quản trị mạng?

Hiện nay thì tại các doanh nghiệp dù nhỏ hay là lớn thì cũng phải có được ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng cho doanh nghiệp đó.

Chưa kể đến hiện nay với nền kinh tế phát triển, nhu cầu về quản trị mạng cũng tăng cao, nhất là đối với những các nhân có bằng cấp chuyên môn cao.

Do đó mà nhu cầu cũng như là yêu cầu khi tìm kiếm nhà quản trị mạng cho doanh nghiệp phải có những yêu cầu nhất định.

Theo đó mà cũng có rất nhiều người đã lựa chọn ngành học quản trị mạng nên trong ngành này sức cạnh tranh rất lớn. Bởi không chỉ yêu cầu về kỹ năng mà chính bản thân mỗi người trở thành nhà quản trị mạng cũng cần phải tự trang bị tới cho mình những kiến thức kỹ năng để có thể tự mình nổi bật để có cơ hội hơn.

Vậy nên để trở thành nhà quản trị mạng thì ngoài việc nắm được những kỹ năng nghiệp vụ hay là kỹ năng cứng, bạn còn phải tự bồi dưỡng bản thân nhiều hơn.

Cụ thể, ngoài kỹ năng cứng như có thể thực hiện, giải quyết và hỗ trợ duy trì phần cứng, khắc phục sự cố thường gặp về mạng cũng như là đảm bảo an toàn an ninh mạng và tính bảo mật cho thông tin trong máy chủ.

Hay là hỗ trợ về mặt thông tin được lưu thông, tối ưu hóa hệ thống để có thể giúp đảm bảo vận hành tốt và giảm chi phí tăng năng suất.

Thì những kỹ năng mềm về giải quyết tình huống, giao tiếp cũng như là kỹ năng về cách lên kế hoạch, tổ chức và sắp xếp cũng rất quan trọng.

Bởi vì bạn không phải làm việc cho riêng cá nhân mà là làm cho tổ chức, doanh nghiệp, nên những kỹ năng về quản trị và giải quyết vấn đề là phải nên trang bị.

Thêm vào đó với thời kỳ mở cửa như thế này, không thể thiếu việc hợp tác với nước ngoài hoặc là tìm hiểu tài liệu bằng ngôn ngữ khác, do đó mà việc học thêm ngoại ngữ cũng rất quan trọng, nhất là Tiếng Anh.

quản trị mạng máy tính

Trường nào đào tạo ngành quản trị mạng máy tính?

Có thể nói quản trị mạng máy tính là một ngành khá HOT. Khi xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, ngành quản trị mạng máy tính cũng phát triển mạnh theo. Hiện nay có rất nhiều nơi đào tạo ngành quản trị mạng máy tính.

Dưới đây là một số trường đại học đào tạo quản trị mạng máy tính tốt nhất:

  • Trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Bách Khoa – Đà Nẵng
  • Trường Đại học công nghệ Hà Nội
  • Trường Đại học Mỏ – Địa chất
  • Trường Đại học Bách Khoa – TP. Hồ Chí Minh

Ngoài ra cũng còn rất nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo ngành quản trị mạng máy tính. Tuy nhiên, bên cạnh việc yêu thích và theo đuổi ngành học, bạn cũng cần phải quan tâm đến chất lượng đầu ra cũng như lượng cầu của việc làm.

Nếu số lượng đầu ra quá đông với chất lượng không tốt thì hệ quả là sẽ rất nhiều sinh viên thất nghiệp. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định chọn học một ngành nào đó, đặc biệt là ngành quản trị mạng máy tính.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về ngành quản trị mạng máy tính. Nếu yêu thích, hãy đăng ký và theo học ngành này nhé !

Xem thêm các Kiến Thức IT khác tại  itsystems

 

Bình chọn

Thiết bị mạng máy tính gồm có những gì ? #1

Thiết bị mạng máy tính là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, bạn đã biết đầy đủ để kết nối các máy tính lại với nhau cần những thiết bị gì chưa? Ngay trong bài dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các thiết bị mạng máy tính phổ biến.

Nội dung chính

thiết bị mạng máy tính

Thiết bị mạng là gì?

Thiết bị mạng là các loại thiết bị được sử dụng để kết hợp các máy tính lại thành một hay nhiều mạng máy tính. Thiết bị mạng có thể kết nối cùng lúc được rất nhiều máy tính lại với nhau tùy theo số lượng của cổng port trên thiết bị.

Thiết bị mạng không thể thiếu được khi bạn cần phải lắp đặt một mạng LAN cho tòa nhà hay một cho một trường học, cơ quan, tổ chức,…

Thiết bị mạng có chức năng kết hợp với nhau và kết nối với máy tính để tạo một hệ thống mạng máy tính cơ bản nhất. Từ đó giúp cho các máy tính có khả năng trao đổi thông tin với nhau nhanh hơn, tốc độ cao hơn và an toàn hơn.

Các thiết bị mạng máy tính phổ biến nhất

Thiết bị mạng hiện tại gồm có các loại thiết bị cơ bản nhất bao gồm: Repeater, Switch, Hub, Bridge, Router, Gateway,… Dưới đây là thông tin chi tiết của các thiết bị mạng máy tính mà chúng tôi sẽ giới thiệu.

Repeater – Khuếch đại tín hiệu

Repeater là một thiết bị cho phép khuếch đại tín hiệu đường truyền, qua đó giúp chúng ta có thể truyền dữ liệu đi xa hơn và không bị giảm tốc độ (không bị yếu đi).

 

Repeater hoạt động với nguyên lý khá đơn giản, đầu tiên sẽ có tín hiệu đầu vào. Repeater sẽ thu nhận và đưa đến bộ khuếch đại tín hiệu, sau đó tiến hành cung cấp tín hiệu mạnh và ổn định ở đầu ra.

Repeater thích hợp dùng cho các văn phòng và tòa nhà lớn, từ đó giúp tăng tốc độ truy cập thông tin giữa các máy tính, không bị yếu đi khi cách xa nhau. Repeater hoạt động ở lớp 1 của mô hình OSI.

Switch – Thiết bị chuyển mạch

Switch là một thiết bị cần thiết, chúng là thiết bị chuyển mạch, cho phép các thiết bị hoặc các mạng nhỏ hơn hết nối lại với nhau.

Switch tương tự như Bridge (xem phần dưới đây) nhưng có tốc độ xử lý nhanh hơn và đặc biệt là có nhiều cổng hơn. Switch hoạt động ở mô hình lớp 2 OSI.

thiết bị mạng máy tính

Hub – Khuếch đại thông tin nhiều cổng

Hub là một thiết bị giúp khuếch đại tín hiệu hoặc cũng có thể xem chúng là một repeater nhiều cổng. Hiện tại có 2 loại Hub phổ biến nhất là Active Hub và Smart Hub:

  • Active Hub được sử dụng khá phổ biến, Active Hub giúp khuếch đại tín hiệu và chia nhỏ thành nhiều cổng khác nhau.
  • Smart Hub được sử dụng tương tự như Active Hub. Tuy nhiên Smart Hub có khả năng tự động dò lỗi của mạng máy tính.

thiết bị mạng máy tính

Bridge – kết nối các mạng với nhau

Bridge là thiết bị mạng giúp kết nối các mạng nhỏ lại thành một mạng lớn hơn. Trong mô hình OSI, Bridge hoạt động ở lớp thứ 2.

Lưu ý: Bridge chỉ sử dụng để kết nối các thiết bị mạng có cùng một loại mạng.

Router – Kết nối mạng IP

Router là một thiết bị mạng (gọi là bộ định tuyến) có khả năng kết nối nhiều mạng IP lại. Theo đó, Router hoạt động lớp 3 trong mô hình OSI. Cũng có thể hiểu, Router kết nối thiết bị trong cùng mạng lại với nhau hoặc giữa các mạng nhỏ bằng cách chuyển gói dữ liệu qua lại.

thiết bị mạng máy tính

 

Router sẽ có 2 loại phổ biến là có dây và không dây. Router có dây thường được sử dụng trong một mạng nội bộ LAN. Trong khi đó router không dây thường được gọi là Router Wifi, là thiết bị phát wifi cho mạng internet.

Gateway – Kết nối mạng giao thức khác nhau

Đối với các mạng có giao thức khác nhau, bạn không thể sử dụng Bridge để kết nối. Lúc này, bạn cần một thiết bị mạng với tên gọi là Gateway. Chúng sẽ giúp bạn kết nối các mạng không cùng giao thức lại với nhau.

Như vậy, cả 6 thiết bị mạng kể trên đều quan trọng và cần thiết nếu bạn cần lắp đặt một mạng máy tính nội bộ hay cần thiết thêm thông tin về mạng máy tính.

Modem – Giao tiếp mạng ISP

Nếu bạn cần kết nối mạng internet, chắc chắn bạn cần phải có modem để kết nối. Modem có chức năng chuyển hóa gói dữ liệu từ nhà cung cấp đến người dùng. Modem kết nối với hệ thống cáp quang (cho tốc độ cao) và cáp đồng trục.

Modem có thể có thêm đầu phát WIFI. Ngoài ra, tất cả modem đều có kết nối Ethernet cho phép bạn kết nối đến máy tính, thiết bị mạng qua dây hoặc có thể kết nối tới một router khác.

Với những thiết bị mạng đó, chắc chắn mỗi thiết bị mạng đều có một ý nghĩa riêng. Khi kết hợp lại, chúng tạo thành một mạng máy tính trao đổi dữ liệu hiệu quả.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về các thiết bị mạng máy tính. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại Bình luận bên dưới để được chúng tôi giải đáp nhé.

Xem thêm Kiến Thức IT tại IT System 

 

Bình chọn

Mạng WAN là gì? So sánh mạng LAN và mạng WAN

“Với nhiều thiết bị kết nối mạng khác nhau thì cũng sẽ có nhiều loại mạng máy tính khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tới hai loại mạng phổ biến hiện nay là mạng WAN và LAN cũng như tìm ra điểm khác nhau giữa hai mạng nhé.”

Mạng WAN là gì?

Nội dung chính

Mạng WAN là viết tắt từ tên tiếng Anh “Wide Area Network”, là mạng diện rộng. Bạn có thể hiểu rằng mạng diện rộng mang đến khả năng kết nối mạng đô thị giữa những khu vực địa lý có khoảng cách xa nhau nhờ vào hệ thống các thiết bị vệ tinh, cáp quang hoặc là cáp dây điện.

mạng Wan

Sự phát triển của mạng WAN là nhằm mục đích có thể đáp ứng tốt cho những yêu cầu về việc truyền tải các dạng thông tin như video, dữ liệu để có thể giúp cho người dùng không phải tốn thêm chi phí liên quan.

Và mạng WAN thường được sử dụng để có thể liên kết, kết nối nhiều bộ phận trong một doanh nghiệp hoặc là cho phép kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau. Hoặc để kết nối một diện lớn hơn có tầm cỡ quy mô trên quốc gia.

Bởi vì do sự phức tạp khi xây dựng cũng như là quản lý và duy trì nên mạng WAN sử dụng phương thức truyền dẫn thông qua một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3, mọi người thường thấy đó là công ty điện thoại để có thể cung cấp dịch vụ kết nối khoảng cách xa.

Mạng WAN là mạng dùng phổ biến với người dùng, bởi với khả năng kiểm soát truy cập, kết nối với khoảng cách địa lý xa. Đồng thời còn có thể chia sẻ được dữ liệu dù là những người dùng đang ở vị trí địa lý khác nhau.

Ngoài ra thì ưu điểm mà mạng WAN có thể mang tới cho người dùng là khả năng về lưu trữ và chia sẻ thông tin với độ bảo mật cao. Nhưng về việc quản trị hay hay lắp đặt lại phức tạp hơn và phải tốn chi phí cao hơn.

Mạng LAN là gì?

mạng Lan

Mạng LAN (hay được gọi là mạng cục bộ) – tên đầy đủ tiếng Anh là Local Network Area. Bạn có thể dễ dàng hình dung rằng: mạng lan là một mạng giúp kết nối một số máy tính ở một vị trí nào đó, chẳng hạn như kết nối máy tính trong cùng một phòng, cùng một công ty, cùng một tòa nhà.

Mạng LAN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó giúp các máy tính có thể dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau. Đặc biệt, một số trường hợp bạn cần như: chia sẻ file, chia sẻ dùng chung máy in, chia sẻ dùng chung loa,…

Trước đây, mạng LAN là tập hợp các máy tính chủ yếu được kết nối với nhau thông qua dây mạng. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ không dây ngày nay, chúng ta dễ dàng kết nối mạng LAN bằng cách sử dụng Router (kết nối không dây).

Mạng LAN có nhiều các mô hình khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Mô hình có thể hiểu rằng đó là cách mà các máy tính được kết nối với nhau. Hiện tại có 3 mô hình mạng LAN được sử dụng phổ biến là: Mạng hình sao, mạng vòng và mạng định tuyến.

Mạng LAN có thể kết nối giữa 2 máy tính hoặc thậm chí hàng ngàn máy tính với nhau. Mạng LAN có ưu điểm cho tốc độ kết nối nhanh, băng thông lớn. Mạng LAN có phạm vi kết nối nhỏ nên dễ dàng lắp đặt mạng, chi phí vận hành thấp.

So sánh mạng LAN và mạng WAN

Mạng LAN và mạng WAN có sự giống và khác nhau. Phụ thuộc vào từng mục đích cụ thể mà chúng ta có thể lắp đặt mạng LAN hoặc mạng WAN.

so sánh mạng Wan và mạng Lan

Mạng LAN và mạng WAN giống nhau điểm nào?

Mạng LAN và mạng WAN là 2 mạng đều được phân loại dựa theo vị trí địa lý. Mạng LAN và mạng WAN đều có cùng mục đích là kết nối các máy tính, thiết bị lại với nhau để có thể chia sẻ thông tin, file dữ liệu, thiết bị dùng chung khác,…

Mạng LAN và mạng WAN khác nhau điểm nào?

Mạng LAN và mạng WAN có nhiều điểm khác nhau. Theo đó, phạm vi kết nối là một trong những sự khác nhau để dễ dàng phân biệt nhất.

NỘI DUNG SO SÁNH

MẠNG LAN

MẠNG WAN

Tên tiếng Anh

Local Area Network

Wide Area Network

Khoảng cách kết nối

Phạm vi kết nối nhỏ hẹp: văn phòng, khuôn viên

Phạm vi kết nối chia sẻ toàn cầu, không bị giới hạn

Trạng thái quyền sở hữu

Riêng tư

Riêng tư hoặc Công khai

Khả năng tắc nghẽn mạng

Thấp Cao

Thiết bị truyền dữ liệu mạng

Router wifi hoặc dùng cáp Ethernet

Sử dụng vệ tinh, sợi quang hoặc vi sóng

Tốc độ truyền dữ liệu mạng

10 đến 100 Mbps

256Kbps đến 2Mbps

Băng thông

Lớn Thấp

Chi phí

Thấp Cao
Khả năng bảo trì Đơn giản, dễ dàng  Phức tạp, khó khăn

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về sự giống và khác nhau giữa mạng LAN và mạng WAN. Từ những kiến thức này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ sử dụng và cân nhắc nên sử dụng loại mạng nào cho nhu cầu công việc của mình.

Xem thêm tại: itsystems.vn

Bình chọn

IT SUPPORT là gì? 1 số kỹ năng cần có của một IT Support

Công nghệ thông tin hay lĩnh vực IT hiện nay đang trở thành trào lưu định hướng nghề nghiệp của đa số giới trẻ. Và trong đó nghề IT Support đang được rất nhiều người quan tâm.

Nội dung chính

Tuy nhiên vẫn rất nhiều người chưa hiểu rõ được về khái niệm và công việc thật sự của IT Support là như thế nào. Vậy để giải đáp để các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, thì trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ chi tiết hơn về “IT Support”.

 

IT support là gì? Và IT Support liên quan đến những vấn đề gì?

 

it support

IT Support làm gì?

”IT Support” là viết tắt của cụm từ ✅ “Information Technology Support” ✅ (hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin).

Đây là công việc của những người có nhiệm vụ là trực tiếp tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì, giúp đỡ xử lý những vấn đề xảy ra với khách hàng khi sử dụng các phần mềm, dịch vụ có liên quan đến công nghệ.

Đặc biệt hiện nay là đang trong thời kỳ công nghệ thông tin đang cực kỳ phát triển mạnh mẽ và hầu hết mọi người, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần dùng đến công nghệ, từ những ứng dụng phần mềm đơn giản cho đến phức tạp nhất.

Tuy nhiên là không phải ai cũng hiểu và biết rõ về các thiết bị, các sản phẩm công nghệ. Chính vì vậy mà IT Support lại đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Họ sẽ là người nắm bắt giải quyết các sự cố, những lỗi kỹ thuật, giải đáp thắc mắc, những rắc rối liên quan đến những phần mềm, ứng dụng, phần cứng của các thiết bị, lĩnh vực công nghệ mà người dùng, khách hàng đang gặp phải.

Nhưng công việc của IT Support thật sự không hề đơn giản chút nào. Do đó nếu là một IT Support thì việc có một lượng kiến thức chuyên môn sâu rộng, cùng với đó là rèn luyện những kỹ năng linh hoạt như cách xử lý vấn đề và khả năng giao tiếp tốt thì mới có thể thành công với con đường mình đã chọn.

Các công việc cụ thể của một IT support.

 Sau khi biết được rằng IT Support là gì thì có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng là vậy công việc cụ thể của một IT Support là làm gì? Và đây cũng có thể là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là các bạn trẻ đang có ý định theo đuổi ngành này trong tương lai.

 

it helpdesk

 Công việc của một IT Support thực chất không chỉ là tập trung xung quanh việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật liên quan đến công nghệ thông tin cho khách hàng khi gặp sự cố, mà IT Support còn đảm nhiệm phụ trách các công việc liên quan khác: tư vấn, bảo trì, hướng dẫn,… Vậy hãy xem những việc làm cụ thể của một IT Support là như thế nào dưới đây:

  •   IT Support là người nghiên cứu và phối hợp các bộ phận có liên quan để giải quyết được các vấn đề như là Technical và hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng khách hàng về mặt kỹ thuật, lỗi phần mềm, hỏng hóc các thiết bị,… một cách nhanh và hiệu quả nhất có thể.
  •  Thực hiện theo dõi, giám sát và kiểm tra hệ thống liên tục, thường xuyên trong suốt quá trình khách hàng sử dụng các thiết bị công nghệ để đảm bảo chắc chắn rằng việc bảo trì và khắc phục những lỗi đó luôn sẵn sàng được thực hiện kịp thời và nhanh chóng nhất.
  •  IT Support còn sẽ là người trực tiếp nghiên cứu cũng như phát minh ra các ứng dụng mới về công nghệ, nhằm mang lại những trải nghiệm mới mẻ cũng như là sự tiện lợi nhất trong mọi lĩnh vực để có thể thỏa mãn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  •  Tiếp nhận cuộc gọi và Email khách hàng để hỗ trợ cơ bản theo yêu cầu.
  •  Thu nhập những thông tin cũng như những ý kiến đóng góp, phản hồi từ khách hàng. Và thông qua những điều đó, IT Support sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, cải thiện và nâng cao chất lượng, phục vụ đáp ứng nhu cầu từ khách hàng.
  •  IT Support cũng phải thường xuyên quan tâm và liên tục chăm sóc tới khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp họ và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Các kỹ năng cần thiết cho một IT support.

it support

Do ngành công nghệ thông tin là một lĩnh vực có nhiều thách thức vì sự thay đổi liên tục đổi mới của công nghệ nên các nhà tuyển dụng đều có yêu cầu rất cao cho vị trí này.Vì thế mà công việc IT support cần học những gì hay cần những kỹ năng cần thiết nào là điều đáng được quan tâm:

  •  Một IT Support đều cần phải có sự hiểu biết sâu rộng, cũng như có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn như máy tính, các phần cứng, phần mềm, network,… để có thể nhận biết, phân biệt các lỗi hỏng, sự cố và quan trọng là giải quyết được vấn đề với khách hàng.
  •  Bên cạnh đó thì kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng, cần thiết đối với tất cả ngành nghề hiện nay và đặt biệt là đối với nghề IT Support. Để làm việc với khách hàng thì chắc chắn bạn phải có khả năng phân tích, truyền đạt những thông tin một cách chính xác và dễ hiểu nhất đến khách hàng để họ có thể hiểu ra được vấn đề họ  đang gặp phải, cũng như đưa ra cách giải quyết tốt và hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh đó, gặp phải khách hàng khó tính là điều dường như không thể né tránh, vì vậy việc nắm bắt vấn đề, xử lý linh hoạt, thuyết phục họ và giải quyết được vấn đề một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp cũng như khách hàng có thể hài lòng và tin tưởng hơn.
  •  Trình độ chuyên môn cao, tinh thần học hỏi lớn, có lòng nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc.
  •  Là một nhân viên IT Support, cũng cần phải có kinh nghiệm, hiểu rõ trong các công việc soạn thảo, phần mềm, bảo mật,…Những công việc này tưởng chừng như là những điều nhỏ nhặt không đáng quan tâm, nhưng thật ra đây là những thứ bạn thường xuyên cần để có thể giải quyết xử lý được các vấn đề trong công việc.
  •  Và đương nhiên lòng kiên nhẫn và sự tập trung cao độ cũng là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng đối với người làm IT support. Tập trung cao độ trong công việc thì mới có thể đạt được kết quả tốt nhất và phải kiên nhẫn với khách hàng thì bạn mới có thể lấy được sự tin tưởng của họ.
  •  Đây là một nghề có triển vọng rất cao vì vậy dân công nghệ thông tin không phải lo lắng đến việc bị lỗi thời bởi mỗi ngày sẽ có những cải tiến mới trong lĩnh vực và đòi hỏi một nhân viên IT Support cần có trình độ chuyên môn cao và luôn không ngừng học hỏi để có thể nâng cao hơn kinh nghiệm bản thân mình.

it support

Do đó, lựa chọn và theo đuổi ngành nghề này chắc chắn sẽ là điều đúng đắn cho những bạn có đam mê về công nghệ, giúp mang đến thành công cho tương lai và cơ hội học hỏi thúc đẩy bản thân phát triển là rất lớn.

“Những chia sẽ vừa rồi có lẽ cũng đã giải đáp thắc mắc cho các bạn có một góc nhìn mới mẻ hơn về “IT Support”. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích có thể giúp các bạn có định hướng theo đuổi ngành này, hãy lập kế hoạch và xác định mục tiêu chính xác cho bản thân mình nhé !”

Bên cạnh đó thì IT HelpDesk là gì? IT HelpDesk thì khác với IT Support như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm ở dưới đây:

https://itsystems.vn/it-helpdesk-la-gi-nhung-dieu-can-de-thanh-it-helpdesk/

Xem thêm tại : itsystems

Nếu bạn cần dịch vụ IT Support chô công ty của mình thì đừng ngần ngại gọi cho IT Systems.

Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí dịch vụ IT support cho doanh nghiệp của bạn.

Tel: 0909104579 – Mr Cường.

Nếu bạn cần tìm hiểu IT, học làm IT thì đừng ngại đến với IT Systems. Tại IT Systems bạn sẽ học hỏi và thực chiến với các IT Manager nhiều kinh nghiệm. trong vòng 3 – 6 tháng là bạn có khả năng đi làm IT cho 1 công ty rồi nhé. có ưu đãi hỗ trợ cho học sinh, sinh viên.

Gửi mail tới: hocit@itsystems.edu.vn

 

 

 

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ