Home
Shop

DHCP Là Gì? Tìm Hiểu Về DHCP

DHCP

Nội dung chính

DHCP là gì?

DHCP viết tắt của cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol và nó có nghĩa là “Giao thức cấu hình máy chủ”. Đây là giao thức tự động cấp phát địa chỉ IP đến các thiết bị trong mạng. Và các địa chỉ IP được cung cấp từ giao thức DHCP sẽ cho phép chúng ta có thể truy cập vào mạng Internet.

DHCP cũng được sử dụng để cấu hình subnet mask, cổng mặc định và thông tin máy chủ DNS phù hợp trên thiết bị.

Cách hoạt động của DHCP

DHCP server được sử dụng để phát hành các địa chỉ IP duy nhất và tự động cấu hình các thông tin mạng. Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu về cách thức hoạt động của DHCP chính là khi một thiết bị yêu cầu địa chỉ IP từ một router thì ngay sau đó router sẽ gán một địa chỉ IP khả dụng cho phép thiết bị đó có thể giao tiếp trên mạng.

Router hoạt động như một máy chủ DHCP đối với các mô hình mạng nhỏ như là các hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp nhỏ. Còn đối với các mạng lớn hơn thì một router không thể nào quản lí được số lượng lớn các thiết bị nên sẽ có máy chủ chuyên dụng để cấp IP.

Khi có yêu cầu kết nối mạng, thiết bị sẽ thực hiện gửi yêu cầu đến máy chủ (yêu cầu này được gọi là DHCP DISCOVER). Và sau khi yêu cầu này được đưa đến máy chủ thì lúc này ngay tại đó máy chủ sẽ tìm một địa chỉ IP khả dụng có thể sử dụng trên thiết bị đó rồi cung cấp địa chỉ cho thiết bị cùng với đó là gói DHCP OFFER.

Sau khi nhận được địa chỉ, thiết bị sẽ phản hồi với máy chủ bằng một gói tin DHCP REQUEST. Đây là lúc chấp nhận yêu cầu thì máy chủ sẽ báo tin nhận (ACK) để xác nhận thiết bị đó đã có IP, đồng thời xác định rõ thời gian sử dụng địa chỉ IP vừa cấp cho đến khi có địa chỉ IP mới khác.

DHCP

 

Các thành phần của DHCP

DHCP Server: Đây là máy chủ thực hiện việc kết nối mạng, có chức năng phản hồi thông tin khi máy trạm phát yêu cầu, ngoài ra DHCP server còn có nhiệm vụ truyền thông tin một cách hợp lý nhất đến các thiết bị, đồng thời thực hiện cấu hình cổng mặc định (Default gateway) hay subnet mask.

DHCP Client: Được định nghĩa là máy trạm chạy dịch vụ DHCP, được sử dụng với mục đích để thực hiện đăng kí, cập nhật thông tin về địa chỉ IP cùng với những bản ghi DNS cho chính nó.

IP Address Pool: Đây là dãy địa chỉ có sẵn cho client DHCP. Và những dãy địa chỉ thường được truyền tuần tự từ thấp nhất cho đến cao nhất.

Subnet: Mạng IP có thể được phân thành các phân đoạn được gọi là mạng con và mạng con giúp mạng được quản lí dễ dàng hơn.

Lease: Đây là khoảng thời gian client DHCP giữ thông tin địa chỉ IP. Khi khoảng thời gian này hết hạn, client phải làm mới lại nó.

DHCP Relay: Router hoặc máy chủ nghe tin nhắn được phát trên mạng đó và sau đó chuyển chúng đến một máy chủ được cấu hình. Máy chủ này sau đó phản hồi lại relay agent để truyền chúng đến client. Nó được sử dụng để tập trung máy chủ DHCP thay vì để máy chủ trên mỗi mạng con.

Ưu điểm và nhược điểm của DHCP

Ưu điểm:

DHCP có chức năng cho phép cấu hình tự động. Nhờ vậy nên tốc độ truy cập kết nối mạng của các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại,…có thể kết nối được mạng nhanh.

DHCP thực hiện gán địa chỉ IP nên sẽ không xảy ra trường hợp trùng cùng một địa chỉ IP. Việc gán này sẽ dễ dàng hơn cũng như giúp hệ thống mạng luôn hoạt động ổn định.

DHCP vừa quản lí địa chỉ IP và cả các tham số TCP/IP, sẽ giúp cho dễ dàng theo dõi được các thông số và quản lí chúng qua các trạm.

Các thiết bị có thể tự do di chuyển từ mạng này sang mạng khác và nhận địa chỉ IP mới một cách tự động.

Các nhà quản trị mạng có thể thay đổi cấu hình và thông số của địa chỉ IP để nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Nhược điểm:

Mặc dù DHCP mang lại rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng có những hạn chế như là

Việc dùng địa chỉ IP sẽ không phù hợp với những thiết bị cố định, có tần suất truy cập cao, liên tục như là máy in, file server,… DHCP sever chỉ phù hợp cho các mô hình mạng nhỏ hoặc hộ gia đình.

DHCP có thể giảm rủi ro gặp lỗi trùng IP bằng cách tự động gán địa chỉ IP cho các thiết bị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bản thân DHCP gặp lỗi cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi xung đột IP.

DHCP

Cách xử lý lỗi xung đột IP và DHCP

Trong trường hợp này, người quản trị chỉ cần giải phòng IP bị trùng. Nếu vấn đề không được giải quyết chỉ cần khởi động lại router. Khi đã dùng cả hai cách nhưng vẫn không giải quyết được, có thể vấn đề không nằm ở phạm vi router hoặc DHCP.

Những cuộc tấn công có thể xảy ra với cấu hình DHCP

Trên thực tế thì có thể xảy ra 2 tình huống mà DHCP bị tấn công là dùng máy trạm DHCP Client bất hợp pháp và DHCP server bất hợp pháp.

DHCP Client bất hợp pháp:

Lúc này máy trạm Client sẽ rơi vào tình huống yêu cầu gửi cấp IP liên tục về máy chủ. Và server sẽ tự động cấp IP cho Client không xác thực cho đến khi hết địa chỉ.

kết quả mà nó mang lại là làm cạn nguồn địa chỉ dành cho những máy trạm hợp pháp, khiến hệ thống bị trì trệ, nhiều máy trạm không thể truy cập vào mạng được.

DHCP server bất hợp pháp:

Khi hacker phá vỡ tường bảo vệ mạng, chúng sẽ có được quyền kiểm soát máy chủ DHCP và xâm nhập để điều khiển hệ thống. Thông thường có 3 kiểu tấn công máy chủ DHCP bất hợp pháp.

– DoS hệ thống mạng: Hacker sẽ thiết lập một dải IP, subnet mask khiến các máy trạm không đăng nhập được vào hệ thống, dẫn đến DoS mạng. 

– Man-in-the-middle: Kiểu tấn công này nhắm vào cổng mặc định bằng cách chuyển đổi chúng về máy của hacker. Từ đó, hacker dễ dàng sao chép, đánh cấp tất cả thông tin của người truy cập. Tuy nhiên, kiểu tấn công này chỉ giúp hacker xem được các thông tin gửi ra ngoài mạng. Còn nội dung từ bên ngoài gửi đến máy trạm Client thì chúng không xâm nhập được.

– DNS redirect: Kiểu tấn công này thông qua việc thay đổi DNS các máy trạm, các lượt truy cập sẽ bị dẫn đến những website giả có chứa mã độc, virus nhằm mục đích đánh cắp thông tin của người dùng.

DHCP

Giải pháp bảo mật cho DHCP

Để đối phó với kiểu tấn công bằng DHCP Client bất hợp pháp bạn sử dụng các switch có độ bảo mật cao. Chúng sẽ giúp giới hạn số lượng địa chỉ MAC trên một cổng. Khi có nhiều địa chỉ vượt mức quy định thì cổng sẽ ngừng phục vụ và chúng chỉ có thể tái hoạt động vào thời gian đã được thiết lập bởi quản trị viên.

Để đối phó với kiểu tấn công Man-in-the-middle bạn dùng switch có độ bảo mật DHCP snooping cao để làm giải pháp bảo mật cho DHCP trước kiểu tấn công này. Các switch có tác dụng hạn chế kết nối có dấu hiệu nghi ngờ từ DHCP đến các cổng. Đồng thời, chỉ có những kết nối có độ tin cậy cao mới cho phép gói tin DHCP response hoạt động.

Các giải pháp khác thường được dùng để bảo mật DHCP server:

  • Thường xuyên cập nhật phiên bản mới của windows và các phần mềm.
  • Lưu trữ dữ liệu an toàn bằng cách dùng hệ thống tập tin NTFS.
  • Sử dụng hình thức bảo mật vật lý cho máy chủ.
  • Thường xuyên quét virus cho hệ thống.
  • Dùng tường lửa để bảo mật cho máy chủ DHCP.
  • Sàng lọc và loại bỏ những phần mềm hay các dịch vụ không cần thiết. 

Xem thêm các bài viết khác tại: Itsystems

Bình chọn
macbook

Mẹo Macbook: 10+ tùy chỉnh bạn nên làm khi vừa rước máy mới về nhà.

Macbook được Apple thiết để trở thành một công cụ đúng nghĩa, phục vụ cho một lối sống hiện đại và năng động. Tuy nhiên để Macbook có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó thì không chỉ cần có các kỹ sư Apple thôi đâu. Macbook còn cần sự tùy chỉnh của người dùng để trở thành một công cụ dành riêng cho chính họ nữa.

Cập nhật hệ điều hành

Nội dung chính

macbook

Hệ điều hành macOS là thứ cực kỳ đáng giá của Macbook, vì thế nên nó cần được cập nhật thường xuyên. Để kiểm tra cập nhật, bạn hãy nhấn vào nút Apple ở góc trên bên trái bàn hình, sau đó nhấn tiếp About This Mac. Nhấn vào tab General trong cửa sổ About This Mac. Cuối cùng, hãy nhấn vào nút Software Update, và nó sẽ tự động check phần mềm rồi cập nhật cho anh em.

Hiển thị phần trăm pin

macbook

Giống như iPhone, MacBook mặc định sẽ hiển thị một biểu tượng cục pin để biểu thị lượng pin còn lại. Tuy nhiên nó sẽ hữu ích và chính xác hơn nhiều nếu bạn cho nó hiển thị số phần trăm pin ngay cạnh bên. Đầu tiên hãy click vào biểu tượng cục pin trong thanh menu rồi chọn Show Percentage.

Tùy chỉnh Touch Bar

macbook

Nếu bạn có một chiếc Macbook Pro mới với thanh Touch Bar thì bạn có thể bắt nó hiển thị theo ý mình bằng cách vào System Preferences> Keyboard và nhấp vào nút Customize Touch Bar. Sau đó chỉ cần kéo các nút bạn muốn hiển thị xuống thanh Touch Bar là xong.

Đồng bộ thư mục Desktop and Documents qua iCloud

macbook

Khả năng đồng bộ thư mục Desktop and Documents giữa nhiều máy Mac cũng như thiết bị iOS là một trong những đặc quyền của người dùng hệ sinh thái Apple. Để đồng bộ thư mục này, bạn có thể vào System Preferences > iCloud, click vào Options cho iCloud Drive. Tiếp theo, tích vào ô trên cùng – Desktop and Documents folders – rồi nhấn done.

Đặt hướng cuộn chuột

macbook

Nhiều bạn sẽ cảm thấy hướng cuộn chuột (kéo trang bằng 2 ngón tay) trên macOS bị ngược, đặc biệt là những người dùng chuyển từ Windows sang. Nếu bạn cũng cảm thấy vậy thì hãy click System Preferences> Trackpad và nhấp vào tab Scroll & Zoom rồi bỏ tích trong ô Scroll direction: Natural.

Thêm và xóa các mục khỏi Dock

macbook

Apple để một số ứng dụng mà họ cho rằng người dùng hay sử dụng trên thanh Dock ở cuối màn hình. Tuy nhiên nếu bạn không đồng ý với cách sắp xếp đó thì cũng có thể tối ưu nó lại bằng cách bỏ bớt những ứng dụng không cần thiết khỏi thanh Dock và thêm những cái bạn thường xuyên sử dụng vào. Để xóa ứng dụng khỏi thanh Dock, bạn có thể “nắm” nó rồi kéo ra ngoài màn hình cho đến khi chữ Remove xuất hiện rồi buông ra là xong. Nếu muốn gắn một ứng dụng vào Dock, các bạn có thể mở nó lên, click chuột phải vào biểu tượng của nó trên thanh Dock rồi chọn Keep trong Dock.

Tùy chỉnh thanh Dock trên Macbook.

macbook

Không phải ai cũng thích thanh Dock mặc định nằm dưới đáy màn hình. Bạn có thể đổi vị trí cho nó bằng cách System Preferences > Dock, chọn ô Left (trái) hoặc Right (phải) trong mục Position on Screen. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước của nó bằng cách di chuyển thanh trượt. Nếu muốn nó tự động ẩn cho sạch màn hình khi không dùng đến thì chọn vào ô Automatically hide and show the Dock.

Tắt auto-play video

macbook

Nếu bạn đã phát bực với những video có âm thanh ồn ào hoặc nhạy cảm tự động phát trên web (hoặc chỉ đơn giản là bạn không thích thế) thì trình duyệt Safari sẽ giúp bạn giải quyết chúng. Đầu tiên hãy vào Preferences của Safari, chọn tab Websites. Trong phần Autoplay, bạn có thể cài đặt để cấp các quyền phát video cho các Website như không bao giờ từ động phát, không phát các video có âm thanh hoặc phát tự do.

Cài đặt độ làm việc đêm

macbook

Nhìn vào một cái màn hình đầy ánh sáng xanh có thể khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon, hại mắt nữa. Với tính năng Night Shift của Apple, màu sắc trên màn hình của bạn được chuyển sắc độ ấm hơn trong các giờ buổi tối. Để thiết lập tính năng này, bạn có thể vào System Preferences > Displays rồi click chọn tab Night Shift. Một khi đã dùng quen tính năng này thì bạn sẽ tự hỏi sao ngày xưa mình có thể ngồi trước một cái màn hình xanh lè lạnh lẽo mỗi đêm đấy.

Đặt giờ không làm phiền

Ai cũng cần thời gian để thư giãn mà không muốn bị làm phiền. Như với iOS, macOS cho phép bạn tắt thông báo vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày, chẳng hạn như mỗi buổi tối để bạn không bị làm phiền khi đang cày Netflix hoặc đang ngủ. Để thiết lập khoảng thời gian này, bạn có thể vào System Preferences > Notifications, chọn Do Not Disturb. Theo mặc định thì nó sẽ cài sẵn từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau rồi, tuy nhiên bạn vẫn có thể cài đặt khung giờ theo ý muốn của mình. Mục Do Not Disturb này cũng cho bạn các tùy chọn để kích hoạt chế độ không làm phiền khi màn hình MacBook của bạn đang ở chế độ ngủ hoặc khi bạn xuất hình máy chiếu hoặc TV (đang thuyết trình hoặc xem phim). Bạn cũng có thể cho phép các cuộc gọi (nếu bạn trả lời điện thoại bằng Macbook) hoặc chỉ nhận các cuộc gọi lặp lại từ 2 lần trở lên (việc khẩn cấp hoặc chuyện gì đó tương tự).

Bonus

Bật chế độ ban đêm (dark mode)

macbook

Chế độ này thì có lẽ chẳng ai xa lạ gì nữa rồi. Đại khái là khi được bật lên, nó sẽ chuyển văn bản thành màu trắng và làm cho nền tối đi, giúp bảo vệ mắt và tạo cảm giác dễ chịu. Để bật chế độ này, bạn có thể vào System Preferences > General, sau đó bạn sẽ thấy 2 chế độ Light và Dark như hình dưới đây để chọn.

Thiết lập Siri

macbook

Siri nên được bật theo mặc định. Tuy nhiên nếu bạn chỉ muốn dùng nó trên iPhone thôi thì bạn có thể tắt nó bằng cách vào System Preferences > Siri và bỏ chọn ô Enable Ask Siri. Còn nếu bạn thường xuyên sử dụng nó thì cũng có thể sử dụng cửa sổ này đẻ tùy chọn giọng nói, ngôn ngữ và phím tắt của Siri.

Tham khảo: Cnet.

Xem thêm Kiến thức IT tại IT Systems.

Bình chọn
tai

Cách tăng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7 giúp máy chạy mượt mà hơn

Cách tăng, mở rộng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7…, Ổ C bị đầy khiến máy tính chạy chậm, máy nóng và đôi lúc sập nguồn? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách

Khi bạn cài đặt bất kỳ chương trình, phần mềm nào, nó sẽ chiếm mất một khoảng không gian trong ổ C. Sau một thời gian, ổ đĩa này bị đầy và bạn nhận ra máy tính đang chạy chậm dần. Về cơ bản, hệ điều hành cần có một không gian trống trong ổ C để chạy mượt, nhưng khi không có đủ dung lượng, nó sẽ hoạt động không bình thường.

Sau đây là một số cách để người dùng mở rộng ổ C trên Windows 7,8,10. Cách thứ nhất là sử dụng tính năng quản lý đĩa có sẵn của Windows và cách thứ hai là sử dụng phần mềm của bên thứ 3.

 

Sử dụng tính năng quản lý ổ đĩa của Windows

Lưu ý quan trọng: Nếu không sử dụng tính năng này đúng cách, bạn có thể làm mất dữ liệu của mình. Và tính năng quản lý ổ đĩa của Windows có chức năng giới hạn.

 
  1. Mở File Explorer bằng cách nhấn Windows + E.
  2. Nhấp chuột phải vào This PC hoặc My Computer (tùy thuộc vào phiên bản hệ điều hành của bạn).
  3. Chọn Manage.

a

4. Chọn Disk Management trong cửa sổ Computer Management.

b

Nhìn ảnh chụp màn hình bên trên, chúng ta thấy các ổ CEF theo thứ tự. Nếu bạn muốn tăng không gian ổ đĩa C, bạn phải có không gian trống để phân bổ cho ổ C. Vì thế, bạn phải xóa một ổ đĩa nào đó và phần không gian sẽ được chuyển sang ổ C. Trước khi xóa ổ đĩa thì hãy đảm bảo rằng bạn đã chuyển tất cả dữ liệu ở đó sang ổ đĩa khác hoặc ổ cứng ngoài.

5. Nhấp chuột vào ổ E hoặc ổ đĩa bất kỳ nào khác muốn xóa (trừ ổ C).

6. Chọn Delete Volume. Nếu ổ đĩa lớn, hãy sử dụng tùy chọn Shrink Volume để thu nhỏ ổ đĩa. Ví dụ, ổ E của bạn là 150 GB và bạn chỉ cần thêm 50 GB vào ổ C. Nếu chọn Delete Volume thì toàn bộ 150 GB sẽ được chuyển tất sang ổ C. Còn nếu chọn Shrink Volume, ổ E sẽ được thu nhỏ còn 50 GB, còn 100 GB chưa được phân bổ ở ổ E bạn chỉ cần đổi tên thành một chữ cái khác để tạo thành ổ đĩa mới. Bây giờ hãy xóa ổ E 50 GB để dung lượng đó được chuyển sang ổ C.

7. Nhấp chuột phải vào ổ C.

8. Chọn phần Extend Volume. Chọn Next và Finish.

Khi sử dụng tùy chọn Disk Management, người dùng phải xóa không gian của các ổ đĩa khác (ngoại trừ ổ C), bởi bạn không thể tạo không gian chưa phân bổ còn lại cho bất kỳ ổ đĩa nào bằng cách sử dụng Shrink Volume. Bạn chỉ có thể tạo không gian chưa phân bổ ở ngay ở ổ đĩa đó. Để mở rộng ổ đĩa C mà không xóa bất kỳ ổ đĩa nào, bạn cần phải sử dụng công cụ phân vùng ổ cứng của bên thứ 3.

Sử dụng phần mềm Macrorit Partition Expert

Phần mềm này rất dễ sử dụng, miễn phí (hoặc nếu mua bản pro thì cũng rẻ hơn nhiều so với các phần mềm cùng loại khác) và hoạt động nhanh. Bên cạnh đó, Macrorit Partition Expert cung cấp nhiều tính năng khác ngoài chức năng chia vùng ổ cứng.

Macrorit Partition Expert

Bước 1. Chọn ổ E.

Bước 2. Nhấp vào Resize/Move Volume ở menu trái.

c

Bước 3. Chỉ cần kéo từ bên trái để tạo không gian chưa phần bổ còn lại sang ổ E và ấn OK.

d

Bước 4. Một lần nữa bạn trở về màn hình chính. Chọn ổ C. Bạn sẽ thấy một cửa sổ khác và kéo về bên phải. Nhấp OK.

Bước 5. Nhấp vào Commit phía trên cùng. Nó sẽ khởi động lại máy tính và trong vòng 10 phút, không gian ổ C của bạn đã được mở rộng.

Sử dụng phần mềm EaseUS Partition Master

Trước hết chúng ta cần tải phần mềm EaseUS Partition Master – phần mềm chuyên dụng cho các thao tác ổ cứng.

Tải EaseUS Partition Master

Sau khi cài đặt phần mềm vào máy, ta sẽ tiến hành tăng dung lượng cho ổ C bằng cách chuyển dung lượng còn dư từ ổ bên cạnh. Lưu ý là chỉ có thể chuyển dung lượng từ ổ ngay sát ổ C nhé các bạn.

 

Trong cửa sổ phần mềm, chọn ổ nằm sát ổ C (ở đây là ổ D) sau đó nhấn nút Rezize/Move trên thanh công cụ.

e

Ở hộp thoại hiện ra, hãy kéo thanh dung lượng của ổ D để tạo ra một vùng ổ đĩa trống (Unallowcated Space), sau đó nhấn OK. Đây cũng chính là khoảng dung lượng bạn sẽ thêm vào cho ổ C.

f

Tiếp theo, chọn ổ C và tiếp tục nhấn vào nút Resize/Move một lần nữa.

g

Hộp thoại resze lại hiện ra, lần nà các bạn kéo thanh dung lượng hết cỡ (đầy thanh) để lấy hết số lưu lượng mà bạn đã cắt từ ổ D trước đó. Nhấn OK để lưu lại.

h

Cuối cùng, hãy nhấn nút Apply trên thanh công cụ để phần mềm tiến hành gộp dung lượng và hoàn thành việc tăng sức chứa cho ổ C.

j

Chúc các bạn thực hiện thành công!

xem thêm tin tức tại đây

 

Bình chọn
download 3

Nên mua SSD hay nâng cấp HDD với Intel Optane? Đâu là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất?

Ổ cứng máy tính bị hỏng, bị chậm hay không đủ dung lượng lưu trữ thì làm gì? Nếu là người không ngại về chi phí thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc mua ổ cứng mới hay nâng cấp ổ cứng SSD, HDD cho máy tính. Tuy nhiên, nếu là người mới, có thể bạn cũng sẽ gặp nhiều bối rối về việc này.

1 5

Trường hợp lựa chọn nâng cấp, bạn lại gặp phải vấn đề là có nên mua SSD hay nâng cấp HDD với Intel Optane hay không, và đâu sẽ là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất nếu như …hầu bao bạn có hơi khiêm tốn. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

Sơ lược về ổ cứng HDD, SSD và Intel Optane

– HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính.

– SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM hay các loại thẻ nhớ, USB đó là sử dụng các chip nhớ flash

2 6

– Bộ nhớ Intel Optane là công nghệ thông minh có thể tăng tốc khả năng xử lí của máy tính. Optane sẽ truy cập nhanh vào các tài liệu, hình ảnh, video hay ứng dụng thường sử dụng trong máy tính và ghi nhớ lại sau khi bạn tắt nguồn. Việc này giúp bạn giảm thời gian chờ khi làm việc hay giải trí.

Nguyên lý hoạt động của Intel Optane

Intel Optane hoạt động như một bộ nhớ đệm, là cầu nối giữa CPU, RAM và ổ cứng để dữ liệu truyền nhanh hơn. Cụ thể, thay vì CPU và RAM phải chờ ổ cứng thực hiện các tác vụ xử lý thì nay đã có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ bộ nhớ đệm Optane, từ đó tăng tốc độ đọc và tăng khả năng xử lý lên gấp nhiều lần so với ổ cứng HDD hoặc thậm chí là ổ SSD.

Optane dựa trên công nghệ gọi là 3D Xpoint chứ không phải chip NAND flash hoặc DRAM, cung cấp năng lượng cho SSD hoặc bộ nhớ hệ thống điển hình. Mục đích ban đầu của Optane là dùng làm bộ nhớ cache tốc độ cao để lưu trữ cơ học chậm hơn, nhưng nó hiện thích hợp để sử dụng làm bộ nhớ với dung lượng cao hơn. Optane ban đầu được phát hành ở dạng M.2 80mm dung lượng nhỏ 16, 32 và 64GB, nhưng sau đó đã được cập nhật để bao gồm ổ lên đến 1,5TB.

3 6

Trước đây, Optane bị giới hạn trong các nền tảng mới của Intel, nhưng giờ đây nó đã có sẵn trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả CPU AMD. Ví dụ, Optane có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho máy trạm Threadripper tiếp theo của bạn.

Hãy tưởng tượng rằng bộ nhớ Optane giống như bộ siêu tăng áp cho những động cơ chạy bằng xăng thông thường: nó không phải là bộ phận thiết yếu để khiến động cơ làm việc, nó không thay thế bất kỳ bộ phận nào hiện có, nó chỉ đơn giản là làm cho cả hệ thống chạy nhanh hơn thôi.

4 5

Với chip 3D Xpoint, Optane có thể đạt được sự cân bằng hiệu suất thú vị giữa SSD NVMe điển hình và RAM hệ thống. Hầu hết mọi người đều biết rằng bộ nhớ hệ thống nhanh và nhạy hơn nhiều so với ổ SSD thông thường, đặc biệt là nhanh hơn ổ cứng HDD. Tuy nhiên, bộ nhớ hệ thống rất dễ biến đổi (volatile), có nghĩa là khi mất điện, tất cả thông tin được lưu trữ ở đó sẽ biến mất.

Các chip 3D Xpoint của Optane nằm ở đâu đó giữa RAM và SSD NVMe, chúng phản hồi nhanh hơn nhiều so với SSD trung bình, nhưng không bằng RAM. Với Optane, tất cả đều không khả biến (non-volatile), vì vậy chúng lưu trữ thông tin giống như SSD. SSD NVMe tốt hơn nhiều cho các hoạt động tuần tự, như đọc và ghi nhiều dữ liệu vào ổ cùng một lúc, nhưng đối với các tác vụ truy cập ngẫu nhiên, Optane mới thực sự chiếm ưu thế.

Vì sao nên mua HDD với Intel Optane?

5 4

Các phiên bản Intel Optane được bán cho người dùng phổ thông không có các chức năng như một bộ nhớ máy tính chính thức, và chúng không thể thay thế ổ đĩa lưu trữ trên máy. Vì thế, bạn nên mua HDD kèm với Intel Optane.

HDD với Intel Optane cho tốc độ máy tính nhanh hơn SSD?

Theo tài liệu mà Intel cung cấp, việc bổ sung mô-đun bộ nhớ Optane M.2 vào bo mạch chủ có thể làm tăng tổng hiệu suất lên 28%, tăng 1400% tốc độ khi truy cập vào dữ liệu cho các ổ cứng cũ và độ phản hồi tăng gấp 2 lần cho mọi tác vụ thường xuyên được thực hiện trên máy.

Những con số này được đưa ra dựa trên một loạt các điểm chuẩn – benchmark, SYSmark 2014 SE Responsiveness và PCMark Vantage HDD Suite, vì vậy chúng khá tin cậy. Phần cứng được Intel sử dụng để kiểm tra những thông số trên không phải là những phần cứng đang đứng đầu, đó là: bộ vi xử lý Core i5-7500, 8GB bộ nhớ DDR-2400 và 1TB ổ cứng thông thường với tốc độ 7200RPM.

6 3

Anandtech đã làm một loạt các điểm chuẩn chuyên sâu hơn sử dụng cùng một thử nghiệm SYSmark 2014. Họ phát hiện ra rằng việc kết hợp một mô-đun bộ nhớ Optane với một ổ cứng quay thông thường có thể làm tăng hiệu năng của hệ thống, trong một số trường hợp còn hơn cả một ổ SSD. Trong mọi trường hợp, hiệu suất đạt được gần bằng với ổ SSD. Dựa trên những phát hiện này, có thể kết luận rằng Optane lý tưởng cho những ai muốn sử dụng một ổ cứng HDD với dung lượng lưu trữ lớn trên máy tính hơn là SSD nhanh nhưng dung lượng thấp hơn.

Intel Optane có nhược điểm không?

Các mô-đun Optane có giá tương đối rẻ (50USD cho thẻ M.2 16GB và 100USD cho bản 32GB, tại thời điểm viết bài) nên có vẻ như nó có thể phổ biến đến mọi người dùng. Không, hãy nhớ rằng, bạn cần bộ vi xử lý thế hệ thứ 7 mới nhất và bo mạch chủ tương thích để có thể sử dụng nó. Hơn nữa, dù Intel quảng cáo là Optane có thể tăng hiệu suất cho các tác vụ, ứng dụng, nhưng cải thiện đáng kể nhất chỉ đến với những máy tính đang dùng ổ cứng quay, không phải loại SSD đang ngày càng phổ biến. Hệ thống có Optane cũng sẽ ngốn điện hơn.

7 2

Thế nếu là hệ thống kết hợp, sử dụng SSD như một ổ đĩa chứa hệ điều hành chính và ổ đĩa cứng dung lượng lớn để lưu trữ file thì sao? Rất tiếc, Optane chỉ hoạt động với ổ đĩa chứa hệ điều hành chính và thậm chí chỉ với phân vùng chính. Bạn có thể lắp bộ nhớ Optane vào máy tính để bàn sử dụng cả SSD và HDD, nhưng nó sẽ không cải thiện tốc độ của ổ cứng lưu trữ thứ cấp. Thay vào đó, bạn nên đầu tư vào RAM hoặc mua một ổ SSD lớn hơn sẽ có hiệu quả nhiều hơn.

Intel Optane yêu cầu phần cứng như thế nào?

Chip Intel thế hệ Core thứ 7: Core i3, i5, i7 với số model trong định dạng 7XXX.

Bo mạch chủ tương thích, có Intel chipset hỗ trợ Optane và ít nhất một khe cắm mở rộng cho M.2. Bo mạch chủ không nhất thiết phải là Intel, các bo mạch chủ tương thích bao gồm: ASUS, Asrock, Biostar, ECS, EVGA, Gigabyte, MSI và SuperMicro. Chúng có kích thước từ mini-ITX đến ATX, vì thế bạn cũng có khá nhiều lựa chọn.

8 1

Optane làm việc với bất kỳ mô-đun RAM, ổ cứng, card đồ họa nào tương thích với bo mạch chủ. Hiện tại, Optane chưa được bán cho dòng laptop, và chỉ tương thích với Windows 10. Trong tương lai loại máy và hệ điều hành có thể sẽ được mở rộng hơn.

Nên mua SSD hay nâng cấp HDD với Intel Optane?

Đa phần người dùng muốn sử dụng ổ cứng có giá thành rẻ, dung lượng bộ nhớ lớn để lưu trữ được nhiều dữ liệu mà sự kết hợp của Optane và HDD đáp ứng được điều đó.

Mặc dù có khả năng nâng cao hiệu năng máy tính thông qua việc nâng tầm HDD, giá cả phải chăng nhưng Intel Optane (giá trung bình trên dưới 1 triệu với 16 GB) chỉ có mặt ở những dòng CPU Kaby Lake hay Coffe Lake với vai trò là một cache vi xử lý.

Ổ cứng SSD có ưu điểm thuyết phục tuyệt đối, nên thật sáng suốt khi bạn trang bị cho mình những ổ SSD 120GB giá ổn giá trung bình trên thị trường thường dưới 600.000 đồng (giá được tham khảo tại thời điểm tháng 11/2020, giá có thể thay đổi theo thời gian).

Do vậy, để bạn có thể thoải mái làm việc hay giải trí mà vừa có thể thực hiện nhanh vừa có đủ dung lượng lưu trữ thì combo Intel Optane và HDD là hợp lí nhất.

Hi vọng với các thông tin trên, bạn sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn SSD hay ổ HDD kết hợp với Intel Optane phù hợp cho mình. 

Nguồn: genk.vn

Xem thêm tin tức công nghệ tại đây

 

 

 

Bình chọn
23

6 cách dọn dẹp không gian lưu trữ trên Gmail nhanh chóng dễ dàng và đơn giản

Dọn dẹp thư cũ trên Gmail giúp chúng ta có thể loại bỏ các Gmail rác và dễ dàng kiểm soát các thư quan trọng, không những thế dọn dẹp Gmail thường xuyên còn giúp tăng bộ nhớ điện thoại, máy tính

Nội dung chính

6 cách dọn dẹp không gian lưu trữ trên Gmail nhanh chóng dễ dàng và đơn giản.

Xóa các thư chứa tệp tin đính kèm

Thanh tìm kiếm của Gmail không chỉ tìm lại được thư cũ mà còn có thể tìm lại những loại file nhất định. Ví dụ: Nếu muốn tìm các thư nào có tập tin đính kèm dạng MP3, bạn gõ filename:mp3, còn nếu muốn tìm tài liệu thì nhập filename:doc.

Sau khi tìm xong, hãy xóa hết những thư không cần đến. Hoặc bạn có thể tải tập tin quan trọng về máy và xóa hết thư, như thế sẽ giúp bạn dọn trống được kha khá không gian đấy nhé.

1 4

Tìm kiếm và xóa các tin chứa tệp tin lớn

Trước đây tính năng này không có trong Gmail, mãi gần đây Google mới bổ sung vào. Bằng cách dùng cụm từ larger, bạn có thể tìm ra những thư chứa file đính kèm lớn.

Ví dụLarger:5mb tức là các file lớn hơn 5MB.

Xóa hết file đó đi bạn sẽ có được một không gian lưu trữ siêu to khổng lồ đấy nhé.

2 5

Dọn thùng rác và thư mục spam

Khi bạn xóa thư khỏi Gmail chúng vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Chúng sẽ được di chuyển vào Thùng rác và chỉ khi nào bạn xóa thư trong thùng rác thì không gian lưu trữ mới thật sự được giải phóng. Nhấn vào mục Thùng rác (hoặc “Trash” nếu dùng Gmail tiếng Anh), sau đó chọn hết các email trong thùng rác và nhấn xóa vĩnh viễn.

Đừng quên xóa luôn cả thư mục Spam/Junk mail nhé, đây là nơi chứa các thư rác mà Gmail tự động lọc ra. Theo thời gian thì thư mục này cũng có thể chứa đến cả trăm bức thư đấy.

3 5

Chuyển sang dùng email dạng văn bản thuần

Những email có thêm hình ảnhmàu sắc trang trí thì đó chính là thư ở định dạng HTML. Thường thì một thư như vậy không chiếm bao nhiêu dung lượng cả, nhưng hãy tưởng tượng bạn có cả trăm hoặc cả nghìn thư sau nhiều năm thì đó là khủng hoảng bộ nhớ luôn đấy nhé.

Nếu không có nhu cầu dùng HTML thì bạn hãy thiết lập cho Gmail gửi thư ở dạng văn bản thuần, như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều dung lượng hơn. Trong khung soạn thảo, nhấn vào dấu 3 chấm ở dưới cùng góc bên phải màn hình, chọn Chế độ văn bản thuần túy (Plain text mode).

4 4

Xóa các Email cũ và Email đã đọc

Gmail có thêm mục Hiển thị tùy chọn tìm kiếm, có thể trước đến nay bạn ít để ý và thậm chí không biết đến, trên thanh tìm kiếm của Gmail, nhấp vào hình tam giác nhỏ ở góc bên phải thanh tìm kiếm. Tại đây bạn có thể tìm kiếm tất cả các thư bao gồm: Thư cũ, thư mới, gửi đi, gửi đến, đã đọc hoặc chưa đọc,… xóa hết thư một lượt sẽ đỡ tốn công làm thủ công từng phần nhé.

5 3

Tải về bản sao lưu

Nếu không muốn xóa email vì một lý do nào đó, bạn có thể tải về để lưu trữ trong máy, rồi sau đó xóa trên Gmail. Bằng cách sử dụng ứng dụng Thunderbird hoặc Email có sẵn trong Windows hoặc MacOS X, bạn có thể tải thư về sau đó xuất ra để lưu giữ.

6 2

Xem thêm tin tức công nghệ tại đây

 

Bình chọn
GG chrome

Google Chrome sắp có bản cập nhật giúp khắc phục “bệnh kinh niên” – ngốn RAM

Trình duyệt Google Chrome vốn nổi tiếng là phần mềm ngốn RAM, vì thế nên hồi tháng 6/2020 Google đã có ý định ứng dụng công nghệ Segment Heap của Microsoft giúp Chrome bớt ngốn RAM đến 1/3. Tuy nhiên, cuối cùng Google lại từ bỏ phương pháp này vì nó khiến trình duyệt hoạt động không ổn định. Mới đây, theo bài viết của Tom’s Guide thì các nhà phát triển Google Chrome đang lên kế hoạch thử nghiệm một phương pháp mới. Cụ thể thì họ định sử dụng API TerminateProcess của Windows 10 để tắt hoàn toàn các tiến trình (process) và luồng (thread) của trình duyệt, từ đó giúp người dùng lấy lại dung lượng RAM một cách nhanh chóng và “sạch sẽ” hơn.

GG chrome

TerminateProcess là một tính năng của Windows yêu cầu một chương trình nào đó tắt hết tất cả tiến trình và luồng xử lý, sau đó giải phóng tài nguyên ngay lập tức. Theo Google giải thích thì lý do họ dần chuyển sang phương pháp TerminateProcess là vì việc thoát sạch sẽ một tiến trình là rất khó và tốn thời gian. Các phần mềm đang trở nên ngày càng phức tạp, khiến việc tắt nó đi mà không để lại “dấu vết” sẽ tốn thời gian hơn trước rất nhiều. Do đó, việc sử dụng TerminateProcess sẽ hợp lý hơn.

GG chrome

Hiện tại thì việc việc đóng các tab hoặc đóng cả trình duyệt sẽ không giúp giải phóng RAM ngay lập tức. Nhưng với phương pháp mới của Google thì có thể sẽ khắc phục được vấn đề này và giúp Chrome ít bị crash hơn. Vẫn chưa rõ là khi nào bản cập nhật này sẽ được tung ra, nhưng đây vẫn là một tin vui đối với anh em nào sử dụng Chrome nói riêng và người dùng Windows 10 nói chung.

Nguồn: MSPoweruser.

Xem thêm Kiến thức IT tại IT Systems.

 
Bình chọn
cuoc chien thap ky giua apple va facebook

Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook

Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook chỉ là diễn biến tiếp theo trong cuộc chiến kéo dài hơn thập kỷ giữa hai “ông trùm” công nghệ thế giới.

facebook and apple

Trong một hội thảo bảo mật tại Brussels tháng 10/2018, CEO Tim Cook đã “vỗ mặt” các đối thủ lớn trong làng công nghệ bằng bài phát biểu của mình. “Mỗi ngày, hàng tỷ USD được giao dịch, vô số quyết định được đưa ra, dựa trên các nút “like”, “dislike”, bạn bè, gia đình, mối quan hệ và hội thoại của chúng ta. Mong ước của chúng ta, nỗi sợ của chúng ta, hi vọng của chúng ta, giấc mơ của chúng ta. Những dữ liệu vụn vặt này, dù bản thân vô hại, lại được lắp ghép, thu thập, giao dịch và mua bán một cách cẩn trọng”.

Dù không chỉ đích danh Facebook, rõ ràng công ty của Mark Zuckerberg là một trong số này. Facebook xây nên một đế chế từ dữ liệu của người dùng để phục vụ cho hệ thống quảng cáo mục tiêu. Doanh thu của Facebook trong quý trước đạt 20 tỷ USD, gần 99% đến từ quảng cáo.

Bài phát biểu chỉ là một trong số hàng loạt các đòn mà Cook và Zuckerberg tung ra trong hơn một thập kỷ qua. Căng thẳng giữa Facebook và Apple bắt đầu từ thời kỳ sơ khai của iPhone và ham muốn kiểm soát làn sóng điện toán tiếp theo.

Chẳng hạn, trong câu chuyện trang bìa trên tạp chí Time 2014, Zuckerberg chỉ trích Apple và lập trường của Cook về quyền riêng tư. Ông chủ Facebook cho rằng Apple bán sản phẩm quá đắt.

Khẩu chiến trong 10 năm cho thấy khác biệt căn bản về ý kiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ về cách kinh doanh trên Internet. Theo quan điểm của Facebook, Internet là “rừng hoang” với nhiều nền tảng cạnh tranh nhau, cung cấp dịch vụ sáng tạo miễn phí. Bạn có thể không trả tiền để sử dụng mà bằng dữ liệu để nhà quảng cáo hiển thị thứ bạn muốn mua ngay trước mắt bạn khi chuyển đổi từ thiết bị và dịch vụ này sang thiết bị và dịch vụ khác. Theo quan điểm của Apple, Internet chỉ là phần mở rộng của cuộc cách mạng điện toán máy tính mà công ty hỗ trợ khởi động trong những năm 1980 và điện thoại là thiết bị mang tính riêng tư nhất. Bạn nên biết các công ty đang làm gì với thông tin thu thập được qua chiếc điện thoại đó trước khi chia sẻ dữ liệu.

Trận chiến dài hơi

Tuần trước, Facebook thực hiện chiến dịch chống Apple kéo dài 2 ngày. Mạng xã hội mua quảng cáo trên nhiều tờ báo in để nhấn vào thay đổi sắp tới trong hệ điều hành iPhone. Thay đổi sẽ thông báo cho người dùng khi có ứng dụng muốn theo dõi dữ liệu cá nhân của họ như địa điểm, lịch sử duyệt web. Đây là hành vi mà những hãng như Facebook dùng để phục vụ quảng cáo. Nó cũng cho phép người dùng tùy chọn chặn theo dõi trước khi dùng ứng dụng.

facebook and apple                                                                                                                                                    Thông báo quyền riêng tư mới trên iOS 14

Facebook cho rằng quyết định của Apple là nhằm nghiền nát các doanh nghiệp nhỏ đang phụ thuộc vào quảng cáo mục tiêu để tiếp cận khách hàng qua mạng. Facebook cũng cảnh báo – dù không có bằng chứng – rằng quyết định của Apple sẽ buộc các nhà sản xuất ứng dụng ngừng cung cấp phần mềm miễn phí, hỗ trợ quảng cáo cho khách hàng. Thay vào đó, họ phải thu tiền qua hình thức thuê bao hoặc một số khoản phí khác. Còn Apple sẽ hưởng lợi từ phần trăm giao dịch qua nền tảng.

Facebook vẽ ra bức tranh “quỷ quyệt” về Apple: Một công ty toàn quyền kiểm soát nền tảng, thực hiện thay đổi nhằm bóp nghẹt doanh nghiệp nhỏ, buộc họ đi theo mô hình tính phí để công ty thu hoa hồng. Facebook truyền tải thông điệp đó trong quảng cáo báo giấy, blog, bài viết Instagram và các website khác.

Apple phủ nhận cáo buộc của Facebook. Công ty khẳng định thông báo mà người dùng nhìn thấy trên ứng dụng chỉ được thiết kế nhằm cho họ biết khi nào và bằng cách nào mà ứng dụng theo dõi bạn, chứ không cấm hoàn toàn. Những nhà phát triển ứng dụng như Facebook vẫn có quyền sử dụng thông báo và không gian khác để giải thích vì sao bạn nên cho họ theo dõi. Các ứng dụng vẫn thoải mái thu thập tất cả dữ liệu về người dùng như trước đó nhưng phải được cho phép. Theo Apple, nó chỉ là một trong số hàng loạt tính năng tập trung vào quyền riêng tư mà hãng bổ sung cho các sản phẩm trong các năm qua.

Gốc rễ của cuộc chiến Facebook – Apple đã có từ lâu.

Vào thời sơ khai của iPhone, người ta đã tranh luận về hình dáng của Internet di động. Liệu nó giống như trên desktop, nơi mọi người chủ yếu dùng trình duyệt di động để ghé thăm website và mọi thứ được xây dựng trên tiêu chuẩn công khai? Hay người dùng sẽ chuyển sang những “ứng dụng”, mang đến quyền kiểm soát lớn hơn cho các công ty sở hữu nền tảng di động?

 

Facebook ủng hộ quan điểm thứ hai và thúc đẩy các ứng dụng. Tuy nhiên, phần lớn hãng thua cuộc vì Apple, người ủng hộ mô hình ứng dụng là cách thực hiện tác vụ trên iPhone và App Store là cách hợp pháp và dễ dàng duy nhất để tìm, cài đặt ứng dụng. Trong khi đó, Google “chơi” cả hai tay khi vừa đầu tư vào Android và Google Play, vừa phát triển trình duyệt Chrome và gây ảnh hưởng lên các tiêu chuẩn web.

Khi tương lai trở nên rõ ràng, Facebook nỗ lực sản xuất smartphone để không phải nhường quyền kiểm soát vào tay Apple, Google. Nhưng thiết bị chưa bao giờ được nhìn thấy ánh sáng. Tiếp đó, Facebook lại phát triển một giao diện dành cho thiết bị Android, tích hợp dịch vụ riêng, song cũng thất bại ê chề. Ngày nay, công ty đang đặt ra nền móng cho nền tảng điện toán lớn tiếp theo để không còn phải chơi theo luật của bất kỳ người nào khác nữa. Đó là lý do vì sao mạng xã hội đang nghiên cứu những thứ như kính thông minh, dự kiến ra mắt năm 2021. Trong lúc này, họ vẫn phải đối phó với Apple.

Kết thúc nào cho Facebook?

Mỉa mai thay, Facebook tố Apple lợi dụng sức mạnh thị trường chỉ vài ngày sau khi Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC) và một nhóm luật sư liên bang kiện Facebook vi phạm luật chống độc quyền, đề nghị phá vỡ công ty. Trên hết, tranh luận của Facebook còn vạch trần vị trí của hãng trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp nhỏ không phải phụ thuộc vào họ nhiều như thế nếu họ có một đối thủ xứng tầm để các công ty mua quảng cáo.

Apple cũng đối mặt với mức độ theo dõi tương tự nhưng chưa có vụ kiện nào chính thức xảy ra. Vào tháng 10, Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện công bố báo cáo lớn về “sức mạnh độc quyền” của bốn đại gia công nghệ, cáo buộc Apple sử dụng quyền kiểm soát App Store để phá đối thủ tiềm năng.

Cả hai công ty đều bác bỏ những khiếu nại vi phạm luật chống độc quyền. Rất khó để biết cuộc chiến kết thúc như thế nào. Apple không có ý định khoan nhượng, còn Facebook không muốn mất hàng triệu người dùng khi gỡ ứng dụng khỏi App Store.

Giám đốc Chính sách công và quyền riêng tư Facebook Steve Satterfield tuần này cho biết công ty vẫn tuân thủ quy định mới của Apple. Facebook sẽ không vi phạm, châm ngòi cuộc chiến tương tự Apple và Epic Games hiện tại. Theo ông Satterfield, mục tiêu của Facebook rất đơn giản, đó là họ muốn Apple lắng nghe. “Họ công bố chính sách vào tháng 6 mà không có sự cố vấn ý nghĩa… Xét tới ảnh hưởng sâu rộng của nó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị”.

Cũng rất khó để thông cảm cho những tranh luận của Facebook chống lại Apple. Trong nhiều năm, hãng nói rằng người dùng ưa thích quảng cáo cá nhân, mục tiêu thay vì quảng cáo ngẫu nhiên. Nếu đây là sự thật, không có lý do gì để người dùng tắt theo dõi khi Apple hiển thị thông báo.

Dù vậy, vào tháng 8, Facebook đi ngược lại những gì mình tuyên bố khi công bố nghiên cứu cho thấy việc vô hiệu hóa theo dõi sẽ dẫn tới doanh thu giảm 50% trên mạng lưới quảng cáo. Công ty cũng cảnh báo nhà đầu tư rằng doanh thu năm nay sẽ giảm khi Apple bắt đầu kích hoạt tính năng mới.

Theo Facebook, họ muốn sử dụng công cụ kiểm tra quyền riêng tư riêng, giúp người dùng hạn chế dữ liệu chia sẻ thay vì thông báo của Apple. Song Apple lại kiên quyết về việc người dùng muốn tích hợp nhiều tính năng kiểm soát quyền riêng tư hơn trong iPhone. Sau nhiều năm chỉ trích hành vi kinh doanh của Facebook, Apple dần dần đưa thêm nhiều tính năng bảo mật hơn.

Không chỉ Apple phản bác Facebook. Các nhóm doanh nghiệp nhỏ, đối tượng mà Facebook nói đang cố gắng bảo vệ, đã nhấn chìm hashtag #SpeakUpForSmall trên Twitter bằng hàng loạt khiếu nại vì không được Facebook chú ý như khách hàng lớn vào đúng ngày Facebook mua quảng cáo nói xấu Apple.

Theo CNBC

xem thêm tin tức Tại Đây

 

 

Bình chọn
Dark web la gi

Dark Web là gì? Ai sử dụng nó? Những nguy hiểm tiềm tàng trong Dark Web và lời cảnh báo

Dark Web là gì? Dark Web chứa những nội dung gì? Đó chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều người cảm thấy tò mò. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về Dark Web, những nguy hiểm tiềm tàng trong “tảng băng chìm” của khối băng Internet và những lưu ý khi tiếp cận Dark Web.

Nội dung chính

Vào tháng 12 năm 2014, thủ tướng Anh khi đó là David Cameron đã công bố một cơ quan cảnh sát, tình báo mới để theo dõi Dark Web (theo báo cáo của The Independent). Ông Cameron cho biết, Dark Net là khía cạnh tiếp theo của vấn đề khi mà những kẻ ấu dâm, các phần tử cực đoan đang chia sẻ hình ảnh nhưng lại không sử dụng các thành phần Internet như cách mà người bình thường sử dụng.

Chuyên gia tư vấn web độc lập Mark Stockley cũng đồng ý với nhận định này, trong tuyên bố với Naked Security, ông nói rằng, Dark Web thu hút những người muốn tham gia vào lĩnh vực phạm pháp như cướp, mại dâm, buôn bán vũ khí, khủng bố, phân phối sách báo ấu dâm,… Trên International Business Times, tác giả Charles Paladin và Jeff Stone cho biết các loại hàng hóa điện tử, những kẻ giết người theo hợp đồng, vũ khí, hộ chiếu, ID giả và hacker làm thuê luôn sẵn sàng và đầy rẫy trên Dark Web, ngoài ra còn có những loại thuốc bất hợp pháp và sách báo khiêu dâm, ấu dâm.

Đối với hầu hết công chúng, vụ bắt giữ Ross Ulbright năm 2013, được biết đến là Dread Pirate Roberts, người sáng lập ra trang Dark Web có tên là Silk Road – là bằng chứng đầu tiên về web ẩn, Dark Web. Silk Road là một trong nhiều trang web nằm ngoài khả năng tìm kiếm của những trình duyệt web thông thường như Google Chrome, Firefox, Safari,… Dù phần lớn các sản phẩm được bán trên Silk Road là thuốc bất hợp pháp, nhưng sự thành công của trang web đã dẫn đến những Dark Web khác như Sheep Marketplace và Black Market Reloaded với sự hạn chế về các sản phẩm, dịch vụ được rao bán.

Do hậu quả của việc thiếu các quy định pháp lý, David J. Hickton, luật sư người Mỹ ở quận phía Tây của Pennysylvania, đã gọi Dark Web là “Vùng phía Tây hoang dã của Internet” trong cuộc phỏng vấn với Rolling Stone. Nhóm Managed Security Services Threat Research của IBM gọi các trang web ẩn là nơi cho ma túy, vũ khí, dữ liệu bị đánh cắp và bất cứ thứ gì khác mà những kẻ phạm tội cần mua bán, họ cũng khuyên khách hàng của mình rằng Dark Web không phải là một khu vực nên ghé thăm, dù vì bất cứ lý do gì.

Vậy rốt cuộc Dark Web, Web đen là gì? Tại sao chính phủ, cơ quan an ninh lại “ác cảm” với nó đến thế? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, trước hết chúng ta cần nắm được về cấu tạo của Web.

Địa tầng Web

Thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được sử dụng thay cho nhau, nhưng thực ra chúng không phải là một. Internet đề cập đến một mạng lưới rộng lớn của các mạng, hàng triệu kết nối máy tính trên khắp thế giới, nơi bất kỳ máy tính nào cũng có thể giao tiếp với nhau, miễn là chúng được kết nối Internet. World Wide Web là một mô hình chia sẻ thông tin, được xây dựng trên Internet, sử dụng giao thức HTTP, các trình duyệt như Chrome, Firefox và các trang web để chia sẻ thông tin. Web là một phần to lớn của Internet nhưng không phải là thành phần duy nhất. Ví dụ, email, tin nhắn không phải là một phần của web nhưng là một phần của Internet.

Một số phân tích đã so sánh web với đại dương, một phạm vi rộng lớn các địa điểm không xác định và không thể truy cập bởi đa phần người dùng. Giống như đại dương, phần lớn web là “vô hình” đối với những người dùng bình thường, duyệt web dựa vào các công cụ tìm kiếm.

dark web

Web trên bề mặt

Theo tạp chí PC Magazine, web bề mặt là một phần web có sẵn cho công chúng, hoàn chỉnh với những liên kết được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. BrightPlanet, một dịch vụ web thông minh, xác định web bề mặt chỉ chứa những trang web được lập chỉ mục và có thể được tìm kiếm bởi các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo. Đôi khi, chúng còn được gọi là web hữu hình. Web bề mặt thường bao gồm những trang web có tên miền kết thúc bằng .com, .org, .net, .vn hoặc các biến thể tương tự. Nội dung của các trang web này không yêu cầu bất kỳ cấu hình đặc biệt nào để truy cập. Phần này của web là quen thuộc nhất với mọi người dùng và nó liên tục mở rộng:

  • 4.62 tỷ trang được Google lập chỉ mục (tính đến tháng 5/2016, theo WorldWideWebSize)
  • Gần 148 triệu tên miền hoặc trang web duy nhất (theo ước tính của Domain Tools)
  • Hơn 3.5 tỷ lượt tìm kiếm Google bao gồm hơn 20 tỷ trang mỗi ngày (theo báo cáo của Internet Live Stats)

Mặc dù những con số trên nghe có vẻ to tát, nhưng web bề mặt chỉ chứa chưa đầy 5% thông tin của toàn bộ Internet. Theo CNNMoney, người dùng thường chỉ lướt web “trôi nổi trên một đại dương thông tin rộng lớn”, đại dương ấy có chứa hàng chục nghìn tỷ trang web không thể truy cập, trang web không được lập chỉ mục, bao gồm mọi thứ từ những số liệu thống kê nhàm chán đến việc rao bán các bộ phận trên cơ thể người.

Deep Web

Nếu tiếp tục ví Internet là một đại dương thì phần bền dưới web bề mặt chính là Deep Wep.

Phần lớn trang web được biết đến như là Deep Web, đôi khi còn được gọi là web ẩn, web vô hình, chúng đề cập đến tất cả các nội dung kỹ thuật số mà không thể được tìm thấy với một công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm email trong tài khoản Gmail, các bản kê ngân hàng trực tuyến, mạng nội bộ, tin nhắn trực tiếp qua Twitter, hình ảnh được đánh dấu riêng tư khi tải lên Facebook. Chính phủ, các nhà nghiên cứu và các công ty lưu trữ dữ liệu thô không thể tiếp cận được với công chúng. Nội dung này được lưu trữ trên các trang web động (được xây dựng dựa trên thông tin truy vấn) và những trang bị khóa, những trang cá nhân không liên kết ra bên ngoài. Theo Trend Micro, một phần quan trọng của Deep Web là được dành riêng cho những blog cá nhân hoặc chính trị, các trang tin tức, diễn đàn thảo luận, các trang web tôn giáo và thậm chí đài phát thanh.

Một bài báo trong Tạp chí Electronic Publishing ước tính rằng, vào năm 2001, Deep Web chứa đến gần 550 tỷ tài liệu cá nhân, nhiều hơn 550 lần so với tài liệu trên web bề mặt. Mặc dù đã được ẩn khỏi các công cụ tìm kiếm thông thường, 95% nội dung trên Deep Web có thể được người dùng truy cập tới, mặc dù phải sử dụng những công cụ tùy chỉnh như “Direct query engine” của BrightPlanet.

Mọi người thường xuyên sử dụng nội dung của Deep Web mà không nhận ra nó. Phần lớn thông tin mà người dùng tìm thấy trên Deep Web sẽ được tạ ra tự động thông qua một trang web mà họ truy cập trên web bề mặt và là một trang duy nhất được nhìn thấy, chỉ khi người dùng yêu cầu.

Ví dụ: Các trang du lịch như Hotwire và Expedia cung cấp phần mềm cho phép người tìm kiếm trực tiếp truy cập vào cơ sở dữ liệu hàng không, khách sạn, thông qua hộp tìm kiếm, chẳng hạn như tên của địa điểm đến. Nôi dung của hầu hết các cơ sở dữ liệu của chính phủ cũng đạt được theo cách tương tự thông qua công cụ tìm kiếm chuyên biệt.

Như vậy, Deep Web không hẳn là toàn thứ xấu xa, kinh khủng như chúng ta vẫn tưởng tượng. Nhưng phía dưới Deep Web vẫn còn một tầng nữa, đó chính là Dark Web.

Dark Web

Mỗi thiết bị được kết nối với Internet đều có địa chỉ IP (Internet protocol) duy nhất. Tên và địa chỉ vật lý của một người có thể có được thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet với sự cho phép hợp pháp, còn IP cho phép bất cứ ai xác định vị trí của máy tính được kết nối. Do đó, các bên liên quan sẽ dễ dàng tìm được một người sử dụng Internet cụ thể.

Với mong muốn ẩn danh – đặc biệt là chính phủ khi tìm cách bảo vệ những thông tin, mạng lưới tình báo nhạy cảm – đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của The Onion Router (Tor) do đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải Quân Hoa Kỳ tạo ra. Tên Onion (củ hành) bắt nguồn từ việc bạn phải lột ra nhiều “lớp vỏ” để có thể tìm thấy danh tính thật sự của người dùng.

Tor, được phát hành miễn phí cho người dùng vào năm 2004, cung cấp sự riêng tư bằng cách mã hóa và điều hướng lưu lượng truy cập thông qua một sê-ri “đường hầm ảo (virtual tunnel)”, phân phối các giao dịch qua nhiều máy tính ngẫu nhiên trên Internet, do đó, không một máy tính nào liên kết người dùng đến cơ sở hoặc điểm đến của họ. Không giống như những trang web bề mặt (kết thúc bằng .com, .org, .net hoặc các biến thể tương tự), các trang Tor kết thúc bằng .onion và chỉ có thể được mở bằng phần mềm Tor.

Tor cũng sử dụng các máy chủ ẩn mà chỉ có thể truy cập bằng một địa chỉ Tor khác để làm cho việc nhận dạng trở nên phức tạp hơn nữa. Theo trang web của Tor, mạng là một công cụ đánh lừa sự kiểm duyệt hiệu quả, cho phép người dùng tiếp cận đến những nội dung, đích đến bị chặn.

Theo Cryptorials, các mạng ngang hàng (peer-to-peer) ẩn danh miễn phí khác sẽ được mã hóa theo lớp bao gồm I2P (Invisible Internet Project), Freenet, GNUNet, FAI (Free Anonymous Internet), và ZeroNet. Việc sử dụng các mạng như vậy để truy cập vào Internet đã rạo ra Dark Web, một phần của trang web không được lập chỉ mục và có nội dung được bảo vệ bởi tường lửa, địa chỉ IP ẩn và các lớp mã hóa.dark web

Bản thân Dark Web có bất hợp pháp không?

Câu trả lời rất đơn giản. Bản thân Dark Web không bất hợp pháp. Một số hoạt động diễn ra trên Dark Web, ví dụ, bán chất cấm, mua bán vũ khí bất hợp pháp, hay phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em mới là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, bản thân Dark Web không hề bất hợp pháp. Nó cung cấp nhiều trang web, thường bị phản đối, nhưng không vi phạm luật. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy các diễn đàn, blog và các trang mạng xã hội, bao gồm một loạt các chủ đề như chính trị và thể thao không phạm pháp.

Truy cập và duyệt Dark Web có phạm pháp không?

Sử dụng Tor để truy cập và duyệt Dark Web không phải là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thận trọng. Lướt Dark Web có thể không vi phạm pháp luật, nhưng việc truy cập các trang web nhất định hoặc thực hiện một số giao dịch mua nào đó thông qua Dark Web là bất hợp pháp.

Nếu bạn sử dụng Dark Web để mua chất cấm hay vũ khí bất hợp pháp, điều đó là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bạn sẽ không phạm tội nếu chỉ sử dụng Dark Web để tham gia vào các diễn đàn hoặc đọc ẩn danh những bài đăng trên blog (trừ khi diễn đàn đó có nội dung kích động hoặc khuyến khích hành vi phạm tội).

Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là ý thức của người dùng. Chỉ cần nhớ rằng, nếu điều gì đó bị coi là bất hợp pháp bên ngoài Dark Web, nó cũng sẽ bị tính là phạm pháp trong phần ẩn này của Internet.dark web

Truy cập và duyệt Dark Web có an toàn không?

Nếu cẩn thận, bạn có thể truy cập và duyệt Dark Web một cách an toàn. Đầu tiên, hãy tải xuống trình duyệt Tor, trình duyệt này sẽ cho phép bạn truy cập vào các trang Dark Web và giúp bạn ẩn danh trong khi tìm kiếm ở các góc đôi khi phức tạp hơn trên Internet.

Tor sẽ cho phép bạn truy cập các trang web có phần mở rộng .onion. Đó là lý do tại sao tên đầy đủ của Tor là The Onion Router.

Bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư vào VPN hoặc mạng riêng ảo khi truy cập và tìm kiếm Dark Web. VPN giúp bạn ẩn danh khi tìm kiếm trên Internet, cho dù bạn đang quét web trên bề mặt hay Dark Web. Khi sử dụng VPN, rất có thể chỉ bạn và nhà cung cấp VPN mới biết bạn đã truy cập những trang nào.

Những người dùng Dark Web

Nhận thức được lợi ích của ẩn danh trực tuyến, bọn tội phạm và khủng bố cũng như những nhà chính trị tự do nhanh chóng khai thác phần mềm mới. Số lượng người dùng Dark Web đã tăng lên, bổ sung thêm một số người dùng Dark Web mới bao gồm:

  • Những kẻ chiến đấu tự do để phản đối chế độ áp bức: Rất nhiều người dùng Tor là thành phần quan trọng trong Arab Spring 2010/2011. Người dân ở Trung Quốc và Nga sử dụng nó để vượt qua tường lửa Great Wall ở đất nước của mình để đến được với những trang web nước ngoài bị chặn. Tiễn sĩ Watson, giáo sư về luật thông tin và truyền thông tại Đại học Queen Mary ở London, đã cảnh báo trong Motherboard rằng những người ghé thăm Dark Web phải luôn ghi nhớ “những kẻ khủng bố chính là những tay chiến đấu tự do”. Không có gì ngạc nhiên khi ISIS sử dụng Dark Web để quảng bá quan điểm của chúng, như SITE đã báo cáo.
  • Người tố cáo những nội dung nhạy cảm, có thể bị trả đũa: Theo Wired, The New Yorker đang điều hành Strongbox – một Dark Web – để người tố cáo có thể để lại những tài liệu, tin nhắn một cách an toàn. Dead Man Zero cung cấp cho những người tố giác một hệ thống có khả năng tự động xuất bản và công khai bí mật của họ nếu họ bị thương, bị chết hay bị bắt. Nếu người dùng không thường xuyên đăng nhập vào trang web theo những khoảng thời gian được xác định trước, thông tin sẽ được tự động phát hành tới một bộ địa chỉ email và các báo do người dùng thiết lập.
  • Nạn nhân bị lạm dụng và phân biệt đối xử: Sự ẩn danh của Dark Web cho phép các cá nhân chia sẻ câu chuyện riêng tư của mình và an ủi những người cùng cảnh ngô mà không sợ những thông tin riêng tư của mình bị lộ. Những trang web dành cho nạn nhân bị hãm hiếp, người chuyển giới và nhóm người bị ngược đãi khác, không phân biệt tôn giáo, chính trị hay văn hóa.
  • Tổng công ty và chính phủ: Dark Web là một nơi an toàn để giữ và giới hạn truy cập vào những thông tin nhạy cảm, dù đó là hồ sơ công ty hay thông tin mật về chính trị. Lực lượng thực thi pháp luật sử dụng Dark Web để ẩn danh tính của mình trong khi truy cập đến các trang web, tạo các trang giả để lừa người phạm tội.

dark web

Về mặt nguyên tắc, nhiều người dùng Internet đã phàn nàn về việc các tập đoàn truy cập thông tin cá nhân từ những hoạt động trực tuyến của họ. Hơn nữa, nhiều người lại phản đối cơ quan chính phủ, cơ quan an ninh quốc gia thu thập dữ liệu từ những cuộc gọi, tin nhắn, email cá nhân của họ. Theo Peter Yeung, một tác giả trên Motherboard, Dark Weeb mang đến sự thoải mái, lý tưởng và cả một cộng đồng cùng với sự bất hợp pháp, vô đạo đức và kỳ quái.

Một báo cáo năm 2016 của Intelliagg và U.S Counterpart, DARKSUM, gợi ý rằng Dark Web nhỏ hơn nhiều so với dự kiến ban đầu – khoảng 30.000 trang web – và rằng một nửa nội dung của chúng là hợp pháp (theo pháp luật của Anh và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, nội dung bất hợp pháp trong Dark Web bao gồm đầy đủ các hoạt động phạm tội, từ khiêu dâm đến bán lẻ thuốc, vũ khí và bạo lực. Do khách ghé thăm Dark Web là ẩn danh, nên không thể xác định được số lượng người dùng truy cập những trang web này, dù là hợp pháp hay phi pháp.

Cảnh báo khi truy cập Dark Web

Đối với người dùng Internet thông thường, Dark Web có thể là một nơi nguy hiểm. Duyệt những trang web ẩn mà không có sự đề phòng thì giống như việc đang cố gắng để được an toàn khi đi qua một ngôi làng bị nhiễm Ebola (một dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm). Việc truy cập ẩn danh thường khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp bao gồm việc mua bán thuốc cấm, vũ khí, ID và hộ chiếu giả, thiết bị điện tử bị đánh cắp. Các trang web trong Dark Web quảng cáo dịch vụ cho tin tặc, những kẻ làm giả đồ và thậm chí cả kẻ giết người.

Đồng thời, nhiều trang web trong Dark Web đang giả mạo để thu hút nạn nhân không được bảo vệ hoặc được thực thi bởi cơ quan hành pháp để xác định và theo dõi hoạt động tội phạm thực tế cũng như tiềm ẩn. Vì ẩn danh tồn tại ở cả hai phía nên người dùng không bao giờ có thể chắc chắn 100% về ý định của người mà họ đang tương tác cùng.

Phần mềm độc hại

Khả năng truy cập vào Dark Web có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại là rất cao, trừ khi những biện pháp phòng ngừa được thực hiện. Theo một bài báo của Motherboard, khách truy cập ngẫu nhiên vào Dark Weeb có thể vô tình để máy tính của mình mắc phải những chương trình sau:

  • Vawtrack: Được thiết kế để truy cập vào tài khoản tài chính của nạn nhân.
  • Skynet: Được sử dụng để đánh cắp bitcoin (một loại tiền ảo) hoặc tham gia vào cuộc tấn công DDos (tấn công từ chối dịch vụ) trên các trang web khác bằng máy tính của nạn nhân.
  • Nionspy: Có thể ghi lại các cú nhấn phím (keystroke), ăn cắp tài liệu, bản ghi, video, sử dụng máy tính bị lây nhiễm.

Sự giám sát của chính phủ

Ngoài các mối nguy hiểm của phần mềm độc hại, một người truy cập Dark Web để đến những trang web chính trị cần phải lưu tâm đến việc thu hút sự chú ý của các cơ quan chính phủ và trở thành đối tượng bị giám sát chính thức, dù không mong muốn. Trong Rolling Stone, Jeremy Gillula, một nhân viên công nghệ của Electronic Frontier Foundation (EFF) đã nói rằng: “Ở một số quốc gia, việc truy cập vào những trang web chính trị về chế độ dân chủ có thể khiến bạn bị bỏ tù. Đó là lý do mạnh mẽ nhất khiến Tor phải tồn tại”. Khách truy cập vào những trang web Tor liên quan đến hàng hóa bất hợp pháp hoặc thể hiện quan điểm chính trị đối lập trong mắt chính phủ nên biết rằng, Dark Web thường xuyên bị cảnh sát mạng giám sát và thâm nhập, nhiều khách và chủ sở hữu website đã bị lộ, trong đó có đến 3 phiên bản của Silk Road.

Những phần mềm để làm cho Dark Web trở nên minh bạch hơn liên tục được phát triển, cũng giống như bọn tội phạm cố gắng phát triển phần mềm để ẩn hoạt động của chúng. Cơ quan chính phủ và lực lượng thực thi pháp luật giờ đây có thể sử dụng Memex, một công cụ tìm kiếm được phát triển gần đây bởi DARPA và được thiết kế đặc biệt cho Dark Web, để tìm các trang web trong đó cũng như lưu trữ dữ liệu để phân tích sau. Theo Scientific American, cơ quan thực thi pháp luật ghi nhận phần mềm nhờ việc phát hiện và tìm ra những hoạt động buôn người ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Luyện tập để duyệt web

Nhiều chuyên gia web khẳng định rằng web bề mặt – phần Internet mà hầu hết người dùng ghé thăm – không khác gì Dark Web, nghĩa là nó cũng tồn tại nhiều nguy hiểm tương tự. Có hàng ngàn trang web liên quan đến bạo lực và phân biệt chủng tộc. Các nhà quảng cáo thu thâp và bán dữ liệu cá nhân, cũng như lịch sử duyệt web của bạn. Phần mềm độc hại có thể phát sinh từ một trang web bề mặt, không khác gì Dark Web và chính phủ vẫn theo dõi lưu lượng Internet cũng như các tin nhắn được gửi qua mạng.

Do đó, nhiều chuyên gia Internet khuyến cáo rằng khi bạn truy cập web trên tất cả các cấp độ Internet thì nên thực hiện các hoạt động sau:

  • Nếu có ai đó thân thiện với bạn một cách bất thường, hãy tự hỏi tại sao. Cố gắng để nhận thức được hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện tương tác trên web và tin tưởng vào bản năng của mình.
  • Bảo vệ danh tính: Tạo một địa chỉ email miễn phí. Không sử dụng tên người dùng nào mà bạn đã từng sử dụng với các trang web trước đây trong email của mình. Không bao giờ sử dụng tên thật hoặc cung cấp dữ liệu cá nhân trừ khi bạn đang việc trên một trang web tin cậy, có sử dụng mã hóa. Không sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản trực tuyến.
  • Tránh sử dụng thẻ tín dụng cá nhân: Thay vì sử dụng thẻ tín dùng có thể truy xuất trực tiếp đến bạn và hiển thị những thông tin tài chính thì hãy sử dụng thẻ trả trước, thẻ mua hàng 1 lần cho các giao dịch trực tuyến. Nếu cần sử dụng thẻ tín dụng thì hãy đảm bảo rằng trang web được bảo mật bằng cách kiểm tra địa chỉ trang web. Địa chỉ nên bắt đầu bằng “https://” chứ không phải “http://”. Chữ “s” là viết tắt cho SSL và nó có nghĩa là các dữ liệu khi gửi và nhận qua trang web này đã được mã hóa.
  • Theo dõi tài khoản tài chính với những cảnh báo trực tuyến: Hầu hết các ngân hàng và công ty cung cấp thẻ tín dụng cho phép bạn thiết lập những cảnh báo bất thường bất cứ lúc nào bạn nhận tiền, thanh toán hoặc lấy tiền từ tài khoản.
  • Không tải, mở tập tin trực tuyến nhất là từ Dark Web. Nếu bạn phải tải xuống một cái gì đó, hay quét nó bằng phần mềm diệt virus (hoặc dịch vụ miễn phí như VirusTotal) trước khi mở để phát hiện virus, sâu, trojan và những phần mềm độc hại khác. Không nhấp vào những liên kết đáng ngờ, đặc biệt là những quảng cáo về các hoạt động bất hợp pháp.
  • Luôn cập nhật trình duyệt web. Tùy chỉnh các thiết lập của trình duyệt để bảo mật tốt hơn, cấu hình mặc định của trình duyệt không được thiết lập để đảm bảo an ninh một cách tốt nhất. Ví dụ: đặt mức bảo mật của bạn thành High/Cao ngay cả khi điều này sẽ làm vô hiệu hóa một số tính năng như ActiveX và Java.

dark web

Lời cuối

Mọi người thường miêu tả Dark Web như một mạng lưới ẩn, chỉ tồn tại để phục vụ những mong muốn xấu xa, điên rồ và dâm ô nhất của khách truy cập. Theo Fortune, những thứ mà người dùng có thể mua được trên Dark Web thật khủng khiếp. Những nhà thực thi pháp luật đã phải thốt lên rằng, Dark Web khiến cho công việc của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì người ta có thể mua được mọi thứ từ hổ, lựu đạn đến những chất cấm.

Nhưng mặt khác, những người ủng hộ quyền riêng tư trên Internet thì lại khẳng định rằng Dark Web là điều cần thiết cho sự tự do.

Dù bạn có đồng ý với những quan điểm trên hay không, nhưng nếu có ý định truy cập vào Dark Web hãy cân nhắc cẩn thận về những nguy cơ tiềm ẩn mà những trang web đó có thể mang lại.

 

           

xem thêm tại đây

Bình chọn
định luật

Đã có định luật mới thay thế định luật Moore, mở ra tương lai tươi sáng cho cả ngành công nghệ

Nếu anh em là người đam mê công nghệ thì có lẽ đã quen thuộc với định luật Moore rồi. Đây là định luật đã góp phần giúp ngành công nghệ chip bán dẫn phát triển, tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh định luật Moore thì các nhà nghiên cứu còn có hai định luật công nghệ khác là định luật Koomey và định luật Dennard. Vậy hai định luật này nói về điều gì và có vai trò như thế nào, mời anh em cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Hai định luật đã và sắp “hết thời”

Định luật Moore

Định luật Moore được ông Gordon Moore, Cựu CEO và đồng sáng lập Intel, tạo ra vào năm 1965. Ông nhận định rằng số bóng bán dẫn trong một con chip sẽ tăng gấp đôi mỗi 2 năm và giá thành sẽ giảm từ 20% đến 30%. Dù ban đầu đó chỉ là một lời dự đoán nhưng cả ngành công nghệ đều sử dụng nó như một lộ trình phát triển sản phẩm. Trong 5 thập kỷ vừa qua, khả năng “tiên tri” của định luật Moore đã giúp các hãng xây dựng chiến lược dài hạn, dù kế hoạch thiết kế chip ban đầu cho thấy tăng mật độ bóng bán dẫn là không thể.

Định luật

Tuy nhiên, hầu hết mọi thứ trên đời đều có “hạn sử dụng” và tiến độ phát triển chip mới đang dần chậm lại. Mặc dù các hãng sản xuất chip vẫn có thể tìm ra cách thức mới giúp phá vỡ giới hạn của chip silicon nhưng bản thân ông Gordon Moore nghĩ rằng định luật của ông sẽ không thể áp dụng nữa vào cuối thập kỷ này. Nhưng không chỉ có định luật Moore thuộc hàng “quá date” đâu anh em ạ.

Định luật Dennard

Vào năm 1974, nhà nghiên cứu Robert Dennard của IBM nhận thấy kích thước bóng bán dẫn càng nhỏ thì chúng càng tiêu thụ ít điện. Vì vậy ông tạo ra một định luật nói rằng kích thước bóng bán dẫn sẽ giảm 50% sau mỗi 18 tháng, xung nhịp sẽ tăng 40% nhưng mức độ tiêu thụ điện vẫn giữ nguyên. Các hãng sản xuất chip thường dùng định luật Dennard để dự đoán hiệu suất của một con chip trong tương lai sẽ tăng như thế nào.

Định luật

Nếu tuân theo định luật này thì đáng sẽ chúng ta đã có các con chip có xung nhịp lên đến 12 GHz hồi năm 2013 rồi anh em ạ. Tuy nhiên, Định luật Dennard đã đạt đến giới hạn về vật lý và không thể đi theo con đường mà Robert Dennard đặt ra. Vấn đề lớn nhất là khi giảm kích thước bóng bán dẫn quá nhỏ thì dòng điện sẽ rò rỉ ra ngoài, làm tăng nhiệt độ và gây quá nhiệt, dẫn đến hư hỏng. Kể từ năm 2004 thì xung nhịp của các loại chip đã không thể nhảy vọt như ngày xưa và mức tiêu thụ điện cũng không theo kịp tốc độ thu nhỏ kích thước bóng bán dẫn.

Vấn đề phiền phức bắt đầu nảy sinh

Dù đã đạt đến giới hạn nhưng người tiêu dùng vẫn mong muốn các con chip thế hệ mới sẽ tiếp tục nhanh hơn, tiết kiệm điện hơn nên các hãng phải nghĩ ra giải pháp mới. Đó chính là thêm nhân vào để tăng hiệu năng anh em ạ. Tuy nhiên, tăng số nhân trong một con chip sẽ dẫn đến hiện tượng “dark silicon”. Nói một cách đơn giản thì “dark silicon” là khi càng thêm nhiều nhân thì càng có nhiều bóng bán dẫn không hoạt động hoặc hoạt động chậm lại.

Định luật

Vì vậy, mặc dù định luật Moore giúp các hãng sản xuất nhồi nhét thêm nhiều bóng bán dẫn vào chip, hiện tượng “dark silicon” vẫn ăn mòn sức mạnh của CPU. Do đó, việc thêm nhiều nhân cũng không có tác dụng gì nhiều vì anh em không thể dùng tất cả chúng cùng một lúc. Nói chung thì định luật Dennard đã đạt đến giới hạn và việc duy trì định luật Moore để áp dụng CPU nhiều nhân cũng sắp đi vào ngõ cụt rồi anh em ạ.

Koomey – Định luật của tương lai

Nếu anh em để ý thì cả hai định luật trên đều chú trọng đến sức mạnh thuần của con chip mà thôi. Trong thời đại của smartphone và laptop ngày càng phát triển thì có lẽ anh em sẽ quan tâm về thời lượng pin và con chip vừa mạnh vừa tiết kiệm điện hơn là vắt kiệt từng GHz của mỗi nhân CPU. Đến năm 2011 thì Giáo sư Jonathan Koomey đã đút kết ra một quy luật về hiệu suất sử dụng điện của CPU, gọi là định luật Koomey. Theo đó, lượng điện cần dùng để thực hiện một tác vụ nhất định sẽ giảm đi một nửa sau mỗi 19 tháng, như vậy sẽ giảm 100% sau mỗi thập kỷ.

định luật

Kể từ năm 2000, việc tăng hiệu suất sử dụng điện lên gấp đôi đã bị chững lại do định luật Dennard đã chết yểu và Định luật Moore không còn “hiệu nghiệm” như trước nữa. Vì vậy, giáo sư Jonathan Koomey đã sửa lại định luật thành giảm lượng điện tiêu thụ đi một nửa sau mỗi 2,6 năm và hiệu suất dùng điện sẽ tăng 16% sau mỗi thập kỷ.

Tuy nhiên, chúng ta không chỉ có duy nhất một cách đánh giá hiệu suất và cách đánh giá dựa vào hiệu suất cao nhất đã lỗi thời rồi anh em ạ. Phần lớn quãng đời của các con chip sẽ không hoạt động hết công suất liên tục. Chỉ khi nào anh em chơi game nặng, benchmark,… thì chúng mới cố sức mà chạy. Còn các tác vụ khác như lướt web, check email thì cần ít điện hơn rất nhiều. 

Chính vì vậy mà giáo sư Koomey nói rằng ông đã tính toán “hiệu suất sử dụng điện trung bình” và cho rằng chúng ta nên dùng số này làm tiêu chuẩn để thay thế cho “hiệu suất sử dụng điện cao nhất”. Mặc dù giáo sư vẫn chưa công bố định luật mới nhưng dự kiến thì hiệu suất sử dụng điện trung bình sẽ tăng gấp đôi sau 1,5 năm hoặc lâu hơn.

Định luật

Theo nhiều nhà khoa học và kỹ sư thì họ đã tìm ra rất nhiều phương pháp để tận dụng hiệu suất trung bình và giúp lượng điện tiêu thụ ngày càng thấp. Đến cuối cùng thì lượng điện trung bình sẽ giảm đến mức không thể đo đếm được và người ta lại phải đo bằng lượng điện cao nhất. Và nếu quay lại đo bằng lượng điện cao nhất thì định luật Koomey sẽ còn hiệu nghiệm đến năm 2048 anh em ạ.

Tóm lại, Định luật Koomey ngụ ý rằng thiết bị điện tử sẽ tiếp tục giảm kích thước và ngày càng tiết kiệm điện hơn. Các con chip vẫn có thể hoạt động ở mức xung cao nhưng không cần phải cấp quá nhiều năng lượng cho chúng.

Nguồn: Make Use Of

Xem thêm Kiến thức IT tại IT Systems.

Bình chọn
browse

Top 5 trình duyệt web “tốt nhất” dựa trên từng tiêu chí

Đối với người dùng máy tính ngay thời điểm hiện tại, “TRÌNH DUYỆT WEB” được biết đến như 1 cánh cổng đi vào thế giới số. Muốn tải 1 trò chơi, bạn cần trình duyệt web. Muốn xem 1 đoạn clip, bạn cũng cần trình duyệt web. Lướt Facebook, đương nhiên cũng cần có trình duyệt web. Vậy nên rõ ràng, trình duyệt web là thứ gì đó rất quan trọng trong cuộc sống số ngay thời điểm hiện tại. Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn top 5 trình duyệt web mà theo mình là tốt nhất.

Tiêu chí đánh giá một trình duyệt web “tốt đúng nghĩa”:

Một trình duyệt web tốt được đánh giá trên nhiều tiêu chí. Nếu như đảm bảo được các tiêu chí này được đánh giá tốt, thì rõ ràng đó sẽ là một trình duyệt web đáng sử dụng:

1. Đảm bảo được bảo mật thông tin:

Khi bạn sử dụng, trình duyệt web sẽ là cánh cổng trực tiếp giữ thông tin của bạn. Từ thói quen truy cập, đến password facebook, mã PIN tài khoản ngân hàng, mật khẩu email vv..v.. tất cả đều có khả năng bị lấy cắp bởi Hacker nếu đó là trình duyệt web không đủ bảo mật. Vậy nên, các trình duyệt web đến từ các công ty/tập đoàn lạ thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng. Vì khi sử dụng, khả năng bị đánh cắp dữ liệu từ chính các tập đoàn đó là rất cao.

2. Tính năng cần thiết:

Hầu như là dư thừa khi đề cập, nhưng hiện tại các trình duyệt web chí ít cơ bản nên có các tính năng cần thiết như cho phép mở 1 lúc nhiều tab, có khả năng chạy nền nhạc, đồng bộ hóa bookmark, lưu trữ và ghi nhớ mật khẩu đăng nhập vv…v..

3. Khả năng tương thích:

Một trình duyệt web tốt là trình duyệt web có thể sử dụng đa nền tảng. Từ PC/Laptop/đến cả smartphone, mobile phone, hay các hệ điều hành khác nhau như MACOS, Linux vv..v. thì khi đó mới phát huy được hết khả năng đồng bộ hóa trên các thiết bị.

4. Tốc độ lướt web:

Đương nhiên rồi!! Ai lại muốn sử dụng một trình duyệt web mà cho tốc độ truy cập như rùa bò đúng không nào? Ngay thời điểm hiện tại với sự phát triển của kĩ thuật và công nghệ. Tốc độ truy cập chậm chạp cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều hệ lụy về tiền bạc, an ninh vv..v.. vậy nên rõ ràng một trình duyệt web có tốc độ truy cập chậm là không thể nào chấp nhận được.

5. Add-on:

Ở tại lúc này, khi người dùng có nhu cầu duyệt web, mọi thứ không phải chỉ đơn thuần là truy cập internet nữa, mà chúng ta còn cần các add-on hữu ích. Như cần lưu 1 cụm từ/câu nào đó vào ghi chú, hay chặn quảng cáo phiền toái, rồi lại chặn sự thu thập dữ liệu từ phía các trang web hay sử dụng vv..v.. từ đó dẫn đến lại thêm yêu cầu về cửa hàng tiện ích trên trình duyệt.

6. Cộng đồng:

Và cuối cùng là về mức độ phủ sóng của cộng đồng người dùng. Giả sử trình duyệt bạn dùng lại chẳng có ai dùng, đến khi xảy ra lỗi, thì biết tìm ai để được giải đáp? Từ đó có thể thấy, yếu tố hỗ trợ từ phía cộng đồng cũng quan trọng không kém phải không nào ?

MỘT TRÌNH DUYỆT WEB TỐT CẦN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ BỞI NHIỀU TIÊU CHÍ KHÁC NHAU

OPERA BROWSER – Đẹp, gọn nhẹ, thanh thoát

Browse

Trình duyệt đầu tiên mình giới thiệu đến các bạn là trình duyệt Opera. Trình duyệt này có phiên bản nhỏ hơn, với tên gọi Opera Mini, đã từng được rất nhiều người sử dụng trên nền tảng Java ngày xưa. Nay với năm 2019, đây có lẽ là trình duyệt mà mình thích nhất. Bởi tốc độ truy cập cực nhanh, đi kèm tính năng Opera Turbo (đây là tính năng đặc biệt, khi được kích hoạt, thì trang web mà bạn duyệt sẽ được chạy qua máy chủ của Opera, từ đó máy chủ sẽ lọc ra các ảnh nào nén được, rồi cắt bớt đi các Pixel ảnh dư thừa, hiệu chỉnh lại bộ đệm của video, từ đó giảm thiểu dữ liệu cần load về máy, giúp máy được duyệt web nhanh hơn). Từ đó tính năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiết kiệm data khi lướt web, với các khu vực có kết nối Wi-fi kém hay 4G không ổn định, Opera Turbo vẫn sẽ đảm bảo được cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt nhất! Thêm nữa là tính năng chặn quảng cáo được tích hợp sẵn, rồi tính năng bật VPN trực tiếp trên trình duyệt mà không cần download thêm phần mềm bên thứ 3. Tất cả giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.

GOOGLE CHORME – Độ phủ sóng, khả năng đồng bộ hóa

browse

Trình duyệt Chorme của Google như một tượng đài rất khó phá vỡ trong vài năm trở lại đây. Khi độ ổn định, tốc độ, tất cả mọi thứ đều quá tốt và quá cân bằng. Hiện tượng bị crash hay chậm là hầu như không hề diễn ra khi sử dụng. Thêm nữa, với việc các thiết bị android đang phát triển mạnh mẽ, số lượng đt android trên thị trường ngày một nhiều. Với việc tích hợp mặc định trên các smartphone Android là trình duyệt Google Chorme lại càng bành trướng thị phần của trình duyệt này hơn. Từ đó dẫn đến khả năng đồng bộ hóa cực kì mạnh mẽ. Thêm vào đó là kho ứng dụng trên chợ quá đông đảo. Từ các add-on của Google như Google Dịch, Maps, hay Keep, đến cả các chương trình chặn quảng cáo, cũng đều được cho phép tải miễn phí trên trình duyệt này rất dễ dàng.
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của Chorme ngay lúc này là chiếm dụng tài nguyên bộ nhớ quá nhiều mà thôi. Sắp đến Google sẽ tung ra 1 bản cập nhật cho phép Google Chorme hạn chế việc chiếm dụng RAM máy tính lại, như thế thì rõ ràng lúc bấy giờ, đây sẽ là trình duyệt đông đảo người dùng nhất ở thời điểm hiện tại.

FIREFOX – Sự trở lại của “Cáo Lửa”

browse

Firefox là trình duyệt web của tập đoàn phi lợi nhuận Mozilla, từ đó lại có thêm 1 điểm cộng, vì từ đó sẽ cho thấy tính bảo mật cao hơn, do tập đoàn này sẽ không thể kinh doanh data người dùng như cách mà Google vẫn đang làm. Firefox còn ăn điểm khi các phiên bản gần đây cho lại tốc độ cực nhanh (Firefox Quantum), chỉ thua Chorme một ít. Nhưng đổi lại tính cá nhân hóa rất cao, người dùng A có quyền thiết lập các nút, khu vực thao tác làm sao cho thuận tiện nhất với cá nhân mình. Từ đó mang lại giá trị sử dụng riêng biệt mà hầu như các trình duyệt khác không hề có.

BRAVE – “Chú sư tử” dũng mãnh

browse

Đây là một trình duyệt tương đối lạ với người Việt. Nhưng cái hay là về tốc độ, tính thực thi thì hầu như ngang hàng với cả Google Chorme, tuy nhiên điểm sáng nhất của Brave là trình chặn nội dung. Trình duyệt này có 1 bộ công cụ chặn nội dung có thể liệt vào hàng mạnh mẽ nhất ngay thời điểm hiện tại. Từ quảng cáo, cho đến tracking data, mọi thứ đều được kích hoạt mặc định. Thêm nữa với việc được xây dựng dựa trên nền nhân Chormnium, bạn cũng có thể cài đặt rất dễ dàng các Add-on từ chợ add-on của Google. Bạn là người cần tốc độ truy cập cao, ổn định, nhưng lại cực ghét các quảng cáo phiền toái, thì chắc chắn BRAVE là trình duyệt mà bạn nên lựa chọn.

VIVADIL – Duyệt web “theo cách” của bạn

browse

Vivaldi là một trình duyệt web miễn phí do Vivaldi Technologies – công ty thành lập bởi Tatsuki Tomita và Jon Stephenson von Tetzchner – người đồng sáng lập và là cựu CEO của công ty Opera Software phát triển, vì vậy rõ ràng khi sử dụng, bạn sẽ thấy được vài điểm tương đồng của trình duyệt này so với Opera Browser, vẫn là kiểu thiết kế phẳng hóa, animation hiện đại, màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, Vivaldi có thể gọi là trình duyệt cho lại khả năng cá nhân hóa cao nhất. Với rất nhiều thao tác bổ trợ được thêm vào. Từ việc lựa chọn Start Page cho đến các thao tác nhanh với chuột của mình, như vẽ 1 vòng tròn thì chụp ảnh màn hình, hay vẽ chữ C thì reload page vv..v.. tất cả đều được trình duyệt này tích hợp sẵn. Nếu bạn là người thích vọc vạch phần mềm, yêu thích khả năng tùy biến. Thì có lẽ bạn nên thử qua Vivadil.

Đó là top 5 trình duyệt web mà theo mình là tốt nhất. Cân bằng tất cả mọi yếu tố, nhưng mỗi trình duyệt lại có 1 ưu điểm riêng.

Bạn đang dùng trình duyệt web nào? Đừng quên nói cho mình biết nhé, còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại!

Xem thêm Kiến thức IT tại IT Systems.

 

Bình chọn
Product has been added to your cart
Liên hệ